Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010

Thông tư 32 về đánh giá học sinh tiểu học

Thông tư 32 biến học sinh khá thành giỏi?
(VOV) - Sau một năm thực hiện Thông tư, nhiều địa phương vẫn còn có cách hiểu khác nhau, dẫn đến cách tính điểm cho học sinh khác nhau

Sau một năm thực hiện Thông tư 32 (Thông tư 32/2009/TT- BGDĐT) về đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, nhiều giáo viên (GV) vẫn chưa thực sự nhất trí với cách đánh giá theo Thông tư này. Việc chưa nhất trí thể hiện hai điểm.

Thứ nhất, trước khi ban hành Thông tư, hình như Bộ Giáo dục Đào tạo (GD-ĐT) chưa tham khảo ý kiến rộng rãi của GV, hoặc chưa có giai đoạn thử nghiệm, thí điểm. Thứ hai, quan điểm về đánh giá có sự khác nhau, thậm chí ngay cả cán bộ trong ngành giáo dục.

Dù thế nào đi nữa thì việc chưa tạo được đồng thuận trong giới nhà giáo về cách đánh giá cũng xem như một sự chưa thành công của cơ quan quản lý nhà nước khi ban hành chính sách.

Không những vậy, sau một năm thực hiện Thông tư, nhiều địa phương vẫn còn có cách hiểu khác nhau. Điều này chứng tỏ hướng dẫn thực hiện Thông tư 32 chưa nhất quán.

Giải thích nguyên nhân bùng phát học sinh giỏi bậc tiểu học năm học vừa rồi, dư luận cho rằng có “công lao góp sức” của Thông tư 32.

Nói đầy đủ và chính xác hơn, thì với cách hiểu chưa thống nhất, Thông tư 32 có thể đưa một học sinh từ học lực khá lên giỏi (hoặc ngược lại).

Thông tư 32 ghi rõ: “Học lực môn năm là điểm kiểm tra định kỳ cuối năm. Điểm kiểm tra định kỳ môn tiếng Việt là trung bình cộng của 2 bài Đọc và Viết (làm tròn 0,5 thành 1)”.

Với cách thể hiện như trên, nếu không được hướng dẫn chi tiết, Thông tư 32 có thể thực hiện theo hai cách, tạm gọi là, làm tròn trước trung bình cộng và làm tròn sau trung bình cộng. Với mỗi cách, có thể đưa học sinh từ khá lên giỏi (và ngược lại).

Ví dụ: Một học sinh có điểm đọc = 6,5 điểm; viết = 10 điểm. Có hai cách tính:

I/ Làm tròn trước trung bình cộng: 6,5đ => 7đ + 10đ = 17/2 = 8,5 => 9,0 => đạt loại giỏi.

II/ Làm tròn sau trung bình cộng: 6,5đ + 10đ = 16,5: 2 = 8,25 =>đạt loại khá.

Nhiều trường cho rằng, vì không có hướng dẫn chi tiết làm tròn điểm, nên đương nhiên không chọn cách (II), cách làm tròn điểm sau trung bình cộng khiến điểm của học sinh giảm đi. Thậm chí với cách (I) có học sinh còn được làm tròn tới 3 lần?!

Đây phải chăng chính là nguyên nhân bùng phát học sinh giỏi trong năm học 2009-2010 vừa qua?/.
Ngô Thiệu Phong

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ