Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Nước mình nghèo là phải thôi.

Mời bà con đọc tại đây:
http://vov.vn/blog/nuoc-minh-van-con-ngheo-la-phai-thoi-361610.vov

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Có phải nước mình nó thế?



Ở Hà Nội (và nhiều nơi khác ở VN) mình hay bắt gặp cảnh này (ảnh). Mấy anh chị ở các đơn vị có công trình ngầm thường dựng xe máy che chắn để đào bới, sửa chữa. 

Chụp ngã tư Tràng Tiền-Hàng Bài sáng 24/10 ở trung tâm ngàn năm văn hiến

Giả sử bây giờ mình (lỡ) đâm vào mấy chiếc xe máy đang dựng một cách ngang ngược để che chắn kia thì sao nhỉ?  Chắc chắn mình toi! Nếu chưa toi mà còn đủ sức lồm cồm bò dậy hoặc mở cửa bước ra thì sẽ ăn vài cái bạt tai của mấy anh công nhân. Biết đâu còn được khuyến mại thêm câu chửi: Đ...t mẹ mày mù à?

Nhưng đấy là cách ứng xử ở xứ ta thôi. Còn ở nước ngoài, đem luật ra mà xét thì chưa biết thế nào. Đoán rằng tòa xử mình thắng 99,9% là chắc.

Thế mà ở ta mấy chuyện cản trở giao thông một cách ngỗ ngược và bất chấp như thế này được xem là bình thường?! Không cần biển báo. Màu sắc, trang phục và hoạt động của nhân viên ở đó được mặc định như một thứ biển báo rồi. Họ đang làm việc công và họ cho mình cái quyền bỏ qua các quy định về an toàn.

Chưa nói tới chuyện to tát là coi thường tính mạng, chỉ cần nhìn ở tính chuyên nghiệp cũng đủ thấy cái kiểu làm ăn “dư lày” có mà đến mục thất mới trở thành một nước công nghiệp (như ước vọng đến 2020).

Có lần mình nghỉ tại một khách sạn ở Philippin thấy nhân viên dọn vệ sinh lau sảnh tới đâu đều rê các tấm biển màu vàng có dòng chữ sàn ướt, trơn trượt đi theo để cảnh báo. 



Có vậy mới tránh được cái những cái chết lãng xẹt (nhưng man rợ và khủng khiếp) như trẻ em rơi xuống cống, xuống hố; người đi đường bị dây điện tròng vào cổ ngã quật mặt xuống đất; tảng bê tông rơi từ tầng cao công trình, tông vào đít xe tưới cây trên đường cao tốc…

Quyền con người là bất khả xâm phạm. Việc công cũng quan trọng nhưng xét cho cùng thì việc công cũng nhằm phục vụ quyền con người. Bởi thế nếu quyền con người bị xếp sau việc công cùng những người thực thi công việc ấy thì xã hội bất ổn, lòng người bất an.         

Từ chuyện anh công nhân dùng xe máy như một thứ barie- biển báo đến việc xe buýt, xe biển xanh, biển đỏ hung hăng mà chẳng thấy bị thổi còi; rồi cả người thực thi việc công cũng tự coi mình như vua, việc mình làm nhất định đúng, bất chấp phản ứng của người dân..., thì thấy, cứ đà này, để tiến tới một xã hội pháp quyền…Hai… ai…aiz…, còn lâu lắm!       

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Chỗ ngồi trong phòng họp lớn Quốc hội Đức.

Mời các bác xem ở đây:
http://vov.vn/blog/cho-ngoi-trong-phong-hop-quoc-hoi-duc-359632.vov

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Cà phê rễ tranh và nhạc cổ điển.


Đang buồn thì anh Xương khoe Cần Thơ có quán cà phê chơi nhạc cổ điển, mình chộp luôn, bảo hôm nào rỗi đi. Cái gì chứ ham chơi thì ở Cần Thơ anh Xương chỉ chịu về nhì. Quay ra quay vào một lát đã thấy anh bảo đặt bàn rồi, tôi, bác, thằng Zăng (Văn) và con gái tôi, đủ bàn 4. He he.  

Văn lai mình đến quán cà phê Fresh. Bác trông xe vừa nhìn thấy nói cậu đặt bàn chưa, hết chỗ rồi. Nhìn dãy xe máy chừng 30 chiếc dựng ngay ngắn biết quán nhỏ, khách cũng tầm tầm, dạng như mình (công chức, sinh viên…) nên mạnh dạn đẩy cửa bước vào.

Anh Xương và con gái đã chờ sẵn. Mình vừa ngồi thì đèn tắt. Hướng mắt về góc phòng thấy một người cầm ghi ta và một người ngồi bên đàn piano. Trước khi chơi nhạc, anh chàng cầm ghi ta nói giọng nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc, yêu cầu mọi người tắt chuông điện thoại và trò chuyện vừa đủ nghe.

Tiếng nhạc vang lên...Mình chiêu một ngụm nhỏ cà phê thơm lừng để nén cảm xúc.


Hóa ra là song tấu chứ không phải tam tấu như hình dung ban đầu. Hải, người chơi ghita đồng thời là chủ quán cho biết, cậu chơi violon hôm nay bận. Tiếc!

Hải được học nhạc bài bản. Nhưng ông chủ sinh năm 85 này cũng sòng phẳng thừa nhận bán cà phê là chính, nhạc chỉ là phụ. Hải tự tin với chất lượng cà phê của quán khi tự hào nói về truyền thống rang xay có tiếng của gia đình. Quả thật! Mùi thơm và vị cà phê ở đây khá đặc biệt.

Câu chuyện giữa chúng tôi với Hải không chỉ dừng lại ở thương mại. Có một điều như tâm nguyện, vượt ra ngoài chuyện mưu sinh, Hải muốn làm một điều gì đó có ý nghĩa. Hải chia sẻ: Có thể ban đầu các bạn trẻ chưa quen nhưng rồi sẽ quen. Bên cạnh những bản nhạc cổ điển có tính hàn lâm, bọn em cũng chơi một số bản nhạc trẻ quen thuộc, nhưng đó chỉ là giai đoạn đầu, gu nhạc của quán vẫn là cổ điển.

Chuyện tới đây lại nhớ lần tới quán cà phê Rễ Tranh của Phục, chạc tuổi Hải. Tên gọi Rễ Tranh bởi quán được thiết kế với hầu hết các vật liệu tranh tre nứa lá, nhìn là thấy toát lên hồn cốt dân tộc. Quán cà phê nhưng có món tủ là nước rễ tranh, uống mát lại lành. Phong cách phục vụ và décor của quán rất thân thiện. Nhìn cái menu được thiết kế bằng cỏ tranh, vải gai bao bố rất xinh và đáng yêu. Chắc chắn không đụng hàng.

Cũng như Hải, ngoài bán giải khát,  Phục còn tổ chức câu lạc bộ đọc sách, câu lạc bộ học ngoại ngữ. Tại đây, các bạn trẻ cùng nhau đọc 1 quyển sách, sau đó trao đổi suy nghĩ của bản thân. Tương tự, ở câu lạc bộ học ngoại ngữ mọi người chia sẻ kinh nghiệm trong học tiếng nước ngoài.



Ai bảo dân miền Tây suốt ngày nhậu? Điều đó sẽ dần lùi về quá khứ. Hải không bia rượu thuốc lá, còn Phục đang theo phương pháp thực dưỡng của GS người Nhật Sakurazawa Nyoichi nên người cứ tong teo.

Tiếng nhạc tiếp tục cất lên. Hải cho biết có cây đàn anh phải đặt một nghệ nhân ở Sài Gòn làm ròng rã hơn một năm trời với giá 1600 đô la. Chẳng thế mà nhạc ở Fresh trình diễn không qua một thiết bị khuếch đại điện tử nào nhưng có đoạn nghe nổi da gà, gai hết người.

Cứ để ý cái động tác Hải trân trọng nhấc cây đàn ra khỏi giá một cách chậm rãi, thận trọng đến mức kính cẩn thì đủ biết âm nhạc đối với cậu ta thiêng liêng như thế nào. Còn người chơi piano thì cần mẫn một cách nghiêm cẩn, chẳng thấy đoạn nào anh ta lắc lư giậm giật để phiêu cả thế mà từng giọt piano cứ lung linh, cứ long lanh nhảy nhót rồi bất ngờ tuôn trào ào ạt. Đã tai!

Khoái nhất là nhìn các ngón tay Hải chạy nốt. Chẳng thấy có một sự cố gắng nào thế mà âm thanh cứ dìu dặt, trầm bổng rồi bất chợt bùng nổ, cao trào.

Nhìn Hải chơi ghita lại tiếc, giá ngày xưa cứ chịu đau để ông giáo dạy nhạc ở Cầu Gỗ khảo vào chân vì ngồi sai tư thế, thì giờ mình cũng biết tí ti về nhạc.

Đến với Fresh Cà Phê không nên mặc may ô quần đùi, chẳng phải chỗ để chém gió linh tinh nhưng cũng không cần phải quá cầu kỳ. Người mù nhạc như mình đến nhâm nhi cà phê, cải thiện năng lực nghe của đôi tai; người hiểu nhạc thì thưởng thức, bình phẩm và yêu cầu. Chả sao, cứ thấy hay là được, thấy cái bon chen, xô bồ, ồn ĩ ngoài kia dịu hẳn đi là quý rồi.   

Bước ra khỏi quán, mình cứ áy náy khi chỉ bỏ ra có 18.000đ cho một ly cà phê mà ngồi nghe nhạc từ 8 đến hơn 10 giờ tối. Có một cảm giác như đã bóc lột và lấy của người khác cái gì đó. Không phải. Đấy là cái suy nghĩ thuần túy thương mại. Nếu thế thì Phục đã không dành cả cái sàn lầu 1 của quán để sinh viên đến thảo luận, nước uống có bán được hay không không quan trọng. Hải và Phục đều mưu sinh nhưng cái họ hướng tới nhân văn hơn nhiều. /.  

 










    
     

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Không nộp thêm tiền thì con khó mà học tốt ?

Mời xem tại đây: http://vov.vn/blog/phu-huynh-khong-nop-them-tien-thi-con-kho-ma-hoc-tot-356371.vov

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Tôi đi máy bay Việt Nam

http://vov.vn/blog/di-may-bay-nhieu-nguoi-viet-vo-duyen-355600.vov