Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

Lớp trưởng...kiểu Đức

Bài hay dăng trên VNN
Cập nhật lúc 07:26, Thứ Tư, 02/09/2009 (GMT+7)
,

Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước?

tre binh thuong
Ảnh: Bảo Anh.
Tôi có cháu gái đằng vợ tên là Thanh Hòa. Từ ngày học mẫu giáo, cháu vốn khoẻ mạnh, cứng cáp và thông minh. Khi cả bọn cùng lứa với kéo nhau lên lớp 1 trường Phan Phù Tiên, quận Thanh Xuân, Hòa đương nhiên vẫn là đầu đàn, là lớp trưởng.

Gặp nhau năm Hòa lên lớp 2, vẫn với thành tích học tập tốt, vẫn lớp trưởng, qùa thưởng dịp đó rất to. Vui chuyện, hỏi cháu về nhiệm vụ lớp trưởng, Hòa bẽn lẽn: nào hô các bạn đứng dậy chào thầy cô, nào lo trực nhật, lau bảng, nhắc các bạn giữ trật tự trong lớp... nhiều lắm!

- Thế khi gặp các bạn ẩu đả, nghịch ngợm, chế diễu nhau ngoái lớp thì làm sao?- Bố Hòa hỏi chen vào.

- Thì báo cho cô chủ nhiệm biết, ạ.

- Thế lớp trưởng mắc khuyết điểm, có bạn nào mách cho cô giáo không?

- Có mà dám!

Nghe cháu trả lời, cả nhà nhìn nhau, lặng người, cười.

*

Phương Hiền, con gái tôi, học lớp 2 trường Friedrich-Reimann-Grundschule. Cô chủ nhiệm là bà giáo R.Lipka.

Đã vài lần gặp gỡ nên tại buổi họp phụ huynh đầu năm, từ ngoài cửa, bà đã tươi cười chào: "Lần này , ông có ý kiến gì góp cho lớp đây? Chúng ta có một giờ để trò chuyện cơ đấy!".

Khi đến lượt trao đổi trực tiếp, tôi hỏi: “Thưa bà, lớp 2A, cháu nào được chọn là lớp trưởng?”(cũng phải nói thêm do khả năng tiếng Đức mà tôi đã dùng từ “lớp trưởng” theo nghĩa hiểu của tiếng Nga, hoặc tiếng Hán Ban trưởng mà người Việt ta lâu nay vẫn hay dùng).

Thoáng một chút trầm ngâm, bà R.Lipka vui vẻ nói: “Tôi nghĩ là tôi đã hiểu câu hỏi của ông. Vì qua Phương Hiền được biết, ông từng là một đồng nghiệp. Lớp chúng tôi không có học sinh nào được chọn làm Obmann hay Chef cả. Ở tuổi cấp một, chúng còn qúa bé để phải chịụ thêm trách nhiệm về hành vi của một bạn khác, dù chỉ là nhắc nhở hoặc để ý rồi trình báo với thầy cô. Nếu phải chịu trách nhiệm thêm về một bạn khác, đứa trẻ dễ ngộ nhận nó có thêm quyền lực và ngược lại đứa bị giám sát sẽ có cảm giác yếm thế, lệ thuộc. Tất nhiên chữ “nếu” chỉ là hãn hữu, nhưng dù 1% chúng tôi cũng không cho phép xảy ra. Tôi nhận thêm lương giáo viên chủ nhiệm để chịu tòan bộ trách nhiệm về họat động của học sinh trong thời gian học tại trường. Trong lớp, mọi em đều được cô giáo phân công trách nhiệm với lớp như nhau".

Rồi bà giáo hơi mỉm cười, hỏi: “Theo ông, khi các vị phu huynh đều đóng phần thuế học cho con bằng nhau, ông có chấp nhận khi con ông bạn hàng xóm tự nhiên lại là “trưởng" của con mình không? Tất cả các vị phụ huynh của chúng tôi đều không chấp nhận, họ đòi hỏi sự công bằng. Mới vào lớp 1, lớp 2 mà đã có đứa được là "sỹ quan”, đứa là “lính" ư? Xin ông nhớ rằng, dù có tạo ra được một thủ lĩnh thì chúng ta đã đồng thời tạo ra một loạt những đứa nhút nhát và a dua, phụ thuộc thủ lĩnh. Đấy là chưa kể đứa trẻ - được tin cậy kia có nguy cơ bị nhiễm thêm thói xấu: nhòm ngó, mách lẻo, chỉ điểm... Giai đoạn đầu giáo dục cấp một, giúp hình thành chứ không nên định hình tính cách của trẻ.

R.Lipka liếc nhìn đồng hồ: “Giải đáp câu hỏi như vậy có đúng ý ông?”.

Tôi thành thật trả lời rằng rất muốn được nghe bà nói tiếp. Bà cười hiền hậu: “Tất nhiên, đề tài này phải có kết luận! Ông nên biết, khi làm đơn xin tiếp tục nghề dạy tiểu học, tôi đã bảo vệ chính đề tài này tại Hội đồng Phổ thông trung học. Tôi hiểu ngay câu hỏi của ông, vì chính chúng tôi cũng đã qua thời kỳ chuyển hoá Đông- Tây về giáo dục!”.

*

Từ năm lớp 5, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm với lớp vẫn nặng nề như thế. Nhưng do học sinh đã lớn lên, cứng cáp hơn, nề nếp sinh hoạt, tư duy đa dạng nên trong tổ chức của lớp có thêm một chức danh là Klassensprecher. (Xin dịch là “Phát ngôn viên của lớp”).

Vì là chức danh nên nhất định Klassensprecher phải do lớp bầu với đa số tín nhiệm (không cần sự có mặt của các thầy cô).

Mọi học sinh trong lớp đều có quyền tự ứng cử họặc vận động bè bạn bỏ phiếu cho mình. Klassensprecher là cầu nối chỉ truyền đạt những thông tin được các bạn nhờ chuyển đến thầy cô hoặc ngược lại, không được truyền những thông tin cá nhân không được nhờ. (Nếu vi phạm bị coi là mách lẻo hoặc xâm phạm đời tư!).

Đề tài “lớp trưởng” tưởng chỉ là một bài học có tính giáo dục, làm thay đổi tư duy bảo thủ của một nhà giáo cổ hủ, giáo điều như tôi.

Không ngờ, 5 năm sau, khi Phương Hiền vào học lớp 7, tôi lại được chứng kiến sự dân chủ, công bằng và rất giáo dục trong môi trường đào tạo của con mình qua đề tài đó.

Đây là cảm xúc chính để tôi kể lại câu chuyện cho bạn đọc hôm nay:

Học kỳ hai của lớp 7B trường trung học chuyên Charles-Darwin-Oberschule (Gymnasium), quận Trung tâm – Berlin.

Chiều nay, Phương Hiền tỏ ra đăm chiêu, ngồi cắm cúi viết . Thấy con bức xúc, tôi hỏi thì được biết: Jonoar phát ngôn viên lớp 7B phải theo mẹ hồi hương về Cu-ba nên lớp cần bầu một người thay thế. Đã có ứng viên là Magir - một bạn gái da mầu gốc Phi. Magir thành thạo tiếng Pháp - môn ngoại ngữ thứ hai mà nhiều bạn học còn yếu. Magir có năng khiếu bẩm sinh về hoạt động thể dục thể thao. Lời cam kết trước các bạn khi đề nghị bỏ phiếu cho mình của Magir là "Tôi sẽ liên hệ để có sự giúp đỡ của cô giáo dạy tiếng Pháp. Mỗi tuần lớp sẽ có một buổi hội thoại chủ đề Pháp ngữ tại Thư viện quận Trung tâm. Năm nay, trong tuần ngoại khóa, nếu các bạn ở lớp đồng tình, được cô chủ nhiệm chấp nhận, lớp sẽ chọn Paris là địa điểm đi tham quan dã ngoại giáo dục. Tôi xin chuẩn bị đề cương tham quan bằng tiếng Pháp và in gửi trước cho các bạn. Bản thân tôi cam kết sẽ hợp tác với các bạn trong lớp, nâng điểm tóan lên 2,5 để điểm trung bình các môn của tôi trong năm là 2,5. Ngoài ra, về thể dục thể thao, tất nhiên học kỳ này, lớp ta phải có một tờ thông báo nóng hổi WM 2006 tại Đức".

Đọc tờ rơi cam kết của ứng viên, tôi hỏi con gái:

- Magir như vậy, Phương Hiền sẽ thế nào?

- Con thích được thử sức. Trường con chưa có bạn người Việt nào nhận chức danh này. Nhiều bạn trong lớp đề cử con. Chúng nó bảo con cần viết Rede Wahl versprechen (lời cam kết của ứng viên chức danh phát ngôn viên).

- Tự con đánh gía về mình thế nào?

- Con tự tin. Con có học lực tốt nên có thể giúp đỡ được nhiều bạn về môn Toán, Đức văn, Điạ lý, Anh văn.

Còn môn lịch sử,con có thể có thêm sự giúp đỡ của bố để giúp lại các bạn.

- Hoạt động ngoại khóa?

- Tất nhiên chọn Paris làm tuần tham quan giáo dục là tuyệt vời. Chính Magir có thể cộng tác với con và các bạn trong nhóm Tây Âu học. Có hai ngày cắm trại dã ngoại, cô giáo rất ủng hộ việc đi chơi mỏ muối Eisenach và thăm nơi Hitler đã cất giấu hàng vạn bức tranh quý của các bảo tàng chúng cướp được trong chiến tranh.

Ngập ngừng một chút, Phương Hiền thổ lộ thêm một “chi tiết tranh cử” làm tôi bật cười: “Bố ạ, cả lớp con bỏ phiếu kín về món ăn khoái khẩu nhất - 83% phiếu kín khi mở ra ghi là “PHO". Các bạn sẽ góp tiền, nhờ bố giúp con, nói chú Hoàng chuẩn bị trước, một hai lần vào thứ 7 nào đấy, cả lớp đến ăn. Sẽ rất vui phải không bố?

Chuyện “lớp trưởng" đã đến đoạn kết. Hình ảnh các ứng viên tổng thống Mỹ dốc hết trí tuệ (kéo theo cả vợ con) để thu phục nhân tâm cử tri Mỹ trong các chiến dịch tranh cử cam go, công bằng cứ hiện lên trong óc tôi.

Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước? Lớp 7B của con gái tôi , liệu mai này có ra đời những thủ lĩnh chân chính từ Klassenspecher?

*

Cháu gái Thanh Hòa kể cả mẫu giáo -đến nay đã 11 năm làm lớp trưởng. Tôi thầm hỏi tương lai của “lớp trưởng chuyên nghiệp” sẽ ra sao? Có "nghề lớp trưởng" rồi, sẽ giúp cho cháu gái tôi có được lợi thế gì khi các kỳ thi sắp tới?!

(Viết nhân khai giảng năm học 2009 - 2010)

*
Trần Đình Ngân (Đức)

,

Hai kiểu học toán

Cập nhật lúc 08:24, VNN Chủ Nhật, 26/09/2010 (GMT+7)
,

- Có dịp đến một trường phổ thông của nước ngoài ở Việt Nam, tôi để ý học sinh lớp 1 học, nhưng đi lại, chạy nhảy nhiều hơn ngồi một chỗ. Không khí trong lớp cũng nhộn nhịp, nhất là khi có đoàn kiểm tra đến.

TIN LIÊN QUAN

* Lớp trưởng...kiểu Đức

Cũng phải nói rõ hơn là tôi đến ngôi trường ấy vì việc riêng. Trong lúc chờ đợi thì tiện quan sát các em học mà thôi.

Không chỉ học sinh, cô giáo cũng đi lại như con thoi. Trong giờ học đếm (hoặc học tính cộng gì đó), cô phân học sinh thành hai nhóm, mỗi nhóm 5 bạn, đứng ở hai góc lớp. Học sinh trong hai nhóm di chuyển sang nhau. Mỗi đợt di chuyển như thế, cô lại hỏi: “Mỗi bên có mấy em?”

Mô tả ảnh.
Ảnh: Lê Anh Dũng
Bài học về tính cộng (và rất có thể còn là đẳng thức và bất đẳng thức nữa) diễn ra vui nhộn, dễ hiểu, kết thúc trong sự hứng khởi.

Cách đây không lâu, vì đến trường đón con sớm nên tôi lại có dịp quan sát các cháu lớp 1 học, nhưng lần này ở một trường chuẩn quốc gia, giữa thủ đô.

Lớp học im ắng. Cô ngồi nghiêm trang, thi thoảng gõ thước cạch một cái, ý chừng muốn các em tập trung. Dưới lớp, mỗi học sinh cầm một bó que tính, lần mần đếm, rồi chuyển từ tay này sang tay kia… rồi lại đếm. Que tính nhỏ, dẹt, chắc là hay nhầm lắm đây! Bỗng dưng tôi nhớ cách học tính cộng ở trường nước ngoài mà mình có dịp chứng kiến hôm nào.

Một câu chuyện về phương pháp giáo dục khác cũng rất thú vị. Chuyện này tôi không chứng kiến, chỉ xem qua ti vi.

Đấy là một một đoạn trong phim. Đoạn tôi xem được là cảnh học sinh một trường trung học ở châu Âu đang thi tạp kỹ, trong đó có tiết mục học sinh đeo mặt nạ hoá trang biểu diễn. Giải đặc biệt chắc chắn thuộc về lớp 10B với những động tác nhào lộn, tung hứng điêu luyện của một học sinh, người được xem như nhân vật trung tâm của trò diễn. Nhưng pha nhảy lên vai hai bạn diễn cuối cùng để chào hết thì sự cố xảy ra. Chiếc mặt nạ rơi xuống, cả trường ồ lên vì người diễn không phải học sinh mà là… nhân viên quét rác của trường.

Ban giám khảo chụm đầu hội ý rất nhanh. Kết luận đưa ra là: Nhân viên dọn vệ sinh cũng là thành viên của trường. Do vậy vẫn tính kết quả cho lớp 10B. Cả trường rào rào vỗ tay reo hò, hưởng ứng. Diễn viên lớp 10 B ôm nhau sung sướng. Và dĩ nhiên, hạnh phúc nhất là…anh nhân viên dọn vệ sinh.

Cảnh tôi xem diễn ra 7 phút, nội dung chẳng ăn nhập gì với chủ đề chính của bộ phim, nhưng nó thực sự gây xúc động và khiến tôi suy nghĩ về phương pháp giáo dục, nhất là tính nhân văn. Vậy mà ở một trường học nào đó của ta, giáo viên bắt học sinh xếp hàng tát vào mặt nhau vì những nghi ngờ rất vớ vẩn.

Hồi học lớp 12, học sinh nam mê bóng nên đem bóng tới trường chơi. Giờ học toán, một cái chân vụng về nào đó khua nhẹ khiến quả bóng từ gầm bàn lừ lừ trôi về phía chân thầy giáo. Cả lớp nín thở. Thầy dạy toán bực mình vì bị phân tán. Thầy đi đi lại lại, hai ngón trỏ và hai ngón cái xoe xoe viên phấn, thủng thẳng: “Các em liệu có ôm quả bóng này mà đi vào đời được không?”.

Vấn đề không phải ở chỗ thầy chì chiết, mỉa mai mà rộng hơn là quan điểm, phương pháp giáo dục.

Ngày 14/9 vừa qua, Tổng thống Mỹ Obama nói chuyện với học sinh một trường trung học ở Philadelphia.

Bài nói chuyện chừng 7- 8 phút, nhưng đáng chú ý ở câu: “Không một thứ gì – tuyệt nhiên không – là bên ngoài tầm với của các em, chừng nào các em còn muốn nuôi dưỡng những mơ ước lớn lao, chừng nào các em còn muốn làm việc hết mình…”.

Phải chăng cách giáo dục như thế đã khơi được nguồn cảm hứng sáng tạo cho một quốc gia có số lượng giải Nobel hàng đầu thế giới?

*
Ngô Thiệu Phong

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Cha mẹ mải sắm ô tô, biệt thự ...quên con .

Cha mẹ mải sắm ôtô, biệt thự...quên con?
Cập nhật lúc 08:50, Thứ Sáu, 24/09/2010 (GMT+7)
,

- Gần đây, những đoạn băng ghi hình cảnh học sinh (HS) đánh nhau được tung lên mạng đều quay bằng điện thoại di động. Đáng lưu ý là, HS dùng điện thoại để quay phim chứ không phải để báo cho thầy cô và người lớn.

TIN LIÊN QUAN

* Đình chỉ học một năm nữ sinh "tra tấn" bạn
* Nữ sinh lại "choảng" nhau trước cổng trường
* Nữ sinh "tra tấn" bạn có thể bị đuổi học
* Chuyên gia bó tay nhìn "lột áo, choảng nhau"
* Kết luận điều tra vụ đánh hội đồng nữ sinh
* Lời khẩn cầu của mẹ nữ sinh bị đánh hội đồng
* Nữ sinh lột quần áo, “choảng” nhau đầm đìa máu

a
Ảnh chụp lại từ clip trên Internet
Đến mức này, Điều lệ trường và nội quy mỗi trường nên có thêm các điều khoản bổ sung để theo kịp sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet.

GS-TS Amal Sedky Winter, chuyên gia tâm lý của Mỹ với hơn 30 năm làm việc trên lĩnh vực bạo hành và hòa bình cho biết: “Để chống bạo lực học đường, phải tìm mọi cách lôi kéo người có thái độ bàng quan vào cuộc. Họ phải có nhiệm vụ can thiệp để chặn đứng vụ việc hoặc báo cáo cấp trên để cấp trên giải quyết. Ở Mỹ, trường học có quy định khi chứng kiến hành vi bạo lực, HS phải lên tiếng.”

Những yêu cầu như thế trong trường học của chúng ta chưa đặt ra một cách cụ thể. Nhiều HS thấy đánh nhau còn tụ tập hò hét, cổ vũ làm cho vụ việc diễn biến xấu đi. Về mặt luân lý, đạo đức, khi hoạn nạn, mỗi người đều cần được giúp đỡ. Muốn mình được bảo vệ, giúp đỡ thì phải giúp đỡ bảo vệ người khác. Vậy nên chăng cần phải GD HS nhiệm vụ bảo vệ và có trách nhiệm với người khác? HS thấy đánh nhau mà không báo thầy cô, không chỉ thuộc phạm trù đạo đức mà còn bị coi là phạm lỗi. Tiếc rằng, nhà trường chưa chú ý đến việc này. Nhiều gia đình không muốn con em liên luỵ nên đã GD theo kiểu “mũ ni che tai”.

“Bạo lực là một hình thức lạm dụng quyền lực để đạt được điều gì đó”. Dạy áp đặt cũng là một hình thức lạm dụng quyền lực để buộc HS phải nghe theo thầy cô giáo. GV dùng hình phạt nặng nề để chừng trị HS cũng là một hình thức lạm dụng quyền lực. Nếu đặt vấn đề như vậy thì tình trạng đánh nhau trong HS thời gian qua liên quan gì tới phương pháp GD áp đặt của gia đình, nhà trường, thậm chí của cả xã hội?

Để hạn chế bạo lực, nhiều ý kiến cho rằng cần có phòng tư vấn tâm lý trong trường phổ thông. Việc này cần thiết, song, nhân viên tư vấn phải giỏi, có kiến thức và kinh nghiệm, nếu không lợi bất cập hại. Đáng chú ý là hiện nay, các trường đều hợp đồng đội ngũ này với mức thù lao ít ỏi.

Môi trường sư phạm cũng ảnh hưởng đến việc hình thành mối quan hệ, ứng xử trong HS. Nhìn một số trường học với 4 bề bê tông, ra chơi, HS tụ tập ở hành lang, bám vào lan can nhìn xuống phố mà thấy thèm khung cảnh trường học như công viên ở các nước. HS thường hiếu động. Trường học thiếu khu vui chơi, HS phát tiết sinh lực thừa vào chỗ nào? Phải chăng “quả đấm” bắt đầu xuất hiện từ đây?

Muốn dạy con ngoan, phụ huynh phải chấp nhận hy sinh nhiều thứ. GS Hồ Ngọc Đại có câu này rất đúng với GD: Mất thời gian là mất tuyệt đối. Một số gia đình mải mê sắm ô tô, mua đất, xây biệt thự… mà quên mất con đang lớn từng ngày. Khi những hành động xấu do các em gây ra thì cha mẹ mới giật mình bừng tỉnh. Khi đó, cái “cây” đã cứng, không uốn được nữa. Nếu mất thời gian là mất tuyệt đối thì nhầm lẫn tai hại nhất là nhầm lẫn về giá trị. Tài sản vô giá của gia đình là con cái chứ không chỉ nhà lầu, xe hơi. Gia tài cũng để lại cho con, nhưng con hư thì đống của cải đó nghĩa lý gì?

Nói tới bạo lực trong HS, chúng ta liên tưởng ra sao với những hiện tượng như, trên đường, người ta chèn ép, vượt lên nhau trong tiếng còi chát chúa, hăm doạ và đe nẹt; tiếng loa phường choe choé chõ vào nhà dân; thâm nghiêm, thanh tịnh như chùa chiền mà người ta đang tâm chèo kéo, nài nỷ để bán hàng; kẻ ăn xin lườm nguýt khi chỉ xin được 500 đồng; người ta hạ cây, lấp hồ…, tàn phá thiên nhiên vì lợi nhuận…?

Nhà nghiên cứu văn hoá Vương Trí Nhàn gọi những hiện tượng trên là “tiền bạo lực”. Những việc như thế đập vào mắt HS từng ngày. Gốc rễ, mầm mống của bạo lực nhan nhản trong đời thường đấy thôi. Bởi thế, HS đánh nhau hôm nay là lỗi của tất cả chúng ta, âm ỉ lâu rồi, chứ đâu phải của riêng nhà trường.

Càng ngẫm càng thấm câu nói của cổ nhân: “Trăm năm trồng người” không chỉ “vì lợi ích” mà để thành Người thì phải mất cả trăm năm.

*

Ngô Thiệu Phong

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Thư Cả Chiêm 1

Hà Nội ngày 23/9

Gửi mẹ cái Mùa.

Thấm thoắt thế là đã thu sang. Đêm Trung thu, tôi dắt xe ra đầu đường hy vọng tìm được vài cuốc xe, kiếm vài cái bánh trung thu gửi về cho mẹ con bà, nhưng đường tắc quá, đi bộ chẳng xong, nói gì đến xe ôm. Ngồi vêu ra, vẩn vơ nghĩ đủ chuyện.

Dân thành phố thế mà thiệt thòi mẹ nó ạ. Ở đây mà nói Tết trông trăng chắc chẳng gây được cảm xúc gì. Phải gọi là Tết trông đèn thì đúng hơn. Chẳng biết trung thu năm nay có trăng không nhỉ? Tôi đứng ở góc phố ngửa mặt nhìn chỉ thấy khoảng trời tý tẹo lộ ra, chẳng biết trăng mờ hay tỏ. Thỉnh thoảng, rộ lên đâu đó tiếng trống múa lân, nhưng liền bị chìm đi, lạc đi trong tiếng còi xe. Tiết giữa thu mà không khí đặc quánh. Kể cũng lạ, thế mà nghe đồn quan chức các tỉnh cứ lũ lượt kéo về Hà Nội để mua nhà. Mấy bữa nữa là kỷ niệm 1000 năm, chẳng biết khi con cháu mời vua Lý về dự lễ trọng, cụ có còn nhận ra Hồ Gươm?

Mẹ nó này, dưới quê chuyện lạm thu có ồn ào không? Trên này mấy bà khách quen đi xe ôm của tôi ta thán đủ điều. Hình như bao nhiêu uất ức không nói được lúc họp phụ huynh, nên khi ngồi lên xe là các bà xả ra hàng tràng. Mình đâu có hiểu cái sự học trên thành phố nên ậm ừ cho qua chuyện. Nghe nói đầu năm học, có trường công lập thu đến hơn 1 triệu đồng. Cả Chiêm tôi tháng nào thu nhập cao lắm mới được chừng ấy, nghe đến tiền mà lạnh hết cả người.

Bác giáo Bình bảo: Câu chuyện lạm thu không mới, nhưng tồn tại dai dẳng ắt có lý do. Nếu như phụ huynh ta thán đủ mọi khoản tiền phải nộp thì nhà trường cũng đặt câu hỏi: Tiền đâu chi cho bảo vệ, lao công? Cục xà phòng rửa tay ai mua…? Lạm thu có nguồn gốc sâu xa từ việc đầu tư kinh phí, quản lý thu chi… trong nhà trường nói riêng và GD nói chung hiện chưa hợp lý, từ đó dẫn tới thiếu minh bạch. Không thể giải quyết dứt điểm lạm thu khi chưa có nghiên cứu, khảo sát xem có thực là các trường thiếu kinh phí cho hoạt động giảng dạy tối thiểu hay không, thiếu cái gì, bao nhiêu… Nếu thiếu thì giải quyết ra sao cho hợp lý hợp tình.

Bác giáo Bình trong ngành nói vậy thì đúng quá rồi, nhưng quê mình nghèo, thầy cô, nhà trường cũng không nỡ thu cao như nơi thị thành mẹ nó nhỉ? Có gì biên thơ lên cho tôi biết tin nhé ! Tôi lo lắm! Con thằng Vụ năm nay cũng vào lớp 1 rồi còn gì…

Ngẫm mà thấy cả đời người luôn bận bịu với lo toan! Cả Chiêm tôi trên này ngụp vào dòng khói bụi mà kiếm miếng ăn, nhọc nhằn đã đành, nhưng ít phải lao tâm khổ tứ như mẹ nó dưới quê. Cả Chiêm tôi biết là quản mấy đứa cháu đang tuổi nghịch là vất vả lắm!

Bây giờ bọn trẻ đánh nhau là đổ máu, không phải thụi mấy quả cho bõ tức rồi thôi như học sinh ngày xưa đâu. Dư luận thì kêu nhà trường phải chịu trách nhiệm. Bác giáo Bình bảo lỗi đâu chỉ của riêng nhà trường? Học sinh hình thành nhân cách còn do gia đình và xã hội nữa chứ? Người ta bảo, mất thời gian là mất tuyệt đối. Một số gia đình mải mê sắm ô tô, mua đất, xây biệt thự… mà quên mất con đang lớn từng ngày. Khi những hành động xấu do các em gây ra thì cha mẹ mới giật mình bừng tỉnh. Khi đó, cái “cây” đã cứng, không uốn được nữa. Nếu mất thời gian là mất tuyệt đối thì nhầm lẫn tai hại nhất là nhầm lẫn về giá trị. Tài sản vô giá của gia đình là con cái chứ không chỉ nhà lầu, xe hơi. Gia tài để lại cho con, nhưng con hư thì đống của cải đó nghĩa lý gì?

Bác Bình hay nói chữ, Cả Chiêm tôi cố nặn óc ra để hiểu mẹ nó à. Bác Bình hỏi tôi rồi tự trả lời: Chú làm xe ôm, suốt ngày trên đường, chú có thấy gì không? Trên đường, người ta chèn ép, vượt lên nhau trong tiếng còi chát chúa, hăm doạ và đe nẹt; tiếng loa phường choe choé chõ vào nhà dân; thâm nghiêm, thanh tịnh như chùa chiền mà người ta đang tâm chèo kéo, nài nỷ để bán hàng; kẻ ăn xin lườm nguýt khi chỉ xin được 500 đồng; người ta hạ cây, lấp hồ…, tàn phá thiên nhiên vì lợi nhuận…? Đấy gốc rễ, mầm mống của bạo lực ở đấy đấy. Bởi thế, HS đánh nhau hôm nay là lỗi của tất cả chúng ta, âm ỉ lâu rồi, chứ đâu phải của riêng nhà trường.

Tôi nghe bác Bình nói mà giật mình, rồi bỗng dưng thấy thèm, thấy quý, thấy tiếc… cái không khí thanh bình của làng quê mình quá.

Thôi mẹ nó ngủ đi. Tôi dừng bút đây.

Cả Chiêm.

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

Tản mạn về những vấn đề trong hệ thống giáo dục Việt Nam: Một hệ thống đào tạo thiếu cả THỢ, thiếu cả THẦY

Vũ Cao Đàm

Chúng ta đọc được rất nhiều bài báo cho rằng hệ thống giáo dục ở nước ta đã và đang đào tạo ra những sản phẩm “Thừa Thầy, Thiếu Thợ”. Có đúng như vậy không?

Một lần tôi cùng đi tham dự một hội thảo ở Châu Âu với một vị Hiệu trưởng đại học. Sau khi công việc ở hội thảo đã xong, chúng tôi đến làm việc với một vài trường đại học theo hẹn sẵn từ trong nước. Khi ngồi ăn trưa trong nhà ăn của nhà trường, chúng tôi ngẫu nhiên được gặp vài sinh viên Việt Nam từ Hà Nội qua, tiếp tục theo học ở trường này.

Trong câu chuyện rất thân mật với các bạn sinh viên, tôi hỏi: “Các bạn đến học ở trường này thấy điều gì khác nổi bật so với các trường đã học ở trong nước?” Chúng tôi được nghe một câu trả lời đầy ấn tượng: “Thưa hai thầy, ở đây dạy chúng em làm NGƯỜI, còn ở nhà dạy chúng em làm những con RÔBỐT”.

Chúng tôi quay sang hỏi một nữ sinh viên, cũng đã học xong năm thứ nhất ở một trường đại học trong nước, xin được học bổng sang tiếp tục theo học ở Châu Âu. Tôi hỏi: “Bạn đã học qua năm thứ nhất ở trong nước, nay qua đây bạn cảm nhận thế nào về kết quả học tập trong suốt năm đầu ở trong nước?”. Câu trả lời bộc bệch: “Thưa hai thầy, cái năm học ở trong nước em chẳng học được cái gì ạ!” Tôi hỏi: “Nghĩa là nó vô tích sự phải không?”. Câu trả lời: “Em không dám nói như vậy, nhưng đúng là như vậy đấy ạ!” Tôi hỏi tiếp: “Bạn nghĩ thế nào về các môn đã học trong năm thứ nhất, chẳng hạn, triết học, ngoại ngữ,... không dùng được gì sao?” Câu trả lời: “Đúng thế ạ. Triết học thì không dùng làm gì, còn Ngoại ngữ thì học lại từ a.b.c như hồi học trung học”. Tôi hỏi tiếp: “Các thầy Triết học dạy sinh viên tư duy cho đúng quy luật chứ sao lại vô tích sự?”. Trả lời: “Nhưng thưa thầy tư duy theo kiểu vòng vèo nguỵ biện ạ”. Khi tôi yêu cầu nêu ví dụ thì sinh viên nói không cần suy nghĩ: “Khi thắng lợi thì nói ta vĩ đại, khi thất bại thì nói là khó khăn nhất thời, khi hỏi vì sao nhất thời thì nói là thời kỳ quá độ, khi nỏi vì sao quá độ dài thế, thì nói ta đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ, vân vân và vân vân, nghĩa là mọi cái sai đều có thể nguỵ biện thành đúng”.

Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu trả lời của sinh viên. Tôi nhớ lại một buổi tôi giảng cho một lớp học theo tín chỉ về kỹ năng nghiên cứu khoa học ở một trường đại học lớn ở Hà Nội, trong lớp có sinh viên một số ngành khác nhau, khi ra bài tập về trình bày một đề cương nghiên cứu, tôi thu được một tập bài làm. Tôi đọc qua một lượt rồi hỏi sinh viên: “Hình như các bạn là sinh viên ngành Lịch sử Đảng?”. Tôi nhận được một loạt ý kiến phản đối: “Thưa thầy em học ngành Triết”, “Thưa thầy em học ngành Lịch sử nói chung chứ chưa phân thành chuyên ngành Lịch sử Đảng”, “Thưa thầy em học ngành sinh học”, v.v. Một sinh viên hỏi tôi: “Thưa thầy vì sao thầy hỏi như vậy?” Tôi cười trả lời: “Vì đọc bài của các bạn, tôi nhận ra có đến nửa lớp là nghiên cứu để chứng minh Đảng ta tốt, Đảng ta tài, Đảng ta sáng suốt, Đảng ta vĩ đại..., quá ít bài tập về nghiên cứu theo chuyên ngành của các bạn... Vì vậy mà tôi cứ tưởng...”

Trở lại câu chuyện chúng tôi gặp sinh viên Việt Nam trong nhà ăn ở một trường đại học nước ngoài. Tôi quay sang hỏi sinh viên đầu tiên: “Bạn vừa nói là Việt Nam đào tạo các bạn thành những con Rôbốt? Nếu là con Rôbốt thì học xong phải làm thành thạo một việc nào đó chứ?” Câu trả lời: “Thưa thầy, nhưng là con RÔBỐT VỤNG VỀ, làm gì hỏng nấy ạ”. Tôi hỏi vui: “Cậu thử cho vài ví dụ”, thì được nghe một đánh giá mà tôi rất tâm đắc: “Dạy Toán, thì thực chất là dạy cho thành thợ làm toán, nhưng là thợ biết làm theo các bài toán mẫu; dạy sử thì dạy để trở thành bộ sưu tập sử liệu..., nhưng là một bộ sưu tập sử liệu méo mó; dạy âm nhạc thì dạy để có cái kỹ thuật của anh thợ làm nhạc chứ không dạy thẩm mỹ âm nhạc; dạy vẽ thì để thành họa sĩ “Bờ Hồ”, chứ không dạy thưởng thức nền hội họa vĩ đại của nhân loại... Mỗi thứ đểu dạy theo kiểu để làm thợ, nhưng học xong thì chẳng thành cái thứ thợ gì”.

Tôi đã kể lại chuyện đó với một vài bạn đồng nghiệp, thì dư luận đến tai nhiều thầy. Có thầy gặp tôi cự nự: “Thầy ăn nói bậy bạ quá thể... Thế nào là bộ sưu tập sử liệu méo mó?”. Tôi sững người một chút vì bị tấn công đột ngột. Sau cũng nghĩ ra được “sáng kiến” trả lời: “Này nhé, trong sách giáo khoa lịch sử thì viết về lịch sử dân tộc chẳng khác gì lịch sử cách mạng và lịch sử Đảng, chưa nói đến việc trí thức được xếp vào một giai cấp tiểu tư sản theo quan điểm của Mao Trạch Đông... Tôi viết bài về việc đó gửi đăng thì không ai đăng, gửi Bauxite Việt Nam đăng thì cũng chẳng ai phản ứng gì, người ủng hộ cũng không, mà người phản đối cũng không”.

Điều thú vị, khi trao đổi với sinh viên chúng tôi đã không nhận được những câu trả lời dài dòng như của các nhà nghiên cứu giáo dục học, mà là câu trả lời rất thực tế của người đã và đang được thụ hưởng trực tiếp cả hai nền giáo dục.

Tôi đã đọc khá nhiều bài viết trên các phương tiện truyền thông. Các tác giả mà tôi đã đọc hầu hết đều cho rằng ở nước ta đào tạo “Thừa Thầy, Thiếu Thợ”. Tôi đã suy nghĩ nhiều trên những đánh giá đó, và đi đến kết luận rằng, trong cái sản phẩm của chúng ta, THỢ thì thiếu quá rồi, nhưng đâu có THỪA thầy! Chúng ta chỉ thừa những thầy yếu kém về trình độ chuyên môn, nhưng giỏi về vòng vo nguỵ biện, chứ kỳ thực chúng ta quá thiếu những người thầy theo đúng nghĩa của nó. Tôi đồng ý với các bạn sinh viên, hệ thống giáo dục của chúng ta mang bản sắc đào tạo THỢ, nhưng THỢ theo kiểu những con Rôbốt vụng về. Thiếu hẳn chương trình đào tạo những kíp THỢ thành thạo kỹ năng nghề nghiệp.

Một lần tôi đến Anh Quốc gặp một cháu sang học trung học phổ thông sau khi cháu đã thành công trong một kỳ thi để nhận học bổng Anh Quốc. Tôi hỏi cháu: “Con học lớp mấy?”. Trả lời “Lớp 11”. Tôi hỏi: “Con đang học những môn gì?”. Trả lời: “Bốn môn do con tự chọn: Toán, Kinh doanh, Account và ICT”. Tôi hỏi: “Ngoài 4 môn đó con còn phải học những môn gì nữa?”. Trả lời: “Dạ không!”. Tôi lại hỏi: “Với môn học gọi là ICT thì con học những gì?”. Trả lời: “Information Communication Technology”, xin tạm dịch là “Công nghệ truyền thông thông tin”. Tôi hỏi, vì sao con chọn môn học Account?”. Trả lời: “Vì con tiếp xúc quá nhiều với Account: Account trên mạng; Account ở ngân hàng... Với lại, trên mạng, trong túi của con có đủ thứ Account!”

A, thì ra ở bậc trung học người ta đã cho học sinh lựa chọn môn học. Và học sinh được học những thứ sát gần với cuộc sống. Và chỉ có 4 môn học thôi!

Tôi đến một trường trung học ở Đức, gặp một cháu gái Việt Nam đang học lớp 12 (Ở Đức chương trình trung học kéo dài đến lớp 13). Tôi hỏi: “Năm nay con học mấy môn”; Trả lời: “Dạ 5 môn tự chọn”. Tôi hỏi: “Con chọn những môn gì?”. Trả lời: “Các môn khoa học xã hội”. Tôi hỏi: “Vì sao?”. Trả lời: “Con thích. Vì khoa học xã hội rất hay”. Tôi hơi sững sờ. Ở Việt Nam phần lớn học sinh rất ghét và rất sợ khoa học xã hội. Tôi hỏi tiếp: “Con thử kể vài môn khoa học xã hội mà con thích?”. Trả lời: “Dạ, triết học, xã hội học”. Tôi thấy kỳ lạ: Học sinh trung học được học triết học và xã hội học (!). Tôi kiểm tra: “Con thích nhất những học giả nào trong triết học?”. Trả lời: “Dạ, con thích 3 người thôi: Engels, Popper và Kuhn”. Cháu nói tiếp: “Biện chứng tự nhiên của Engels; triết học về khoa học của Popper và Kuhn”. Tôi hỏi tiếp: “Kuhn có gì đặc sắc?”. “Tư tưởng về paradigm của lý thuyết khoa học”. Tôi càng sững sờ, vì một lần tôi được ngồi hội đồng chấm luận án Tiến sĩ về triết học của khoa học, tác giả không hề biết đến những điều viết về triết học khoa học của 3 học giả mà học sinh trung học ở Đức cũng có thể nói được vanh vách; vị Tiến sĩ tương lai nọ càng không hiểu được paradigm của lý thuyết khoa học là gì. Bản luận án ấy hiện vẫn còn nằm ở các thư viện ở Việt Nam. Tôi có thể chỉ để bạn nào quan tâm thì mượn để xác nhận những điều tôi vừa viết.

Tôi tiếp tục hỏi cháu học sinh lớp 12 ở Đức, là cháu có được học những môn như hội họa và âm nhạc ở bậc trung học không. Cháu cho biết là có. Tôi hỏi về nội dung được học, chẳng hạn, trong môn hội họa, thì cháu cho biết cũng thực hành về kỹ thuật hội họa, nhưng được học và đi xem rất nhiều về các trường phái hội họa, thế nào là tranh tượng trong thời Phục hưng, thế nào là trường phái Ấn tượng, trường phái Lập thể, v.v.

Câu chuyện với cháu học sinh lớp 12 ở Đức chưa hết. Tôi hỏi cháu: “Học xong con có phải thi kết thúc môn học không?” Trả lời: “Dạ không, chỉ làm một thesis (bản tiểu luận) thôi ạ”. Tôi hỏi: “Con có thể giới thiệu một thesis của con?”. Trả lời: “Được chứ ạ, vì dụ một thesis về xã hội học”. Tôi hỏi: “Con viết về cái gì?”. Trả lời: “Vị thế xã hội của giới nữ trong xã hội thông tin”.

Trời ơi, nghe đến đây thì tôi quá đỗi ngạc nhiên. Tại sao nền giáo dục Đức có thể đào tạo một học sinh chưa kết thúc bậc trung học đã có thể có được những kiến thức như thế.

Bẵng đi một vài năm, lần kế đó sang làm việc ở Đức tôi lại nhắn tìm cháu gái hôm trước, được biết cháu đang học đại học, ngành quản trị doanh nghiệp năm thứ nhất. Tôi lại hỏi: “Năm nay vào năm thứ nhất con được học những môn gì?”. Trả lời: “Dạ, Marketing, Quản trị Chiến lược, Tổ chức sự kiện...”. Tôi ngắt lời: “Đều là những môn học về chuyên môn sao? Con không học Triết học à?” Trả lời: “Dạ không. Những môn đó được xem đã học ở bậc trung học”.

Sau những cuộc gặp gỡ đó, tôi ngẫm ra nền giáo dục của thế giới này đang thực sự chuyển đổi từ một nền giáo dục đào tạo THỢ VỤNG sang một nền giáo dục đào tạo ra những CON NGƯỜI.

V. C. Đ.

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

Lạm thu đầu năm học

Cần nhìn từ nhiều phía.

Nói về tình trạng lạm thu, mới đây lãnh đạo một vài sở GD-ĐT quả quyết trên báo: “Phụ huynh có thể từ chối các khoản thu tự nguyện”. Xin thưa, trong hai chữ “tự nguyện” đã bao hàm ý các vị nói rồi. Vấn đề ở chỗ không đóng không được. Việc lãnh đạo một số sở GD-DT nhắc ý này càng làm dư luận thêm buồn… cười. Bởi nó tô vẽ cho một quyết tâm trên giấy, quyết tâm bằng lời. Hơn nữa, chính ngành GD cũng tự nhận là có lúc, có nơi không quản lý nổi vì chính địa phương đồng ý cho trường thu một số khoản ngoài quy định.
Đầu năm học này, Bộ GD-ĐT ra Công văn 4718/BGD&ĐT-GDTrH, ngày 11/8/2010, hướng dẫn nhiệm vụ năm học, trong đó có một nội dung khuyến khích các địa phương thu tiền xây dựng và tiền học trên 6 buổi/tuần. Công văn nói rõ việc thu trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc, nhưng hiểu và thực thi công văn này ở cơ sở như thế nào hẳn mỗi người đều biết. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận nói, ông từng đi họp phụ huynh. Vậy bộ trưởng có biết thực tế này?
Câu chuyện lạm thu không mới nhưng tồn tại dai dẳng ắt có lý do. Nếu như phụ huynh ta thán đủ mọi khoản tiền phải nộp thì nhà trường cũng đặt câu hỏi: Tiền đâu chi cho bảo vệ, lao công? Cục xà phòng rửa tay ai mua…? Phải chăng đó là lý do khiến Bộ GD-ĐT đã ra những công văn kiểu bật đèn xanh để thu tiền (như CV4718/BGD&ĐT-GDTrH)? Nếu đúng vậy thì phải chăng Bộ cũng biết chỗ vướng rồi nhưng không gỡ nổi vì liên quan đến các bộ ngành khác, thậm chí cả luật?
Gần đây, núp bóng xã hội hoá GD, một nhóm phụ huynh kêu gọi đóng tiền để trang bị máy tính, máy chiếu, máy điều hoà… cho những phòng mà con em họ đang học. Bản chất của việc này cũng là lạm thu. Cần phải nhận thức rằng, cả ngôi trường đó là do nhân dân xây dựng bằng tiền thuế. Vì thế nó phục vụ bình đẳng cho cả cộng đồng. Bây giờ một nhóm phụ huynh đóng góp một chút, rồi biến nó thành của riêng e không phù hợp, nhất là trong phạm vi cùng trường. Việc làm này dễ dẫn tới sự phân biệt trong thái độ, suy nghĩ, hành động… của học sinh, GV. Tiếp đó là nhiều hệ lụy xảy ra như chạy đua để được dạy và học trong những căn phòng tiện nghi, rồi tiền điện, rồi các phòng học khác cũng không thua chị kém em, đua ganh, tạo gánh nặng cho gia đình nghèo…
Nhà nước trân trọng sự giúp đỡ của phụ huynh, nhưng mọi sự giúp đỡ đều phải hướng tới cái đích là dạy và học tốt hơn. Không để đặc quyền của một nhóm nhỏ ảnh hưởng tới sự công bằng chung, tiềm ẩn nhiều rắc rối phát sinh.
Hiện ở VN có đủ loại hình trường lớp đáp ứng được các yêu cầu của phụ huynh và học sinh. Đa dạng loại hình cũng là xã hội hoá GD. Ai có đủ khả năng thì cho con ra nước ngoài học, dưới một chút thì học trường quốc tế trong nước, rồi trường chuyên, trường tư thục, trường điểm… Chúng ta không kềm hãm sự sáng tạo và phát triển, chúng ta không chấp nhận sự cào bằng, cùng níu kéo nhau để rồi chết chìm…, nhưng GD là lĩnh vực đặc thù, không thể áp dụng máy móc phương pháp quản lý và điều hành của một mô hình khác vào GD được. Trường học chứ phải đâu doanh nghiệp mà “cổ phần hoá”?
Lạm thu có nguồn gốc sâu xa từ việc đầu tư kinh phí, quản lý thu chi… trong nhà trường nói riêng và GD nói chung hiện chưa hợp lý, từ đó dẫn tới thiếu minh bạch.
Không thể giải quyết dứt điểm lạm thu khi chưa có nghiên cứu, khảo sát xem có thực là các trường không đủ kinh phí cho hoạt động giảng dạy tối thiểu hay không, thiếu cái gì, bao nhiêu… Nếu thiếu thì giải quyết ra sao cho hợp lý hợp tình (nghĩa là đúng luật và hợp lòng dân).
Ngô Thiệu Phong

Đừng “chết” vì thiếu hiểu biết!

Đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ Online (qua mạng), lấy bằng tiến sỹ ở Mỹ những không biết tiếng Anh, liên kết đào tạo với trường rởm… khiến dư luận bức xúc. Phải chăng sự học đang bị lợi dụng để kinh doanh hay “lợi ích” của tấm bằng rởm quá lớn khiến nhiều người mờ mắt?

Nhìn toàn cảnh GDVN mươi năm trở lại, dù là người lạc quan nhất cũng thoáng chút nhíu mày, băn khoăn. Mảng tối đã và đang lấn át các mảng màu tươi sáng trong bức tranh GD.
Trong bối cảnh đó, người dân ở một nước vốn trọng sự học, coi việc học là chìa khoá mưu sinh, thước đo thành đạt…như nước ta, bỗng giật mình, chới với như kẻ không biết bơi giữa ao sâu. Thật may, chính sách mở cửa như “cái cọc” giúp người dân tìm ra giải pháp tự cứu mình. Hội nhập, dân ta có thêm nhiều sự lựa chọn trong GD.
GD trong nước chưa tạo được niềm tin, người dân hướng ra GD nước ngoài, hoặc có yếu tố nước ngoài, mong chất lượng khá hơn. Nhưng cũng thời điểm này, lợi dụng khi các thiết chế GD còn manh nha, lỏng lẻo; người dân còn đang ngợp trước cái danh “quốc tế”…, một vài ĐH trong nước đã đục nước béo cò, vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm… sẵn sàng huỷ hoại tương lai dân tộc. Một số ĐH khác, có thể do thiếu thông tin, nên đã sập bẫy GD của nước ngoài.
Ở bậc phổ thông, ngành GD gần như không kiểm soát nổi các trường quốc tế. Cách đây 2 năm, lãnh đạo Sở GD-ĐT Tp. HCM xác nhận như vậy, tới nay tình hình cũng không khá hơn.
Nếu liên kết đào tạo (LKĐT) trong nước và dạy tại chức là “nồi cơm” của nhiều trường ĐH-CĐ cách đây chục năm, thì công việc ấy bây giờ “xưa” rồi. Thời thượng phải là LKĐT với nước ngoài.
Trong số các trường LKĐT, cũng có trường làm tốt, vì người học, vì chất lượng, danh dự và uy tín nhà trường. Song số này không nhiều.
112 chương trình liên kết với nước ngoài được Bộ GD-ĐT cấp phép là căn cứ đầu tiên để người dân lựa chọn. Tuy nhiên, một số trường đã liên kết chui, tức là liên kết với những chương trình rởm, không nằm trong số 112 chương trình của Bộ. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học khối các trường ĐH - CĐ, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT, Nguyễn Xuân Vang cũng tỏ ra âu lo trước thực trạng này. Song, vấn đề đáng nói nhất là, trong số những chương trình mà Bộ cho phép các trường LKĐT thì chất lượng cũng… không đồng đều.
Đây là vấn đề phức tạp và nhạy cảm nên xin nói chút ít về ĐH ở Mỹ, khu vực có nhiều ĐH liên kết với VN, ngõ hầu hiểu thêm về LKĐT.
ĐH Mỹ có những trường danh giá nhất thế giới nhưng cũng có nhiều trường chất lượng chẳng đâu vào đâu. Thành lập ĐH ở Mỹ được ví như mở một quán hàng. Song, để hoạt động lại cần có kiểm định. Kiểm định ở ĐH Mỹ có nhiều cấp độ khác nhau nhằm phục vụ một nền ĐH đại chúng, phân tầng ĐH. Mỹ giao quyền tự chủ gần như tuyệt đối về mặt chuyên môn cho giới đại học và khuyến khích thị trường cạnh tranh tự do trong GD. Điều này có thể giải thích tại sao Mỹ dễ dàng cho phép thành lập các trường tư có lợi nhuận.
Khi nói đến ĐH ở Mỹ thì phải phân biệt khái niệm “hợp pháp” và “có chất lượng” là rất khác nhau. Một trường hợp pháp, được kiểm định, được công nhận không có nghĩa là một trường đào tạo có chất lượng. Ông Xuân Thảo, nguyên cán bộ của Fullbright, người có hiểu biết về GD Mỹ, đã ví quan hệ liên kết trong đào tạo ĐH ở Mỹ như mua bán vàng. Anh vừa mua vàng bốn con 9 ở cửa hàng A, với hóa đơn 4 con 9 rành rành; nhưng khi sang ĐH B, người ta không quan tâm cái hoá đơn 4 con 9 ấy mà phải kiểm tra lại xem có đúng không. Sự so sánh đó để nói rằng, ĐH Mỹ nhiều tầng chất lượng.
Có lần hỏi chuyện một vị GS-TSKH ở ĐH quốc gia Hà Nội về LKĐT, vị này không trả lời mà ý nhị hỏi: Có thấy một ĐH danh tiếng nào liên kết với chúng ta không? Do vậy, mỗi người thận trọng khi đánh giá tấm “bằng quốc tế”, nhất là với các chương trình LKĐT.
Ai đó nói : "Xã hội cần những con người như thế nào thì ngành GD sẽ tạo ra những con người như thế". Phải chăng chúng ta đang cần nhiều ngàn tiến sỹ? Có thực bằng cấp như viên gạch gõ cửa quan và được hưởng ưu đãi đặc biệt nhờ chính sách chiêu hiền đãi sỹ? Cần phải nói thêm, một số chủ trương, chính sách của chúng ta bóng bẩy như bộ com- lê, nhưng nó không phải hàng may đo, lại được phát miễn phí cho người nông dân vốn quen đi đất với vai trần.
Tuy thế, chúng tôi vẫn tin rằng, đất nước và hầu hết người dân lương thiện đều khát khao thực học, thực tài. Trong khi các nhà quản lý GD đang cố gắng tìm lối ra cho bài toán chất lượng thì mỗi người hãy tự cứu mình. Trong một thế giới phẳng, với công cụ Internet trong tay, chúng ta có thể nhòm vào tận cửa các trường ĐH trên khắp hành tinh, có thể kiểm tra tính hợp pháp, thậm chí đọc nhận xét của từng học viên về chất lượng đào tạo của một trường nào đó… trước khi ra quyết định cho bản thân hoặc cho con em mình. Đừng “chết” vì thiếu hiểu biết./.


Ngô Thiệu Phong

Một năm học mới : mừng và lo.

Không giống như chủ đề năm học (vẫn “cũ” như năm ngoái), năm năm học mới 2010 - 2011 có nhiều nét mới. Sẽ có rất nhiều tiền dự án triển khai trong năm học này. Tiền cho phổ cập mầm non, tiền cho đề án trường chuyên và dạy ngoại ngữ từ lớp 3. Nhiều tiền như thế chứng tỏ nhà nước và cả xã hội rất quan tâm đến GD. Song, cũng như sự phát triển thể chất và tinh thần của một đứa trẻ, không phải cứ cho chúng học thật nhiều, ăn thật bổ béo đã là tốt. Điều này thậm chí còn gây hại với các chứng béo phì và “gà công nghiệp”, chưa kể thói ích kỷ và tâm lý hưởng thụ.
Chính vì thế, các dự án, đề án cho GD vừa là niềm vui, vừa là lo toan cho cả xã hội, trong đó có các thầy, các cô cùng cán bộ quản lý. Triển khai các dự án tiền tỷ thì ngành GD đã quen rồi, nhưng thực hiện hiệu quả vẫn còn khiến dư luận quan tâm, đây đó bức xúc.
Dự kiến năm học này, 20% học sinh lớp 3 học ngoại ngữ chính khoá. Tỷ lệ phần trăm nói trên sẽ tăng theo các năm. Đề án hàng ngàn tỷ này rục rịch từ lâu. Trong đề án dạy ngoại ngữ, người ta nói nhiều đến đầu tư cho tiếng Anh. Không biết 3 ngoại ngữ còn lại (Nga-Pháp-Trung) liệu còn đất sống? Vẫn chưa thấy Bộ công bố chính thức bộ CT và SGK ngoại ngữ theo CT 10 năm.
Tổng kết năm học vừa qua, có địa phương phàn nàn HS không mặn mà với trường chuyên (vì không còn chế độ tuyển thẳng với những HS đoạt giải trong kỳ thi HS giỏi quốc gia). Trong khi bồi dưỡng nhân tài như thế nào hiệu quả còn đang tranh cãi thì nhiều người khấp khởi với trường chuyên. Được biết, kinh phí đầu tư trong đề án phát triển trường chuyên khá lớn. Mỗi tỉnh không chỉ có 1 trường chuyên (như trước đây) mà tính theo tỷ lệ học sinh.
Sự kiện Ngô Bảo Châu vừa đoạt giải Field khiến nhiều người vững tin vào khối chuyên. Bởi GS Châu cũng từ cái lò chuyên ĐH Tổng hợp (cũ) mà ra. Thế nhưng trước khi đoạt giải, mấy ai biết Viện Toán, dù đã trả mức cao nhất, cũng chỉ được 5 triệu /tháng cho GS Châu mỗi khi anh về nước hợp tác cùng viện. Vẫn biết, GS về nước không vì tiền. Thế nhưng 5 triệu đồng kia đủ nói lên việc trả thù lao cho chất xám như thế nào. Với 5 triệu/tháng liệu có ươm mầm được những giải Field trong tương lai?
Báo chí mấy hôm nay vinh danh thủ khoa nhà nghèo đỗ đầu vào đại học. Dưới mỗi bài đều có địa chỉ để các nhà hảo tâm liên hệ giúp đỡ. Có người than: “Nguyên khí quốc gia" phải “hành khất” sự hảo tâm của xã hội. Giá như các em được hưởng một phần của cái kinh phí trường chuyên kia thì hay biết mấy. Bồi dưỡng nhân tài ở đó chứ đâu xa ?
Năm học mới, Hà Nội cấm mở quán Internet trong phạm vi 200m tính từ cổng trường. Ngành văn hoá đã dùng biện pháp hành chính với các yếu tố không gian để hạn chế một công cụ (Internet) mà bản chất của nó là xoá nhoà đi ranh giới. Cấm tiệm Games Online gần trường - một giải pháp tình thế thể hiện sự lúng túng trong quản lý.
Năm học mới sẽ không còn tiệm Games Online gần trường, GD pháp luật được đẩy mạnh, Hà Nội dạy “thanh lịch” từ tiểu học... Không biết việc dạy “chống tham nhũng” và “an toàn giao thông” trong trường mấy năm qua có để lại bài học kinh nghiệm quý báu nào cho những khoá học về “pháp luật” và “thanh lịch” tới đây hay không? Hiện nay, mầm non đã dạy “đèn xanh đèn đỏ”. Ấy thế mà học sinh vẫn lượn xe máy vèo vèo trước mặt công an.
Thế hệ chúng tôi, cách đây gần 30 chục năm, từng đứng ngây ra ngắm chú công an điều khiển giao thông ở ngã tư. Những động tác xoay mình, vẫy tay ra hiệu, chỉ tay làm hướng… duyên dáng, trang trọng và lịch thiệp. Còn bây giờ, nhiều chiến sỹ đứng thõng thượt, gẩy gẩy cái dùi cui trông hờ hững, bất cần và thiếu trách nhiệm. Từ cách điều hành như thế, chợt có liên hệ tiêu cực tới việc tuân thủ luật giao thông.
Dạy pháp luật, thanh lịch…cũng vậy thôi, đừng quá kỳ vọng; trường học phổ thông không phải ngôi nhà thần kỳ có thể biến mọi chủ trương, chính sách thành hiện thực.
Nâng cao ý thức pháp luật, dạy thanh lịch, quản lý chặt game online… cũng là một trong nhiều giải pháp ngăn chặn đánh nhau trong trường học - một sự việc nhức nhối xảy ra trong năm học vừa qua. Năm học mới này, học sinh sẽ được đánh võ Vovinam trong trường. Chợt nghĩ mà thấy lo. Dạy võ là dạy cái Đạo trước tiên. Không biết nhà trường có đủ võ sư hiểu được chữ Đạo trong võ học để dạy cho học sinh? Trong khi năm nào cũng có học sinh cũng chết đuối thì không thấy phổ biến dạy bơi ?


Ngô Thiệu Phong

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010

Tuyển sinh ĐH-CĐ: Còn mệt lắm thay!

Tuyển sinh ĐH-CĐ: Còn mệt lắm thay!
(VOV) - Người ta bảo tại sao thi tuyển sinh có trên dưới triệu học sinh, phân bổ ra ở nhiều vùng, vậy mà ngày thi, đường phố vẫn cứ chật như nêm?

Với những bậc phụ huynh từng đưa con đi thi hẳn biết, mỗi thí sinh bao giờ cũng đi kèm với một người nhà, phần đông là bố mẹ hoặc anh chị. Bởi đối với mọi người, kỳ thi vào ĐH - CĐ rất quan trọng, sơ sẩy một tý là lãng phí một năm. Trong khi đó, những sự không may cứ luôn rình rập, như trộm cắp, tai nạn giao thông, sức khoẻ… Ngay ở Hà Nội thôi, nhiều thí sinh đi thi cũng phải có người lớn đi kèm.

Một lượng người lớn đổ về các trung tâm tạo nên nhiều vấn đề xã hội khá phức tạp. Ví dụ như “quân số” nhiều gia đình ở Hà Nội và các trung tâm lớn trong những ngày này bỗng dưng đông hẳn lên vì con cháu ở quê lên dự thi. Dưới góc nhìn nào đó, điều này thể hiện sự quan tâm, đùm bọc lẫn nhau, nhưng đằng sau nó cũng phát sinh nhiều vấn đề khá tế nhị.

Trong công điện gửi các trường trước kỳ thi khi đợt II diễn ra, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã phải nhắc nhở thí sinh và các HĐT về điện thoại di động, vì ở đợt I, nhiều thí sinh bị đình chỉ do mang ĐTDĐ vào phòng thi. Nhắc lại những việc đã có trong quy chế tưởng thừa, nhưng ở ta lại cần thiết. Thế mới lạ! Hoá ra cái sự việc cỏn con như dùng điện thoại di động hoá phức tạp. Ngày nay, điện thoại di động đã trở thành vật bất ly thân. Điện thoại di động không chỉ là chiếc a-lô để nghe - gọi mà còn là phong cách của một bộ phận giới trẻ. Một chiếc Iphone trị giá trên chục triệu đồng chắc không ai dám để ngoài cổng trường thi. Với nhiều thí sinh ở xa thì biết gửi ai, chẳng lẽ gửi ông chủ nhà trọ? Còn để phụ huynh giữ thì làm sao liên lạc đón nhau khi tan thi? Bởi thế mới có chuyện thí sinh đã tắt máy, cho vào túi quần, nhưng chiểu theo quy chế vẫn bị đình chỉ thi. Thật tiếc!

Báo chí dùng từ “vượt Vũ Môn” để chỉ thí sinh đi thi trong kỳ thi này. Tương truyền ở thượng lưu sông Hoàng Hà (Trung Quốc) có mỏm đá to như hình ô cửa. Vua Vũ nhà Hạ, khi trị thuỷ đã đục phá khung đá này cho rộng thêm ra nên gọi là Vũ Môn. Trời mưa to, các loài cá kéo về để vượt Vũ Môn. Chỉ có loài cá chép lớn mới vượt qua Vũ Môn để ra biển và hoá thành xích long (rồng đỏ). Vì thế, Vũ Môn còn gọi là Long Môn, cửa hoá rồng. Thí sinh hôm nay đi thi đại học được ví như cá chép vượt sóng dữ, vượt Vũ Môn để hoá rồng.

Tuy nhiên, nếu có khả năng thực sự để đỗ kỳ thi tuyển sinh này, thì sau 4- 5 năm học tập ở đại học, không phải tất cả thí sinh đều “hoá rồng”. Thế kỷ 21- thế kỷ của hội nhập - chắc không còn như xưa, hễ đỗ ông nghè là vinh quy bái tổ và được bổ làm quan. Thế nhưng oái oăm thay, coi đại học là hướng đi duy nhất để thoát nghèo lại là tâm lý xã hội phổ biến hiện nay. Điều này nhiều người biết là chưa đúng, song nó tồn tại tức phải có cái lý của nó. Tâm lý xã hội này được củng cố và càng có cơ sở khi mà cơ cấu nền kinh tế chưa thực sự phát triển hài hoà, chính sách tiền lương có chỗ chưa hợp lý; chưa minh bạch và khoa học trong tuyển dụng... Vì thế, thật dễ hiểu khi thí sinh ùn ùn kéo nhau thi đại học, trong khi chất lượng đào tạo thì ai cũng biết, còn phải phấn đầu nhiều.

Tất cả những điều trên lý giải hiện tượng thí sinh sẵn sàng “một mất một còn” với kỳ thi vượt Vũ Môn bằng đủ các kiểu, như dùng điện thoại, giở tài liệu... Trong kỳ thi này, người ta đã chứng kiến thí sinh mù, liệt, gãy chân, đau ruột thừa… cũng cố dò dẫm tới trường thi. Hình ảnh vị phụ huynh không kịp dựng chân chống xe, để mặc nó đổ kềnh, hớt hải chạy vào trường đưa cho con chiếc máy tính cá nhân, thật ngộ, nhưng cũng đáng để giới chức nhiều bộ, ngành phải suy nghĩ.

Nếu như nền GD hôm nay đã xác định dành cho số đông, không còn là nền GD tinh hoa dành cho vài phần trăm dân số nữa, thì cách quản lý và tổ chức thi có lẽ nên thay đổi. Thi cử tác động đến nhiều gia đình. Hơn thế, thi cử như hôm nay thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Chính vì thế, một kỳ thi thành công không chỉ đo đếm bằng việc nó có đạt được mục đích, mà còn phải xem xét nó dưới góc độ hài lòng của cả xã hội./.
Ngô Thiệu Phong

Viết nhân dịp bác Nhân sang chơi nhà anh Châu

Mở lòng với nguyên khí quốc gia
Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu (Ảnh: Tuổi trẻ)
(VOV) - Lời mời của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân với GS. Ngô Bảo Châu mới đây có ý nghĩa như một chỉ dấu khẳng định: Nguyên khí quốc gia, quốc sách giáo dục… là những việc làm cụ thể chứ không chỉ là câu chữ trong bảng vàng, bia đá

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tới nhà riêng thăm GS. Ngô Bảo Châu, cho dù trước đó vài hôm, tại Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, với tư cách Chủ tịch Hội đồng, Phó Thủ tướng cũng đã gặp và chúc mừng thành tích khoa học của anh.

Trong buổi viếng thăm tại nhà riêng, Phó Thủ tướng ngỏ ý mời GS. Ngô Bảo Châu trở về và tham gia Chương trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về toán học giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030 sắp được Chính phủ ban hành.

Chưa có câu trả lời từ phía GS. Ngô Bảo Châu, nhưng lời mời của Phó Thủ tướng Chính phủ là một chỉ dấu tích cực cho thấy Việt Nam luôn sẵn lòng và tạo mọi điều kiện cho trí thức ở nước ngoài

Trả lời câu hỏi Báo Thanh niên về khả năng GS. Ngô Bảo Châu nhận lời mời trở về Việt Nam, GS. Nguyễn Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện toán học, Chủ tịch Hội toán học nói: “Nếu về Việt Nam, nước ta không thể có điều kiện trả lương như nước Mỹ đang trả lương cho GS. Châu. Anh ấy không có một tập thể đồng nghiệp giỏi làm việc cùng để có thể trao đổi những ý tưởng như ở Trường Đại học Chicago (Mỹ). Việc có một tập thể những nhà toán học giỏi là lý do quan trọng nhất để GS. Ngô Bảo Châu chọn Đại học Chicago. Nếu GS. Châu về hẳn Việt Nam thì quan hệ hợp tác giáo dục với quốc tế sẽ bị giảm. Việc mời chuyên gia giỏi thế giới đến Việt Nam, giới thiệu sinh viên Việt Nam với những thầy giỏi ở nước ngoài sẽ không thuận lợi”.

Để có những phát minh khoa học cần có môi trường nghiên cứu khoa học. Trong một hội thảo bàn về bồi dưỡng nhân tài, cố GS. Nguyễn Văn Đạo đã đặt vấn đề: Nếu GS. Ngô Bảo Châu không được sinh hoạt khoa học ở các nước có nền khoa học tiên tiến như Pháp và Mỹ thì liệu có “bổ đề cơ bản”- công trình giúp GS. Ngô Bảo Châu trở thành ứng viên số 1 cho giải thưởng Field năm nay không?

Chính vì thế, chúng tôi chia sẻ và đồng cảm với suy nghĩ của GS. Nguyễn Tuấn Hoa. Trí thức là tài nguyên của một quốc gia, nhưng tri thức là của chung nhân loại. Bởi thế, dù nhà khoa học ở đâu trên trái đất này nhưng thành tựu khoa học mà họ gặt hái được cũng là thành tựu chung của loài người. Khoa học không có biên giới. Ở hải ngoại, nhưng nếu có tấm lòng thì bất kỳ người Việt nào cũng có thể giúp ích cho quê hương.

Trong chính sách, Việt Nam luôn coi kiều bào “là bộ phận máu thịt không thể tách rời với đồng bào trong nước.” Trong chuyến thăm Hoa Kỳ cách đây 2 năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nói với bà con người Việt rằng: “Quê hương là vĩnh hằng, trong khi quá khứ đã là lịch sử”.

Còn cách đây 3 năm, trong buổi giao lưu trực tuyến giữa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với sinh viên, một sinh viên Việt Nam đang học ở nước ngoài hỏi về vấn đề trở về Việt Nam làm việc. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã trả lời rằng: “Các em cứ yên tâm học tập, nghiên cứu ở nước bạn cho thật giỏi. Khi nào cơ hội thuận lợi thì về Việt Nam đóng góp cho quê hương cũng chưa muộn”.

Xưa, tế tửu Quốc Tử Giám Thân Nhân Trung đã khắc vào bia đá Văn Miếu một câu nổi tiếng: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Cách đây 64 năm, Hồ Chủ tịch kêu gọi tìm người tài đức trên Báo Cứu quốc. Lời kêu gọi này đăng trang trọng bên cạnh Hiến pháp bất hủ 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Và đến hôm nay, trong số gần 90 triệu người dân Việt và hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài chắc “cũng không thiếu người có tài, có đức”.

Có thể điều kiện, môi trường nghiên cứu khoa học ở Việt Nam còn bất cập và GS. Ngô Bảo Châu còn cân nhắc xem làm thế nào để giúp quê hương được nhiều nhất, nhưng lời mời của Phó Thủ tướng Chính phủ có ý nghĩa như một chỉ dấu khẳng định: Nguyên khí quốc gia, quốc sách giáo dục… là những việc làm cụ thể chứ không chỉ là câu chữ trong bảng vàng, bia đá./.
Ngô Thiệu Phong

Bài này tặng bác Nhân

Đúng kế hoạch
(VOV) - “Đúng kế hoạch, đúng quy chế, an toàn, nghiêm túc…” là đánh giá của Bộ GD-ĐT về kỳ thi tốt nghiệp vừa qua. Trong số những từ nói trên, nếu được chọn một cụm từ để nói về kỳ thi, tôi chọn cụm từ: Đúng kế hoạch.

So với mấy năm trước, kỳ thi vừa diễn ra không có nhiều chuyện cho báo chí luận bàn. Nếu căn cứ vào số liệu Bộ GD-ĐT thống kê, thì kỳ thi năm nay bước đầu thành công. Kỳ thi diễn ra đúng kế hoạch, số thí sinh, giám thị vi phạm quy chế giảm nhiều so với năm ngoái.

Tuy nhiên câu hỏi về kỷ cương phòng thi vẫn cứ làm “nóng” cuộc họp báo sau thi. Có lẽ bằng trực cảm, báo chí vẫn chưa thực sự hài lòng và tin tưởng vào sự nghiêm túc ở nhiều hội đồng thi, song cũng chẳng có gì bác bỏ được những con số rất ấn tượng mà Bộ đã đưa ra.

Kỳ thi tốt nghiệp năm nay không còn thanh tra uỷ quyền cắm chốt, đề thi được đánh giá không khó, việc thành lập cụm thi riêng lẻ cũng đơn giản hơn nhiều.

Đến thời điểm này, lý do duy nhất mà Bộ GD-ĐT lý giải cho việc đột ngột rút toàn bộ số thanh tra uỷ quyền cắm chốt tại HĐT là: “Kỳ thi đã đi vào nề nếp”.

Tất cả những “dữ liệu đầu vào” như thế hứa hẹn tỷ lệ tốt nghiệp sẽ cao.

Được biết, cuối năm nay, ngành GD sẽ tổng kết phong trào “Hai không”- một phong trào mà nội dung chính là chống gian dối thi cử. Với kết quả như Bộ đã công bố về kỳ thi, cũng như những chuyển biến bước đầu từ khi “Hai không” xuất hiện, thì màn đoàn viên của “Hai không” hẳn sẽ rất có hậu?

Ở một diễn biến khác, kỳ thi tốt nghiệp kết thúc vào đúng thời điểm lãnh đạo nhiều ngành phải giải trình ở Kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khóa XII. Nhưng trong kỳ họp đang diễn ra, người ta không thấy lãnh đạo Bộ GD-ĐT trong danh sách phải trả lời chất vấn. Sự yên ổn của kỳ thi cũng làm nghị trường bớt “nóng” ở một nội dung vốn dĩ thường xuyên bức xúc.

Và ở một góc nhìn khác, người ta có thể thấy kết quả kHỳ thi mà Bộ đánh giá là thành công, cũng rất “hợp nhẽ” trong bối cảnh ngành GD đang có sự thay đổi nhân sự quan trọng.

Như vậy, có thể nói kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010 đã diễn ra “rất đúng kế hoạch”./.
Ngô Thiệu Phong

Trải thảm đỏ và tâm lý sính bằng cấp

Trải thảm đỏ và tâm lý sính bằng cấp
(Ảnh minh họa)
(VOV) - Mấy năm trước, nhiều địa phương, trong đó có Thủ đô Hà Nội, rầm rộ trải thảm đỏ đón nhân tài, nhưng nay hiện tượng này dường như ắng lại…

Nhân tài là ai? Đó là những Thủ khoa đại học; là Thạc sỹ, Tiến sỹ, là Giáo sư… Nhiều địa phương đã công bố mức hỗ trợ, chính sách ưu đãi để thu hút người tài về địa phương. Chính sách ưu tiên này nêu rõ với mỗi chức danh như Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ…thì được trợ cấp bao nhiêu tiền; chế độ nhà cửa, đất đai… ra sao?

Chính sách này có thể vẫn còn hiệu lực nhưng nhìn chung đang ắng đi. Thông tin từ báo chí cho thấy, ở nơi này nơi kia, giữa chủ trương và thực tế còn có khoảng cách khiến nhân tài cảm thấy nản. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến người tài chưa thực sự quan tâm tới lời mời gọi của các địa phương, trong đó không loại trừ các yếu tố tiêu cực trong tuyển dụng. Bên cạnh đó, việc hô hào trải thảm đỏ cũng mang nặng tính hình thức, thể hiện tâm lý thích bằng cấp của các địa phương.

Ai cũng biết, vị trí thích hợp nhất của Giáo sư, Tiến sỹ là giảng đường và các viện nghiên cứu. Trong khi đó, những địa phương trải thảm đỏ phần lớn là tỉnh lẻ, còn nhiều khó khăn. Đã là tỉnh khó khăn thì lấy đâu ra nhiều trường, nhiều viện để các Tiến sỹ, Giáo sư làm việc và giảng dạy? Con người không chỉ có nhu cầu vật chất để tồn tại mà còn cần có môi trường làm việc phù hợp để nâng cao chuyên môn của mình. Chính vì thế những người làm khoa học thực sự còn hờ hững với “tấm thảm đỏ” của địa phương trưng ra âu cũng là điều dễ hiểu. Trong khi đó, chính sách này lại là thời cơ vàng cho những kẻ cơ hội, coi bằng cấp là phương tiện để tiến thân. Phải chăng bằng giả, bằng dởm… cũng một phần bắt nguồn từ đây?

Chính vì thế, việc đưa ra các mức tiền hỗ trợ cho Giáo sư, Tiến sỹ… khi về địa phương công tác là rất chung chung, hình thức; thể hiện sự hiểu biết một cách méo mó giá trị của học vị, học hàm. Sẽ hợp lý hơn nếu như các tỉnh nêu cụ thể mình cần bao nhiêu Tiến sỹ, bao nhiêu Giáo sư, cho những vị trí nào, cơ quan nào... Nếu một địa phương mà sản xuất chủ yếu dựa vào nghề cá, có tiềm năng về thuỷ hải sản thì chắc chắn sẽ cần cán bộ trung cấp hay một kỹ sư chế biến thực phẩm hơn một Tiến sỹ có chuyên môn về lâm nghiệp!

Hiện nay, một số doanh nghiệp khi có nhu cầu tuyển dụng đã trực tiếp đến các trường đại học chọn những sinh viên ưu tú khi còn đang ngồi trên ghế giảng đường, chu cấp kinh phí để sinh viên học tập, nghiên cứu. Tất nhiên, khi đến trường chọn thì họ đã biết mình thiếu vị trí nào và cần những người như thế nào rồi.

Phải chăng xuất phát từ mong muốn thực sự cầu hiền và một việc làm chỉ mang tính hình thức, phô trương bằng cấp… nên có thể chung một mục đích, song lại có hai cách thực hiện khác nhau? Và khi chủ trương đúng nhưng thực hiện sai thì không hiệu quả, thậm chí tạo kẽ hở cho tiêu cực có cơ hội len vào; bằng giả, bằng dởm có thêm đất sống./.
Ngô Thiệu Phong

Thông tư 32 về đánh giá học sinh tiểu học

Thông tư 32 biến học sinh khá thành giỏi?
(VOV) - Sau một năm thực hiện Thông tư, nhiều địa phương vẫn còn có cách hiểu khác nhau, dẫn đến cách tính điểm cho học sinh khác nhau

Sau một năm thực hiện Thông tư 32 (Thông tư 32/2009/TT- BGDĐT) về đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, nhiều giáo viên (GV) vẫn chưa thực sự nhất trí với cách đánh giá theo Thông tư này. Việc chưa nhất trí thể hiện hai điểm.

Thứ nhất, trước khi ban hành Thông tư, hình như Bộ Giáo dục Đào tạo (GD-ĐT) chưa tham khảo ý kiến rộng rãi của GV, hoặc chưa có giai đoạn thử nghiệm, thí điểm. Thứ hai, quan điểm về đánh giá có sự khác nhau, thậm chí ngay cả cán bộ trong ngành giáo dục.

Dù thế nào đi nữa thì việc chưa tạo được đồng thuận trong giới nhà giáo về cách đánh giá cũng xem như một sự chưa thành công của cơ quan quản lý nhà nước khi ban hành chính sách.

Không những vậy, sau một năm thực hiện Thông tư, nhiều địa phương vẫn còn có cách hiểu khác nhau. Điều này chứng tỏ hướng dẫn thực hiện Thông tư 32 chưa nhất quán.

Giải thích nguyên nhân bùng phát học sinh giỏi bậc tiểu học năm học vừa rồi, dư luận cho rằng có “công lao góp sức” của Thông tư 32.

Nói đầy đủ và chính xác hơn, thì với cách hiểu chưa thống nhất, Thông tư 32 có thể đưa một học sinh từ học lực khá lên giỏi (hoặc ngược lại).

Thông tư 32 ghi rõ: “Học lực môn năm là điểm kiểm tra định kỳ cuối năm. Điểm kiểm tra định kỳ môn tiếng Việt là trung bình cộng của 2 bài Đọc và Viết (làm tròn 0,5 thành 1)”.

Với cách thể hiện như trên, nếu không được hướng dẫn chi tiết, Thông tư 32 có thể thực hiện theo hai cách, tạm gọi là, làm tròn trước trung bình cộng và làm tròn sau trung bình cộng. Với mỗi cách, có thể đưa học sinh từ khá lên giỏi (và ngược lại).

Ví dụ: Một học sinh có điểm đọc = 6,5 điểm; viết = 10 điểm. Có hai cách tính:

I/ Làm tròn trước trung bình cộng: 6,5đ => 7đ + 10đ = 17/2 = 8,5 => 9,0 => đạt loại giỏi.

II/ Làm tròn sau trung bình cộng: 6,5đ + 10đ = 16,5: 2 = 8,25 =>đạt loại khá.

Nhiều trường cho rằng, vì không có hướng dẫn chi tiết làm tròn điểm, nên đương nhiên không chọn cách (II), cách làm tròn điểm sau trung bình cộng khiến điểm của học sinh giảm đi. Thậm chí với cách (I) có học sinh còn được làm tròn tới 3 lần?!

Đây phải chăng chính là nguyên nhân bùng phát học sinh giỏi trong năm học 2009-2010 vừa qua?/.
Ngô Thiệu Phong

Nói zdậy mà hổng phải zdậy!

Nói zdậy mà hổng phải zdậy!
(Ảnh minh họa)
(VOV) - “Nhà xiêu thì các cột đều xiêu” là hình ảnh được đưa ra để giải thích thêm cho mẫu thuẫn này…

Trong hai đợt thi của kỳ thi tuyển sinh vào Đại học Cao đẳng (ĐH – CĐ) năm nay, với ý định tìm hiểu nguyện vọng về cách thức tuyển sinh, chúng tôi đã đặt câu hỏi này với nhiều trường đại học (ĐH).

Tất cả những trường được hỏi đều không muốn gộp kỳ thi tuyển sinh vào kỳ thi tốt nghiệp (gọi là kỳ thi THPT quốc gia) theo Đề án Đổi mới thi và tuyển sinh của Bộ nêu ra. Tất nhiên cách thể hiện ý này của lãnh đạo mỗi trường một khác. Ví dụ: “Nên giữ ổn định như hiện nay”, “Phương thức thi theo 3 chung có nhiều ưu điểm”, “Giai đoạn này chưa nên tổ chức kỳ thi THPT quốc gia”.v.v...

Trong câu chuyện bên bàn trà, lãnh đạo nhiều trường ĐH nói thẳng thắn rằng, lý do chưa thể tổ chức gộp thành kỳ thi THPT quốc gia là vì chưa tin tưởng vào chất lượng kỳ thi tốt nghiệp. Về việc này thì các trường ĐH đã có thực tế sau một vài năm được điều động đi làm thanh tra ủy quyền tại các hội đồng thi của kỳ thi tốt nghiệp phổ thông.

Còn nhớ, khi Đề án Đổi mới thi và tuyển sinh được đưa ra lấy ý kiến, có tới trên 60% các trường ĐH - CĐ nhất trí với kỳ thi THPT quốc gia. Tỷ lệ nói trên chắc vẫn còn lưu ở Bộ GD-ĐT. Bởi đã có hẳn một cuộc họp tổ chức tại đây để công bố số liệu nói trên.

Thật lạ, khi hỏi trực tiếp thì hầu hết các trường đều khẳng định không nên tổ chức kỳ thi THPT quốc gia. Nhưng khi bỏ phiếu theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT thì lại có trên 60% các trường nhất trí?!

Một vị hiệu trưởng của một trường ĐH lớn trả lời rằng, sở dĩ có chuyện ngược đời đó là do “văn hoá ứng xử của người Việt Nam ta nó vậy (?!)”. Khi lấy ý kiến bằng văn bản thì họ buộc phải đánh dấu vào ô đồng ý. Còn nếu hỏi họ có thực sự đồng ý không thì họ không nhất trí.

Dường như thấy chưa thuyết phục lắm, vị hiệu trưởng này đưa thêm ví dụ minh chứng. Chẳng hạn như mới đây, trên Báo Giáo dục Thời đại đăng ý kiến của lãnh đạo nhiều sở GD- ĐT về kết quả kỳ thi tốt nghiệp vừa diễn ra. Tất cả đều khẳng định tỷ lệ tốt nghiệp “phản ánh đúng chất lượng GD.” Vị hiểu trưởng kể: Trong số lãnh đạo sở trả lời phỏng vấn ấy có bạn thân của tôi. Họ đã nói với tôi về kỳ thi tốt nghiệp không giống như họ trả lời phỏng vấn.

“Nhà xiêu thì các cột đều xiêu” là hình ảnh mà vị hiệu trưởng đưa ra để giải thích thêm cho mẫu thuẫn nói trên. Vì thế, một hay một vài trường không thể là cái cột thẳng được.

Vị hiệu trưởng kết luận: “Văn hoá ứng xử của chúng ta nó buộc phải như thế”.

Chắc là khái niệm “văn hoá ứng xử” của vị hiệu trưởng này được hiểu theo nghĩa hẹp và phải để trong ngoặc kép, chứ ứng xử như thế mà gọi là “văn hoá” thì không chấp nhận được, chắc không ai đồng tình. Nhưng vấn đề đáng nói là hiện tượng ấy đang tồn tại.

Báo chí trong tuần chú ý tới trường hợp ông Dương Thế Phương, GĐ Sở GD- ĐT Bình Dương đứng lên xin từ chức trong phiên chất vấn của HĐND tỉnh. Có lẽ không chịu được áp lực từ nhiều phía nên ông Phương xin từ chức? Ông Phương nói với Báo Tuổi trẻ rằng: “Một vài đại biểu không hiểu được thực trạng giáo dục và đã so sánh với các tỉnh thành khác để đánh giá chất lượng giáo dục Bình Dương. Nhiều đại biểu cho rằng nhiều tỉnh thành khác tỉ lệ tốt nghiệp tăng 40-50%, trong khi đó tỉnh Bình Dương chỉ tăng hơn 9%...” Ông Phương tuyên bố: “Dù có từ chức, tôi vẫn siết chặt thi cử”. Câu nói thẳng thắn này được báo chí lấy làm tít trong loạt tin, bài viết về sự kiện nói trên.

Cứ liên hệ với hình ảnh “nhà xiêu các cột đều xiêu” của vị hiệu trưởng kia thì phải chăng ông Phương đã là cây cột thẳng?

Kiểu ứng xử “nói zdậy mà hổng phải zdậy” cần gọi đích danh là chưa minh bạch, thậm chí gian dối, chứ đừng gán cho nó mỹ từ “văn hoá ứng xử”!/.
Ngô Thiệu Phong

Dạy võ Vovinam trong trường học

Tự nguyện hay bắt buộc?
(VOV) - Công văn của Bộ GD-ĐT yêu cầu dạy môn võ Vovinam theo hình thức ngoại khoá, có điều kiện thì dạy, không bắt buộc… Tuy nhiên lại có kế hoạch đưa môn thể thao này vào trong chương trình Hội khỏe Phù Đồng (?).

Một lần nữa, câu chuyện tự nguyện - bắt buộc trong giáo dục lại xuất hiện một cách công khai?

Phát triển phong trào tập luyện võ Vovinam trong nhà trường được thể hiện ở Công văn số 4267 của Bộ GD-ĐT, ban hành tháng 7 vừa rồi. Công văn đề nghị đưa môn võ Vovinam vào chương trình thể dục ngoại khoá ở phổ thông.

Để tăng sức thuyết phục và làm cơ sở cho việc ra công văn này, Bộ GD-ĐT trích một đoạn phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kêu gọi đưa võ cổ truyền vào nhà trường tại Hội nghị triển khai công tác ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu năm 2009.

Tích cực thực hiện ý kiến chỉ đạo, cho dù không phải ở hội nghị của ngành, nhưng cũng thật đáng quý. Vậy tại sao dư luận lại quan tâm đến thế ?

Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV, Bộ GD-ĐT trả lời báo chí rằng, tuỳ điều kiện của cơ sở mà triển khai. Với các từ: “khuyến khích”,“ngoại khoá”,“tuỳ điều kiện”, “không bắt buộc”… được nói tới trong Công văn 4276, người ta có cảm tưởng chuyện dạy võ này rất “mở”, rất “thoáng”. Thế nhưng Công văn 4267 lại “nhắc khéo” một câu là “sẽ đưa Vovinam vào chương trình thi đấu chính thức từ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ VIII-2012”.

Đọc Công văn 4276 lại nhớ cạnh nhà có cậu học sinh mê game online. Cứ mỗi lần định lẻn đi chơi, mẹ cậu lại quát: “Mày cứ đi đi! Rồi về đây tao bảo”. Nghe vậy, nó không đi nữa. Nó biết thông điệp gì ẩn chứa sau câu mệnh lệnh tưởng như cho phép kia. Trong GD, cũng có nhiều việc, tưởng như tự chủ, tự nguyện... nhưng kỳ thực là bắt buộc.

Còn nhớ cách đây chục năm, Casio cũng gian truân lắm mới len chân vào được thị trường giáo dục được xem là màu mỡ và ổn định. Học sinh cứ việc mua máy tính bỏ túi mà dùng, nhưng nhớ một điều: Casio chiếm vị trí đầu tiên trong số ít các máy tính được phép đem vào phòng thi. Sau này Bộ GD-ĐT liệt kê thêm 2-3 loại máy tính khác cùng dòng chữ: “…và các loại máy tính khác tương đương”, nhưng trên thực tế, chẳng thí sinh nào dại mà liều lĩnh đem “cái tương đương” ấy đi thi.

Mua sách tham khảo là tự nguyện. Thế nhưng bài tập giáo viên ra lại có trong sách tham khảo mà trường bán. Hỏi cô sao có chuyện tréo ngoe đó. Cô bảo: Sách trên Phòng Giáo dục đưa về.

Học thêm được gần 1 tháng, học phí đóng cả rồi, khi đó giáo viên mới thò ra lá đơn xin học trên tinh thần tự nguyện.

Cái gọi là tự nguyện, tự chủ… trong giáo dục của ta nó thế đấy. Chuyện dạy võ trên tinh thần “có điều kiện thì làm”, về bản chất, liệu có khác mấy cái thứ “tự nguyện” kia?

Trả lời báo chí về việc dạy môn võ này, ông Ngũ Duy Anh đưa ra một nguyên tắc: “Tất cả những hoạt động đưa vào nhà trường làm cho các học sinh vui hơn, khỏe hơn… thì chúng tôi khuyến khích”. Vâng, cũng chỉ mong có vậy thôi: Giáo dục hãy vì học sinh, đừng vì bất kỳ một cái gì khác ngoài học sinh. Phụ huynh đã mướt mồ hôi với cái điệp khúc tự nguyện theo kiểu bắt buộc ở trường phổ thông hiện nay rồi. Bây giờ lại khoác cái tự nguyện ấy lên giáo viên, nhà trường… thì phụ huynh chịu sao nổi?./.
Ngô Thiệu Phong

Vai suy nghĩ khi xem hoa hậu 2010

Từ màn thi ứng xử hoa hậu 2010 nghĩ về phương pháp giáo dục
Hoa hậu Việt Nam 2010 (Ảnh có tính chất minh họa)
(VOV) - Kiến thức và kỹ năng là hai yếu tố hàng đầu khiến cho phần thi ứng xử của cuộc thi hoa hậu chưa thuyết phục người xem

Một Hoa hậu và hai Á hậu ra mắt khán giả. Người ta bình cô này đẹp hơn cô kia. Chuyện bình thường. Chuẩn về cái đẹp của mỗi người thường không giống nhau. Tuy nhận xét về năng lực trí tuệ thể hiện ở khâu ứng xử thì khá thống nhất: Thiếu tự tin và khả năng diễn đạt vụng.

Còn nhớ cuộc thi người đẹp năm nào, giám khảo hỏi thí sinh: Nếu có một điều ước, em ước điều gì ? Câu hỏi xưa như trái đất. Câu trả lời còn cổ xưa hơn: “Em muốn làm người này, người kia để giúp ích cho đồng bào, cho quê hương…” Người xem cười thầm. Dại thế! Sao không ước có thêm mười điều ước nữa? Tha hồ mà xây dựng quê hương và làm từ thiện…

Nội dung câu trả lời trong các cuộc thi người đẹp thường nghèo nàn, rập khuôn, sáo, nghe… không thật. So sánh sự nết na của người phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp bên ngoài, thể nào cũng trích dẫn câu “cái nết đánh chết cái đẹp”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn…”. Trời ơi! Thời buổi này, cả “gỗ”, “sơn” đều phải tốt và chẳng nên để cái “nết” đánh chết cái gì cả.

Các em thiếu tự tin? Không sai. Nhưng cái tự tin ở đâu ra? Phải có cái gì trong đầu thì mới tự tin được chứ? Trên thực tế, cũng có người diễn thuyết kém. Cái này hiện được gọi là kỹ năng mềm. Đã là kỹ năng thì chỉ có thể rèn luyện.

Nói tóm lại, kiến thức và kỹ năng là hai yếu tố hàng đầu khiến cho phần thi ứng xử của cuộc thi hoa hậu chưa thuyết phục người xem.

Hoa hậu và Á hậu đều là sinh viên của những trường đại học lớn, trong đó có cả Đại học Quốc tế. Cuộc thi hoa hậu năm nay có chuyên gia từ Mỹ về đào tạo cho màn ứng xử. Tuy nhiên, khoá học ngắn hạn ấy cũng chẳng thể thay đổi được phương pháp giáo dục áp đặt của 12 năm phổ thông cùng thói quen coi thường trẻ, nuôi dạy kiểu gia trưởng của nhiều gia đình.

Đố các bạn: Chiếc đồng hồ treo trong lớp học hướng lên phía giáo viên hay quay xuống học sinh? Chỉ một vật dụng nhỏ thế thôi cũng đủ biết giáo dục vì ai. Thế mà nhiều người cứ hô: “Học sinh làm trung tâm”.

Phương pháp giáo dục thầy giảng giải, trò ghi chép tồn tại hàng chục năm nay

Nền giáo dục áp đặt, thủ tiêu sự chủ động, sáng tạo đã có từ lâu trong sự học của nước ta. Nó được gia cố vững chắc hơn bằng tập quán, lề luật của một xã hội Á Đông. Đứa trẻ trước khi muốn thể hiện suy nghĩ của mình đều phải “uốn luỡi 7 lần” xem liệu “trứng (có) khôn hơn vịt”, có “cầm đèn chạy trước ô tô”, có “múa rìu qua mắt thợ”? Những ràng buộc và cản trở ấy khiến học sinh khó, thậm chí không bộc lộ được mình.

Chương trình- sách giáo khoa được xây dựng và biên soạn theo lối thầy giảng giải - trò ghi nhớ. Thế mới có chuyện “rắn là một loài bò”. Phương pháp dạy không cho phép học sinh nêu ý kiến trái ngược. Trong suốt bậc học phổ thông, học sinh chỉ trình bày những cái thầy đã dạy chứ không dám nói điều mình suy nghĩ. Gần đây, việc này cũng có cải tiến, nhưng chủ yếu là hình thức. Một vài giáo viên tâm huyết cũng muốn khơi dậy sự chủ động của học sinh, nhưng lại sợ “cháy” giáo án, và quan trọng hơn, là không đáp ứng được yêu cầu của một nền giáo dục ứng thí./.
Ngô Thiệu Phong

Cao đẳng cộng đồng : sinh không dưỡng

Mô hình Cao đẳng cộng đồng ở Việt Nam: Có sinh mà không dưỡng
Ảnh minh hoạ
(VOV) - Là một mô hình đào tạo mềm dẻo, linh hoạt nhưng sau 10 năm bắt đầu xây dựng trường học đầu tiên đến nay mô hình Cao đẳng cộng đồng vẫn chưa có một quy chế riêng để phát triển

Việt Nam tiếp cận với mô hình Cao đẳng Cộng đồng (CĐCĐ) từ những năm 80 của thế kỷ trước. Đến đầu những năm 2000 thì bắt đầu xây dựng những trường đầu tiên. Đến nay đã có 16 trường đi vào hoạt động.

Sau 10 năm, mô hình CĐCĐ ở Việt Nam vẫn chưa có một quy chế riêng cho dù loại hình trường này có tính đặc thù.

Là một môi trường đào tạo mềm dẻo linh hoạt, đáp ứng nhu cầu nhân lực ở địa phương…, nhưng việc tuyển sinh, chương trình học, thời gian học, đối tượng học… vẫn tuân theo những quy định dành cho các trường đại học – cao đẳng (ĐH-CĐ) bình thường khác nên hoạt động rất khó, nếu không muốn nói là không thể hoạt động theo đúng bản chất của mô hình C.

Nếu không thực hiện đúng bản chất thì CĐCĐ ở Việt Nam thực chất có phải là CĐCĐ? Vậy thì nó là cái gì? Câu hỏi này chưa có lời giải. Một trường Cao đẳng Sư phạm ở địa phương chuyển sang mô hình Cao đẳng đa ngành, đa hệ thì khác gì một trường CĐCĐ (hoạt động theo kiểu Việt Nam) ?

Còn nhiều câu hỏi cần phải đặt ra cho mô hình CĐCĐ như các trường đại học địa phương đang thực hiện chức năng của trường CĐCĐ như thế nào? Mô hình CĐCĐ có phải là giải pháp tối ưu cho sự phát triển giáo dục chuyên nghiệp nói riêng và xây dựng nền giáo dục đại học đại chúng nói chung? Áp dụng mô hình trường CĐCĐ như thế nào là thích hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương…?

Tại một diễn đàn quốc tế năm 2004, Bộ GD&ĐT cho biết bài toán quan hệ giữa quy mô và chất lượng giáo dục đại học được giải quyết khi phát triển mô hình CĐCĐ và đào tạo từ xa. Song thực tế diễn ra lại không giống với chủ trương. Có sự lúng túng trong thực hiện chiến lược giáo dục đại học hay ngành giáo dục xây dựng chiến lược chưa trúng?

Sự kiện các trường CĐCĐ kỷ niệm 10 năm xây dựng và phát triển dường như không thu hút được nhiều sự quan tâm của báo giới và dư luận bằng việc đón GS Ngô Bảo Châu trở về từ Đại hội Toán học Thế giới với tấm Huy chương danh giá Fields. Bù lại, sự có mặt trong chốc lát của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga tại lễ kỷ niệm cũng an ủi phần nào.

Nhiều trường CĐCĐ thức thời đã cởi bỏ chiếc áo CĐCĐ để lên đại học. Họ nguỵ biện rằng đại học cộng đồng về bản chất cũng như CĐCĐ. Thực ra đại học hay cao đẳng là chỉ cấp độ đào tạo chứ không thuần tuý là từ định danh, có tính võ đoán. Việc nâng cấp lên đại học của một số trường CĐCĐ thể hiện tính thực dụng của nhà trường và sự lúng túng trong quy hoạch mạng lưới, phát triển loại hình trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam. CĐCĐ ở Việt Nam hiện đang lâm vào tình cảnh có sinh mà không dưỡng./.
Ngô Thiệu Phong

Lạm thu đây.

Lạm thu đầu năm học - Cần nhìn từ nhiều phía
Câu chuyện lạm thu học phí tồn tại dai dẳng (ảnh minh hoạ)
(VOV) - Lạm thu có nguồn gốc sâu xa từ việc đầu tư kinh phí, quản lý thu chi… trong nhà trường nói riêng và giáo dục nói chung hiện chưa hợp lý, từ đó dẫn tới thiếu minh bạch.

Nói về tình trạng lạm thu, mới đây lãnh đạo một vài Sở GD-ĐT quả quyết trên báo: “Phụ huynh có thể từ chối các khoản thu tự nguyện”. Xin thưa, trong hai chữ “tự nguyện” đã bao hàm ý các vị nói rồi. Vấn đề ở chỗ không đóng không được. Việc lãnh đạo một số Sở GD-DT nhắc ý này càng làm dư luận thêm buồn… cười. Bởi nó tô vẽ cho một quyết tâm trên giấy, quyết tâm bằng lời. Hơn nữa, chính ngành Giáo dục cũng tự nhận là có lúc, có nơi không quản lý nổi vì chính địa phương đồng ý cho trường thu một số khoản ngoài quy định.

Đầu năm học này, Bộ GD-ĐT ra Công văn 4718/BGD&ĐT-GDTrH, ngày 11/8/2010, hướng dẫn nhiệm vụ năm học, trong đó có một nội dung khuyến khích các địa phương thu tiền xây dựng và tiền học trên 6 buổi/tuần. Công văn nói rõ việc thu trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc, nhưng hiểu và thực thi công văn này ở cơ sở như thế nào hẳn mỗi người đều biết. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận nói, ông từng đi họp phụ huynh. Vậy Bộ trưởng có biết thực tế này?

Câu chuyện lạm thu không mới nhưng tồn tại dai dẳng ắt có lý do. Nếu như phụ huynh ca thán đủ mọi khoản tiền phải nộp thì nhà trường cũng đặt câu hỏi: Tiền đâu chi cho bảo vệ, lao công? Bánh xà phòng rửa tay ai mua…? Phải chăng đó là lý do khiến Bộ GD-ĐT đã ra những công văn kiểu bật đèn xanh để thu tiền (như CV4718/BGD&ĐT-GDTrH)? Nếu đúng vậy thì phải chăng Bộ cũng biết chỗ vướng rồi nhưng không gỡ nổi vì liên quan đến các bộ ngành khác, thậm chí cả luật?

Lạm thu có nguồn gốc sâu xa từ việc đầu tư kinh phí, quản lý thu chi… trong nhà trường nói riêng và giáo dục nói chung hiện chưa hợp lý, từ đó dẫn tới thiếu minh bạch.

Không thể giải quyết dứt điểm lạm thu khi chưa có nghiên cứu, khảo sát xem có thực là các trường không đủ kinh phí cho hoạt động giảng dạy tối thiểu hay không. Nếu thiếu thì giải quyết ra sao cho hợp lý hợp tình (nghĩa là đúng luật và hợp lòng dân).

Gần đây, núp bóng xã hội hoá giáo dục, một nhóm phụ huynh kêu gọi đóng tiền để trang bị máy tính, máy chiếu, máy điều hoà… cho những phòng mà con em họ đang học. Bản chất của việc này cũng là lạm thu. Cần phải nhận thức rằng, cả ngôi trường đó là do nhân dân xây dựng bằng tiền thuế. Vì thế nó phục vụ bình đẳng cho cả cộng đồng. Bây giờ một nhóm phụ huynh đóng góp một chút, rồi biến nó thành của riêng e không phù hợp, nhất là trong phạm vi cùng trường. Việc làm này dễ dẫn tới sự phân biệt trong thái độ, suy nghĩ, hành động… của học sinh, giáo viên. Tiếp đó là nhiều hệ lụy xảy ra như chạy đua để được dạy và học trong những căn phòng tiện nghi, rồi tiền điện, rồi các phòng học khác cũng không thua chị kém em, đua ganh, tạo gánh nặng cho gia đình nghèo…

Nhà nước trân trọng sự giúp đỡ của phụ huynh, nhưng mọi sự giúp đỡ đều phải hướng tới cái đích là dạy và học tốt hơn. Không để đặc quyền của một nhóm nhỏ ảnh hưởng tới sự công bằng chung, tiềm ẩn nhiều rắc rối phát sinh.

Hiện ở Việt Nam có đủ loại hình trường lớp đáp ứng được các yêu cầu của phụ huynh và học sinh. Đa dạng loại hình cũng là xã hội hoá giáo dục. Ai có đủ khả năng thì cho con ra nước ngoài học, dưới một chút thì học trường quốc tế trong nước, rồi trường chuyên, trường tư thục, trường điểm… Chúng ta không kìm hãm sự sáng tạo và phát triển, chúng ta không chấp nhận sự cào bằng, cùng níu kéo nhau để rồi chất chìm…, nhưng giáo dục là lĩnh vực đặc thù, không thể áp dụng máy móc phương pháp quản lý và điều hành của một mô hình khác vào giáo dục được./.
Ngô Thiệu Phong

Mấy bài viết cho vov

Thí điểm dạy tiếng Anh ở lớp 3:
Rối tinh rối mù
(VOV) - Dự định 550 điểm mới đủ tiêu chuẩn dạy, nhưng chỉ có 28 giáo viên đạt.

Hội nghị triển khai thí điểm dạy tiếng Anh ở tiểu học họp đến gần giờ Ngọ nhưng nhiều giáo viên vẫn chưa chút hết “bầu tâm sự”, dù Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển vẫn kiên trì lắng nghe hết các ý kiến.

Cả nước có 148 giáo viên kiểm tra trình độ để dạy thí điểm thì chỉ 28 người đạt 550 điểm TOFEL, 88 người đạt 400 điểm. Chẳng biết điểm ấy ở mức độ nào, nhưng một vài chuyên gia Anh ngữ cho hay, 550 điểm mới ở mức trung bình khá. Như vậy là giáo viên trình độ chưa cao hay yêu cầu của Bộ cao quá?

Dự định 550 điểm mới đủ tiêu chuẩn dạy, nhưng chỉ có 28 giáo viên đạt. Phải chăng chính vì thế mà Bộ rút xuống mức 400 điểm, thêm được 88 giáo viên? Chắc chắn vẫn chưa đủ. Nhiều giáo viên băn khoăn, vậy những nơi giáo viên chưa đạt ( theo đánh giá của Bộ ) thì triển khai thí điểm thế nào? Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết là đã tham khảo ý kiến chuyên gia, “sau một năm, những giáo viên đạt 400 điểm có thể đạt đến trình độ 550 điểm vì đi dạy cũng là đi học”.

Thực ra chuyện điểm TOFEL không “nóng” bằng chuyện trường dạy thí điểm được cái gì? Một cuộc “mặc cả” diễn ra ngay tại hội nghị đến mức lãnh đạo Bộ phải… nói to hơn bình thường: “Đừng nghĩ Bộ phải có cái gì mới làm. Nếu không Bộ không mời làm thí điểm nữa. Sẽ có nhưng đòi ngay thì Bộ không có đâu”.

Trước khi diễn ra hội nghị này mấy hôm, trong một cuộc phỏng vấn (do người viết bài thực hiện), PGS Nguyễn Lộc, Phó Viện trưởng Viện KHGD, Phó trưởng Ban đề án ngoại ngữ tiết lộ: Các địa phương rất thích được thí điểm dạy tiếng Anh từ lớp 3”. Chẳng biết sự “rất thích” đó với cuộc mặc cả trong hội nghị nói trên có gì liên quan?

Cuộc “mặc cả” chưa kết thúc nếu Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển không kiên quyết: “Bộ chưa quyết danh sách trường nào tham gia thí điểm. Sau hội nghị, hiệu trưởng sẽ quyết định trường mình có tham gia thí điểm không, sau đó báo cáo lên Bộ. Nếu băn khoăn thì đừng làm, Bộ không mời”.

Kể cũng lạ, thí điểm đã muộn một năm; nay các trường đã dạy được nửa tháng, vẫn chưa biết trường nào sẽ thí điểm? Hay đây là giải pháp tình thế của Bộ khi mà số giáo viên đạt yêu cầu còn “khiếm tốn”?

Bộ cũng thông báo, “nơi nào thí điểm dạy tiếng Anh mà không nằm trong danh sách báo lên Bộ, sau này, những góp ý chỉ mang tính tham khảo.”

Như vậy là thí điểm “ngoài luồng” không có quyền đóng góp ý kiến. Hình như Bộ sợ thí điểm bị… “điểm” kém ?

Dẫu triển khai có muộn mằn nhưng Bộ rất quyết tâm với tuyên bố: “Không dạy tiếng Anh tiểu học theo kiểu cuốn chiếu. Năm sau, nếu có sách tiếng Anh lớp 6 thì dạy luôn, không chờ lớp 5 lên mới dạy. Cũng vào năm sau, khi triển khai đại trà, chỉ những nơi nào đủ điều kiện Bộ mới coi chính thức là đại trà”.

Thật khó hiểu! Không biết rồi đây thi cử sẽ thế nào với kiểu học xôi đỗ này. Liệu có rơi vào cảnh phải soạn hai bộ đề thi tốt nghiệp môn tiếng Anh cho học sinh học 10 năm và 7 năm ?

Dạy tiếng Anh từ lớp 3 không chỉ nan giải về chất lượng mà ngay cả số lượng giáo viên cũng có vấn đề. Bộ nói: “Biên chế giáo viên thuộc quyền của địa phương”. Trong khi các trường phàn nàn “nơi có nơi không”. Trước đây dạy ngoại ngữ tự chọn thì có thể hợp động ngắn hạn, nhưng nay đã là môn chính khoá thì không thể hợp đồng. Kể cả khi có biên chế giáo viên tiếng Anh, với định biên 1,5 giáo viên/lớp (dành cho trường dạy 2 buổi ngày), thì vẫn thiếu, vì phải dạy 4 tiết tiếng Anh /tuần. Khi đó, số tiết sẽ tăng lên trên 7 tiết /ngày, điều này trái với quy định.

Để dạy tiếng Anh hiệu quả, Bộ yêu cầu tối đa là 35 học sinh /lớp. Nhưng điều này thật khó, vì những nơi có điều kiện thí điểm, số học sinh trong một lớp thường đông.

Với tiếng Anh, Bộ cho phép dùng các loại sách khác (ngoài bộ sách do Bộ biên soạn) để dạy. Song phải dạy đúng chương trình để tiện việc quản lý và đánh giá. Tuy nhiên, cái khó ở đây là liệu giáo viên có thể “phiên”, có thể “ánh xạ” từ chương trình (của Bộ) sang sách của nhà trường đang dạy?
Ngô Thiệu Phong

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

HCM theo tư tưởng cộng hoà

Viết về kinh tế thị trường định hướng XHCN trên DL

"Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" có thực tồn tại không?
• Chính trị - xã hội
Nguyễn Ngọc Già
Men theo cuộc phỏng vấn của phóng viên Thời báo kinh tế Sài Gòn, tôi đặc biệt chú ý đến đoạn văn dưới đây:
Trung ương Đảng có hẳn một nghị quyết bàn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (1). Về vấn đề này, nhìn chung có hai cách tiếp cận.
Cách thứ nhất, định hướng xã hội chủ nghĩa nghĩa là phải sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, khống chế sở hữu tư nhân và kiểm soát kinh tế tư bản.
Cách tiếp cận thứ hai là theo định lượng. Ví dụ: người nghèo phải được giúp đỡ; những đối tượng dễ bị tổn thương phải được đảm bảo về an sinh phúc lợi; việc phát triển phải đảm bảo bền vững; phân bổ phúc lợi phải đồng đều...
Muốn phúc lợi được phân bổ một cách tương đối công bằng, thì nguồn tài nguyên quốc gia phải được quản lý và các thế hệ phải có quyền kiểm soát. Những nhóm lợi ích ngày càng thao túng chính sách phải được kiểm soát, còn những nhóm không có tiếng nói hoặc tiếng nói yếu ớt cần phải được nâng đỡ.
Nhóm chuyên gia chúng tôi đang đi theo hướng thứ hai.
Theo PGS.TS Phạm Duy Nghĩa cho biết, "Trung ương Đảng có hẳn một nghị quyết bàn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" (1) và nội dung chính của Nghị quyết này có hai cách tiếp cận (như trên) để hiểu về "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".
Chúng ta cũng được biết, "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" làtên gọi một hệ thống kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam sáng tạo và chủ trương triển khai tại Việt Nam từ thập niên 1990, hệ thống kinh tế này, cho đến nay, chính Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chỉ có giải thích hạn chế và chung chung rằng, đó là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nguyên nhân của tình trạng này là hệ thống kinh tế này là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử. Thêm vào đó, công tác lý luận ở Việt Nam về hệ thống kinh tế này còn chưa theo kịp thực tiễn. Gần 20 năm theo đuổi chủ trương xây dựng hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng các thể chế cho hệ thống này hoạt động vẫn chưa có đầy đủ. Mãi tới hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, Đảng mới ra nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30 tháng 1 năm 2008 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Và, mãi tới ngày 23 tháng 9 năm 2008, Chính phủ Việt Nam mới có nghị quyết số 22/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện nghị quyết 21-NQ/TW. (nguồn wikipedia)
Như vậy, chúng ta phải đặt ngay câu hỏi : "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có thực tồn tại không?" khi khái niệm quan trọng nhất mà chính ĐCSVN cũng thừa nhận rằng: "hệ thống kinh tế này là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử" thì mọi sự hồ nghi cho khoa học vẫn còn nguyên đó. Liệu những gì ĐCSVN sáng tạo và triển khai trên thực tế có đủ cơ sở để bảo đảm đó thật sự là một vấn đề khoa học?
Hình như Lénin có nói: "Lý thuyết mà không có thực tiễn là lý thuyết suông, thực tiễn mà không có lý thuyết là thực tiễn mù quáng". Tuy chưa hẳn đồng ý hoàn toàn với câu nói của Lénin, nhưng điều đó cũng có ý nghĩa giữa lý thuyết và thực tiễn luôn cần phải gắn liền mới đảm bảo một khái niệm, một tư tưởng, một phát minh, một phát hiện... có giá trị thực tế của nó. Mặt khác, theo Triết học duy vật biện chứng của Marx, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau và tác động trở lại vật chất thì chúng ta cần đặt ra câu hỏi:
"Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một phạm trù vật chất có thực trong xã hội loài người chăng?" Nếu quả vậy, lúc bấy giờ chúng ta hãy tiến hành nghiên cứu để biến nền kinh tế có thực này trở thành hiện thực thông qua một hệ thống lý thuyết.
Không hề ngoa ngôn để nói, nếu đây là một phạm trù vật chất có thực nhưng chưa được loài người phát hiện cho đến khi ĐCSVN phát hiện, thì nền kinh tế này "hoàn toàn xứng đáng nhận giải Nobel về kinh tế và những ai đặc nền móng cho khái niệm "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" được xem là những nhà kinh tế vĩ đại có công khai phá những học thuyết kinh tế tiến bộ nhất của xã hội loài người" (!). Tuy nhiên, có thực là nền kinh tế này đang tồn tại thật sự dưới một dạng vật chất nào mà con người chưa phát hiện ra??? Tôi vô cùng nghi ngại khi có ai đó cho rằng: "Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" là một nền kinh tế có thực mà xã hội loài người nói chung chưa hề biết đến cho đến khi ĐCSVN phát hiện ra(!!!).
Chúng ta đều biết về quả táo của Newton. Thật vậy, một lực hấp dẫn trong vật chất và lực này phải tập trung ở tâm quả đất đã tồn tại trong tự nhiên mà loài người không ai biết đến cho đến khi Isaac Newton phát hiện. Một ví dụ sống động không kém đó chính là Galileo Galilei đã phát hiện ra thuyết nhật tâm . Điều chúng ta cần nhấn mạnh ở đây là những sự vật, hiện tượng trong tự nhiên là đã tồn tại và con người có trách nhiệm tìm ra để phục vụ cho con người. Có thể ai đó sẽ nói rằng, đấy là khoa học tự nhiên không thể áp vào khoa học kinh tế, xin thưa, hãy nghĩ và nhớ lại về phép biện chứng hữu cơ giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và cả trong xã hội, cũng như Charles Robert Darwin cho biết "Thật vô nghĩa khi nói một loài vật tiến bộ hơn loài khác". Thật vậy, loài người khá ngạo mạn và tự đắc nên luôn coi mình hơn các loài vật khác mà những thiên tai cứ trút xuống đầu con người bất chấp những gì con người phát minh, phát hiện vẫn thua cả những con ếch, hay một đàn châu chấu.
Vậy cơ sở nào để bảo đảm "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" tiến bộ hơn "kinh tế thị trường"??? nếu như "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" là có thật?
Chúng ta không thể nghiên cứu cái không có thật trong tự nhiên nói chung và trong xã hội loài người nói riêng. Hơn nữa, những gì thuộc về khoa học mà nếu chúng ta vẫn còn hồ nghi thì không ai cấm cản con người tiếp tục nghiên cứu, thậm chí quá trình nghiên cứu có thể là năm, ba thập kỷ, tuy nhiên khi còn trong vòng nghiên cứu thì xin chớ đem áp dụng cho thực tiễn, bởi lẽ ngay chỉ với những liều thuốc thử nghiệm để tìm ra vacsin chống virus HIV người ta vẫn đang miệt mài nghiên cứu để phục vụ cho con người mà không hề dám ngoa ngôn hay cẩu thả đem áp dụng đại trà dù cho là những liều thuốc có vẻ mang lại nhiều hy vọng trước tiên cho những bệnh nhân AIDS.
Khi PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa và các cộng sự chưa trả lời được câu hỏi :"Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có thực tồn tại không?" thì dù cho ông tìm ra được cách tiếp cận thứ ba, thứ tư hay thứ n thì cũng chỉ là công cốc!
Công cốc còn ở chỗ, ngay từ đầu bài phỏng vấn, ông đã nêu rằng: "Trung ương Đảng có hẳn một nghị quyết bàn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", điều này mặc nhiên, ông cho rằng CÓ tồn tại một "nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"??? Tôi đặc biệt lưu ý từ "CÓ HẲN" của ông như một sự xác quyết về sự tồn tại bấy lâu nay của nền kinh tế này và ông cùng các đồng sự chỉ còn làm sao tìm ra cách tiếp cận nhanh nhất, tốt nhất vấn đề thôi (!) Nếu quả vậy, PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa và các cộng sự cần đưa ra định nghĩa hoặc khái niệm cụ thể bằng những chuẩn mực rõ ràng về nền kinh tế này, thêm vào đó để đảm bảo cho "sự thật này", các định nghĩa hay khái niệm của ông cần được bảo vệ trước các nhà kinh tế học quốc nội và thế giới, kèm theo là một sự chứng nhận về một phát hiện (hay phát minh) hoàn toàn mới về một nền kinh tế ưu việt của loài người tính cho đến nay. (Đây là ý kiến thật sự, không hề có ý mai mỉa). Chúng ta đều thấy, bất cứ một phát minh, phát hiện lớn nhỏ nào cũng cần phải được con người công nhận một cách rộng rãi.
Vậy, PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa, trưởng nhóm chuyên gia của báo cáo và các cộng sự trước khi tiếp tục nghiên cứu vấn đề quá lớn và vô cùng quan trọng, hãy xác định liệu "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" có thực không đã. Khi có đủ cơ sở cho rằng nền kinh tế này là một thực thể hiển hiện không gì có thể chối cãi bằng minh chứng khoa học, thì chúng ta hãy nói về "hai cách tiếp cận" mà ông đã nêu ra, song song đó hãy nói về một hệ thống lý luận mới mà theo ông:
là theo định lượng. Ví dụ: người nghèo phải được giúp đỡ; những đối tượng dễ bị tổn thương phải được đảm bảo về an sinh phúc lợi; việc phát triển phải đảm bảo bền vững; phân bổ phúc lợi phải đồng đều...
Muốn phúc lợi được phân bổ một cách tương đối công bằng, thì nguồn tài nguyên quốc gia phải được quản lý và các thế hệ phải có quyền kiểm soát. Những nhóm lợi ích ngày càng thao túng chính sách phải được kiểm soát, còn những nhóm không có tiếng nói hoặc tiếng nói yếu ớt cần phải được nâng đỡ.
...và những giá trị tư tưởng này, dường như là chuẩn mực chung cho phần lớn các nước, các nền kinh tế, các chế độ chính trị trên toàn thế giới hướng đến như là những giá trị không còn là mới mẻ trong xã hội loài người của thế kỷ XXI.
Cuối cùng, cho đến nay, sau khi gia nhập vào WTO, Việt Nam vẫn đang kêu gọi các nước trên thế giới công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Phải chăng mục tiêu này thiết thực và ý nghĩa hơn nhiều so với cố gắng chứng minh về cái gọi là "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"?!
Nguyễn Ngọc Già

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2010

Bài hay viết về Nguyễn truờng Tộ và Fukuzawa trên Tia sáng

Từ Fukuzawa Yukichi nhìn về Nguyễn Trường Tộ
Nguyễn Cảnh Bình

Có thể nói, ở hai ông Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi (Phúc-Trạch Dụ-Cát). Có rất nhiều sự tương đồng về thời đại, về đất nước, về tình hình thế giới bởi cả hai sống cùng trong một giai đoạn lịch sử. Từ thực tế trên, việc so sánh hai nhân vật lịch sử này, đồng thời cũng là những nhà tư tưởng về cải cách, mở cửa có thể mang lại cho chúng ta nhiều điều thú vị.

Những điểm tương đồng

Có thể nói, Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ là hai người sinh cùng thời, và cả hai đều học rất giỏi. Điều thú vị nữa là hai người đều sinh ra từ một vùng đất có truyền thống, chứ không không phải ở thủ đô. Hai ông không xuất thân từ gia đình quá giàu có, nhưng cũng không phải ở gia đình quá nghèo.

Hai nước Nhật và Việt Nam ở thời mà các ông sinh sống thì cũng có một vài điểm tương đồng. Thí dụ như hai nước cùng đóng cửa với thế giới, nhưng bắt đầu bị các quốc gia phương Tây nhòm ngó.

Tại Nhật, năm 1853, hạm đội Mỹ xuất hiện gây một cú sốc lớn trên khắp nước Nhật. Anh trai thúc giục Fukuzawa tới Nagasaki học tiếng Hà Lan để nắm vững về súng ống phương Tây. Khi đó, ông mới 23 tuổi. Đến tháng 8-10/1858, Fukuzawa được bổ nhiệm làm người dạy tiếng Hà Lan cho lãnh địa Nakatsu. Tháng 7/1859: Nhật mở cửa ba cảng biển theo các điều khoản của "Hiệp ước hoà bình và hữu nghị", được ký một năm trước đó với Mỹ và một số nước châu Âu.

Ở Việt Nam, năm 1858, Pháp đánh Đà Nẵng. Nguyễn Trường Tộ lúc đó 30 tuổi, Nhà thờ xã Đoài mời ông làm giáo viên dạy chữ Hán. Giám mục Gauthier dạy ông tiếng Pháp và khoa học thường thức phương Tây.

Hai người cùng đi nước ngoài hầu như cùng thời điểm, như vậy cả Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa có điều kiện tiếp xúc Tây học từ sớm, biết tiếng Hà Lan, tiếng Anh, tiếng Pháp. Lại có dịp được ra nước ngoài nên hai ông có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với văn minh, với thế giới vật chất và công nghệ của phương Tây, từ đó hình dung trong đầu những hoạt động, những tư tưởng mang tinh thần cải cách.

Đầu năm 1860, trong khuôn khổ các điều khoản của hiệp ước, chính quyền Shogun quyết định phái sứ giả sang Mỹ. Fukuzawa tình nguyện đi theo đoàn sang San Francisco, Mỹ. Từ Mỹ về trong năm đó, ông dịch và xuất bản cuốn sách đầu tay “Kaeitsugo”. Khoảng ba năm đầu sau đó, Fukuzawa chỉ chuyên tâm học hành và viết cuốn sách đầu tiên.

FUKUZAWA YUKICHI
(1835-1901)

Sinh tại thành phố Osaka, trong một gia đình Samurai cấp thấp. Đến năm 1837, cha ông qua đời đột ngột ở tuổi 44. Cuộc sống khó khăn, ông phải giúp gia đình và cho mãi đến năm 14 tuổi mới được đến trường. Không chỉ dừng lại ở một nhà tư tưởng, Fukuzawa đã bắt tay làm rất nhiều việc, từ mở trường dạy học, lập tờ báo, dịch sách để hướng những đề xuất, ý tưởng, giải pháp của mình vào đông đảo người dân và trí thức Nhật Bản, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển nhanh chóng về nhận thức, hành động và phát triển của người dân cũng như đất nước Nhật Bản.
Trong những năm 1861-1863, ông sang châu Âu theo đoàn đàm phán mở thêm cảng biển và điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Ông đến các nước như Pháp, Anh, Hà Lan, Đức, Nga và Bồ Đào Nha. Trong vai trò phiên dịch, Fukuzawa quan sát được rất nhiều điều mới mẻ và các thể chế tổ chức như bệnh viện, kho vũ khí, hầm mỏ, trường học. Dựa vào những điều chứng kiến trong chuyến đi, Fukuzawa xuất bản tập đầu tiên của tác phẩm Thực trạng phương Tây (Seiyo jijo). Tác phẩm này của ông được bán chạy nhất lúc bấy giờ. Đến năm 1866, ông hoãn việc viết tiếp tập hai cuốn Thực trạng phương Tây để giành thời gian dịch cuốn Kinh tế chính trị của J. H. Burton. Trong cuốn sách xuất bản năm 1867, ông thảo luận về “những cột trụ chính yếu” và mạng lưới xã hội vô hình thiết lập nên xã hội văn minh. Sau đó, ông tiến hành dịch các tác phẩm quan trọng của Anh cho người Nhật đọc, học tập và tiếp thu.

Còn ở Việt Nam, những năm 1859-1860, Nguyễn Trường Tộ được giám mục Gauthier đưa qua Hương Cảng, Singapore, Thụy Sĩ. Trên đường đi ông có ghé Roma yết kiến Giáo hoàng rồi cuối cùng sang Paris theo học trong gần 2 năm.

Vào năm 1861, khi Đại đồn Kỳ Hoà thất thủ, ông nhận làm phiên dịch cho Pháp với mong muốn góp phần mình cho sự hoà hoãn hai bên. Ông viết thư gửi triều đình trong đó nêu ý kiến là nên hoà với Pháp. Sau đó, ông viết bản điều trần đầu tiên. Đến quãng năm 1862-1863, ông thôi không làm phiên dịch nữa vì thất bại trong việc điều đình. Thời gian này, ông tham gia xây cất tu viện ở Sài Gòn và dồn tâm trí soạn kế hoạch giúp phát triển đất nước. Vào tháng 3/1863, ông gửi triều đình văn bản “Bàn về tình thế lớn trong thiên hạ”. Tiếp đó, ngày 29/3/1863, ông gửi bản Trần tình. Một năm sau đó, ông gửi triều đình văn bản “Kế hoạch duy trì hoà ước mới”, và “Kế hoạch làm cho dân giàu nước mạnh”. Tất cả là những bản điều trần!

Và những khác biệt

Nhưng đáng tiếc thay, nếu so sánh với Fukuzawa, Nguyễn Trường Tộ có nhiều nhược điểm, thiếu sót. Điểm mấu chốt làm nên sự khác biệt giữa công cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật và thời kỳ trì trệ của Tự Đức ở Việt Nam có lẽ cũng bắt nguồn từ chính sự khác biệt về lối tư duy và hành động của hai nhà trí thức đại diện này.

Năm 1867, Fukuzawa lại sang Mỹ, tới Washington và New York với nhiệm vụ thương lượng mua tàu chiến của chính phủ Mỹ. Nhưng mục đích chính của Fukuzawa là tìm mua sách cho các sinh viên và ông đã mua sách bằng tất cả số tiền mà ông có. Về nước, Fukuzawa mở trường KEIO. Chỉ trong năm đó (1867), số học sinh của trường đã lên đến 100. Thời gian này, ông chủ yếu đọc, viết sách và giảng dạy. Những cuốn sách miêu tả cuộc sống phương Tây của ông rất được người dân Nhật Bản yêu thích, điều đó cho thấy sự quan tâm của người dân đối với thế giới bên ngoài.

Với kinh nghiệm học được từ người phương Tây qua sách vở và những chuyến thị sát, ông đã nhiệt huyết truyền bá những tư tưởng tiến bộ bằng mọi cách có thể. Ông đã tách mình ra khỏi biến động chính trị cuối thời Mạc phủ Edo, thầm lặng dịch và viết sách.

Ngày 4/7/1868, cuộc nội chiến giữa hai phe cải cách và bảo thủ ở Nhật Bản bùng nổ. Fukuzawa đã nói với học sinh, lúc bấy giờ chỉ còn 18 người: “Cho dù có bất kỳ điều gì xảy ra, cho dù cuộc chiến tranh tàn phá đất nước ta như thế nào, chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ kiến thức của phương Tây. Chừng nào ngôi trường này còn đứng vững, Nhật Bản vẫn sẽ là quốc gia văn minh trên thế giới”.

Sau năm 1868, Fukuzawa dành hết thời gian, sức lực cho công việc giảng dạy ở Keio và giúp lập thêm nhiều trường học mới. Ông cũng dịch và viết thêm nhiều sách về phương Tây, viết những sách giáo khoa cơ bản về rất nhiều lĩnh vực như vật lý, địa lý, nghệ thuật quân sự, nghị viện Anh, các mối quan hệ quốc tế. Sau đó, vào năm 1876, Fukuzawa xuất bản cuốn Khuyến học, tác phẩm nổi tiếng nhất. Ông thúc giục người Nhật học đọc, học viết, học những phép toán và bàn tính, cách để sử dụng khối lượng và dụng cụ đo đạc, rồi tiếp đến là học những lĩnh vực khoa học khác như địa lý, vật lý, lịch sử, kinh tế và đạo đức. Lúc này, ông 41 tuổi.

NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
(1828 - 1871)

Sinh tại Bùi Chu, Hưng Nguyên, Nghệ An. Ông học rất giỏi, ngoài việc học với cha ở nhà, ông còn theo học nhiều thầy đồ nổi tiếng trong vùng. Tuy mất sớm ở tuổi 43 nhưng ông đã đề xuất rất nhiều kế hoạch cải cách táo bạo, nhằm đưa đất nước thoát khỏi cảnh trì trệ, tiến lên trở thành một quốc gia dân giàu nước mạnh. Đáng tiếc, những bản điều trần của ông thời đó đã không được trọng dụng.
Về Nguyễn Trường Tộ, những công việc thì vẫn như vậy. Năm 1865, ông gửi triều đình văn bản “Về việc mua thuyền và đóng thuyền máy”. Vào đầu năm 1866, khi được mời đến Huế, ông tiếp tục gửi văn bản “Kế hoạch khai thác tài nguyên đất nước”. Đến tháng 4/1866: ông thảo thư Tây Soái có châu phê của Vua. Đây vẫn là một bản điều trần và gửi thư cho Vua. Tháng 8/1866, Nguyễn Trường Tộ cùng giám mục Gauthier đến Huế, chuẩn bị đi Pháp, được vua Tự Đức tiếp kiến.

Từ tháng 9 đến hết năm 1866, ông tiếp tục gửi văn bản và thư tới triều đình, cụ thể như văn bản “về việc học thực dụng” và “Phải tạm thời dựa vào Pháp” và những bức thư về vấn đề khác nhau. Vào năm 1867,ông cùng một số quan chức đáp tàu đi Pháp. Tháng 3 năm đó, ông tới Paris. Rồi đến ngày 15/11/1867, ông soạn văn bản “Tế cấp bát điều”. Tháng 2/1868, về tới Huế, ông được vua Tự Đức tặng thưởng. Tháng 3 năm sau đó, Nguyễn Trường Tộ viết: “Tổ chức gấp việc khai mỏ”.Trong các tháng 3-5/1868, ông viết nhiều văn bản thúc giục triều đình cử người đi Pháp học

Tiếp tục như vậy, suốt năm 1871, Nguyễn Trường Tộ viết rất nhiều văn bản đề xuất việc thông thương với Pháp như “Chỉnh đốn quân đội và quốc phòng”, “Canh tân và mở rộng quan hệ ngoại giao”, “Về chính sách nông nghiệp”; “nên mở cửa chứ không nên khép kín”. Rất tiếc, ngày 24/11/1871, Nguyễn Trường Tộ mất ở quê, hưởng thọ 41 tuổi. Nguyễn Trường Tộ mất sớm nhưng tôi tin rằng, dù ông còn sống, ông sẽ vẫn không làm gì khác hơn ngoài việc viết tấu trình.

Nguyễn Trường Tộ đã liên tiếp gửi lên triều đình Huế 30 bản điều trần đề xuất canh tân, xây dựng đất nước giàu mạnh và gần sáu chục bản điều trần khác đề cập đủ mọi lĩnh vực.

Tôi không nghĩ rằng ở thời đại Nguyễn Trường Tộ, việc mở trường có quá nhiều khó khăn. Việc dịch sách, ngược lại thì rất khó vì lúc đó hầu như chúng ta chỉ sử dụng tiếng Hán và phụ thuộc nhiều vào sách dịch của người Trung Quốc. Tại Trung Quốc, mãi đến những năm 1903, Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi mới ồ ạt triển khai dịch sách của phương Tây cho người Trung Quốc, điều này cho thấy Nguyễn Trường Tộ khó lòng làm được việc này ở Việt Nam thời điểm đó.

Còn Fukuzawa thì vào năm 1875 xuất bản cuốn "Văn minh khái luận" ra đời, nhằm thuyết phục trí thức Nhật Bản chấp nhận quá trình hiện đại hoá. Ngày 1/3/1882, Fukuzawa tự mình xuất bản tờ Jiji-shimpo. Trước đó, Fukuzawa muốn mở một tờ báo nhằm thúc đẩy việc sớm thiết lập Nghị viện nhưng kế hoạch này đã bị gác lại vì sự chia rẽ nội bộ. Năm 1885, Fukuzawa viết bài báo gây rất nhiều tranh cãi Datsu - a - ron [Thoát Á Luận], kêu gọi Nhật Bản hãy học theo phương Tây và nhanh chóng hiện đại hóa…

Đánh giá của hậu thế

Lịch sử biết đến Fukuzawa Yukichi như một nhà cải cách chính trị xã hội, nhà giáo dục tiên phong, nhà tư tưởng tiêu biểu của Nhật Bản từ cuối thời Edo, đầu thời Minh Trị, thời kỳ diễn ra những chuyển biến lớn lao trong lịch sử Nhật Bản. Tư tưởng của ông có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào Khai sáng ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tạo tiền đề cho Nhật Bản trở thành một cường quốc trên thế giới. Lòng biết ơn của người Nhật đối với Fukuzawa được thể hiện qua việc in hình ông trên tờ tiền 10.000 yen, dù ông không phải là một đấng quân vương hay võ tướng lỗi lạc của đất nước Mặt trời mọc.

Fukuzawa để lại ngôi trường Keio mà ngày nay là Đại học Keio (hiện trường Keio hệ chính thức có khoảng 28.000 sinh viên và 5.000 nghiên cứu sinh). Ông cũng để lại hàng chục cuốn sách dịch và nhiều sách do ông viết. Ông được coi là người khởi xướng cho việc dịch sách ở Nhật Bản, mang lại tác động to lớn cho xã hội Nhật Bản.

Còn đối với Nguyễn Trường Tộ, theo nhiều học giả và công chúng, các bản điều trần của ông nếu được áp dụng là một sách lược lớn biến Việt Nam thành một nước hùng cường, tạo nên chuyển biến quan trọng trong lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Học giả Lê Thước phê bình công nghiệp bình sinh của ông: "Nguyễn Trường Tộ là nhà khoa học, nhà chính trị và cũng là nhà tân học nước ta xưa. Tư tưởng và kiến thức của tiên sinh hơn người đồng thời muôn nghìn".

Tên của ông được đặt cho nhiều trường học và đường phố tại Việt Nam, nhưng chưa có đồng tiền nào mang hình ông mặc dầu ông cũng được coi là nhà tư tưởng tiến bộ, có tinh thần cách tân. Nguyễn Trường Tộ thường được trí thức Việt Nam coi là hình mẫu thất bại trong mong ước hiện đại hóa Việt Nam vào thế kỷ 19. Nhiều người cũng coi ông như bài học để chỉ ra sai trái của triều đình mà quên đi những sai lầm của chính ông.

Tư tưởng tiền nhân để lại

Fukuzawa tin rằng giáo dục là cách duy nhất để đạt tới văn minh, bởi bản chất của văn minh là sự phát triển kiến thức và đạo đức nội tại của dân tộc:

"Văn minh có nghĩa là đạt được cả những tiện nghi vật chất lẫn sự nâng cao tinh thần của con người. Nhưng cái tạo ra những tiện nghi vật chất và nâng cao tinh thần của con người là kiến thức và đạo đức, [do đó] bản chất của văn minh chính là quá trình phát triển kiến thức và đạo đức con người."

Fukuzawa là người đưa ra nguyên tắc nổi tiếng: "Độc lập quốc gia thông qua độc lập cá nhân", tức là một xã hội muốn phát triển phải dựa trên những cá nhân có khả năng tư duy độc lập và sáng tạo, chứ không phải dựa vào chính phủ. Ông kêu gọi các sĩ phu Nhật Bản làm việc theo phương châm "coi trọng quốc gia và coi nhẹ chính phủ", tự tin vào sức mạnh cá nhân mà không phụ thuộc vào sức mạnh của người khác.

Tháng 5 năm 1863, Nguyễn Trường Tộ soạn xong ba văn bản để gửi lên Triều đình Huế: bản thứ nhất là Tế cấp luận, bản thứ hai là Giáo môn luận, bản thứ ba là Thiên hạ phân hợp đại thế luận. Trong ba bản đó, bản Tế cấp luận là văn bản quan trọng nhất. Nội dung của bản này đề cập đến việc canh tân và phát triển đất nước. Với Tế cấp luận ông đã khẳng định: "Tế cấp luận thâu tóm trí khôn của thiên hạ 500 năm nay... Bài Tế cấp luận của tôi nếu đem ra thực hành hàng trăm năm cũng chưa hết".

Trong giáo dục, ông phản đối lối học tầm chương trích cú, đóng cửa khư khư giữ lấy cái sự học lỗi thời chỉ cốt có học vị bằng cấp. Ông chủ trương học để thực hành. Ngay cả bản thân, ông không hề đề tên ứng thí một khoa nào, không hề có bằng cấp gì nhưng kiến thức của ông sâu rộng mang tầm bách khoa, uyên thâm trong nhiều lĩnh vực.

Theo ông cần phải đưa vào chương trình giáo dục những tri thức về nông nghiệp, địa lý, thiên văn, công nghệ, luật pháp, nghĩa là những gì xã hội, cuộc sống hiện đại thực sự cần tới trước mắt và lâu đài, chứ không phải dùi mài tứ thư ngũ kinh với những giáo huấn xa vời của Khổng Mạnh. Ông cũng sớm đề xuất soạn Tự điển cho người học, nghiên cứu Hán học, Tây học.

Dường như toàn bộ sự nghiệp, tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ chỉ gói gọn trong mấy từ viết điều trần. Không thể đếm được ông đã viết bao nhiêu bản điều trần trong cuộc đời ngắn ngủi của ông, và dù những bản điều trần này được rất nhiều trí thức Việt Nam hiện đại ca ngợi là tư tưởng lớn thì cũng chỉ dừng lại ở mức độ đề xuất, chứ không phải là bắt tay vào làm (thực hiện). Trong khi đó, Fukuzawa đã dịch và viết nhiều sách, mở trường dạy học, lập báo, hợp tác và hướng dẫn các trí thức quốc gia láng giềng. Fukuzawa có gửi điều trần lên Thiên Hoàng nhưng không nhiều và không phải là hành động chính yếu của ông. Có thể khi đó, Minh Trị đã là một nhà vua anh minh nhưng ở Fukuzawa, tư duy là hành động. Điều quan trọng hơn nữa, đó là Fukuzawa hướng những đề xuất, ý tưởng, giải pháp của mình vào đông đảo người dân và trí thức Nhật Bản. Ông truyền tinh thần canh tân của mình cho hàng nghìn sinh viên theo hoc ở Keio, cho hàng triệu người Nhật qua các cuốn sách ông dịch, và qua những bài báo gây nhiều tranh cãi…

Qua bài học thành công và thất bại của Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ có thể tìm ra được cách hành xử thích đáng hơn của trí thức Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.