Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

Radio trong tương lai

Cách đây hai năm (2016), tại một hội thảo về phát thanh khu vực Châu Á Thái bình dương tổ chức tại Bắc Kinh, các diễn giả sôi sùng sục khi nói tới các chuẩn kỹ thuật số DAB (Digital audio broadcasting), công nghệ được đánh giá nổi trội so với AM và FM. 

Dự hội nghị đấy về mình cũng phát cuồng với nó. Dẫu hiểu biết về kỹ thuật nghèo nàn nhưng mình vẫn nhanh nhảu biên kín vài trang báo cáo.

Nhưng hôm nay, với sự phát triển mạnh của mạng Internet, dường như người ta đang dè dặt với nó.

BBC bắt đầu ứng dụng DAB năm 1995, trước khi Mp 3 và các thiết bị Ipod, Ipad, smartphone ra đời. Như vậy người ta sẽ đặt câu hỏi nếu các thiết bị nói trên ra đới sớm hơn 5 năm (Ipod ra đời năm 2001) thì liệu BBC có liều lĩnh vào cuộc “chơi” DAB không? Theo một nghiên cứu mới đây thì DAB với low -bit - rate còn tệ hơn FM về chất lượng âm thanh.

Có vẻ ví dụ trên thiên về âm nhạc, không phản ánh toàn cảnh báo phát thanh, nơi tin tức vẫn chiếm phần chủ đạo? Điều đó không sai! Nhưng cũng cần nhớ âm nhạc là động lực chính để giới trẻ đến với radio. Trong khi đó thị phần âm nhạc trên radio lại đang bị đe dọa nghiêm trọng khi các công cụ như Apple music, Deezer, Spotify, Pandora, Youtube… xuất hiện thay thế cho cách nghe truyền thống.

Với từ khóa “radio in digital age” sẽ có hàng tá các kết quả nghiên cứu từ nhỏ lẻ cho tới to đùng về sự đe dọa của kỷ nguyên số với công cụ truyền thông có tuổi đời lão làng này.

Theo Hội các nhà phát thanh quốc gia, năm nay, ở Austin, bang Texas, Hoa Kỳ, thanh thiếu niên độ tuổi 12-24 đã không còn nghe radio mặt đất.

Mỹ hiện 10 % dân số nghe radio online. Ở Mỹ việc nghe đài AM/FM ở thanh thiếu niên đã giảm 50% từ 2005-2016. Thế hệ sinh sau 1995 ở Mỹ gọi là thế hệ Z (Z generation). Họ sinh ra trong môi trường kỹ thuật số, không thể bắt họ phải quay lại làm quen với một công nghệ cũ, nếu không dám chắc họ là những nhà sưu tầm.

Và đến 2020, chỉ 2 năm nữa thôi, chính họ- Z generation, sẽ chiếm 40% trong tổng số người tiêu dùng Hoa Kỳ. Họ có phải là đối tượng chính của radio không, có phải là đối tượng đích của các doanh nghiệp đang cân nhắc quảng cáo trên radio không thì mỗi chúng ta đã có câu trả lời.

Sự đe dọa tiếp tục đến từ các hãng xe hơi. Ford Motor loan báo sẽ không có FM trên các ô tô mới, thay vào đó là Apple Carplay, Android Auto…với đủ tính năng chiều chuộng ve vuốt người dùng. Tới 2020, 75% xe hơi có kết nối kỹ thuật số. Tất nhiên FM vẫn tồn tại như một tùy chọn (option) cho những ai còn lưu luyến và có nhiều kỷ niệm với công nghệ của quá khứ.

Radio sẽ không mất đi trong tương lai gần. Xã hội hiện đại sẽ ngày càng thừa mứa và luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh. Vì thế, ở một phương diện nào đó, những hạn chế (không có hình ảnh) của radio lại trở thành lợi thế khu biệt, lại phù hợp với một xã hội náo nhiệt và bộn bề.

Khởi thủy, radio có lợi thế là tăng trí tưởng tượng thông qua nội dung được phát sóng, và đến kỷ nguyên số này, lợi thế đó có phần phát triển mạnh mẽ hơn.

Trong khi đó, nền tảng kỹ thuật số ,nếu áp dụng đúng, sẽ khiến radio có một hình hài mới, sống động, xinh đẹp và quyến rũ hơn rất nhiều.

Ông chủ bướng bỉnh và đầy tham vọng của SpaceX, Elon Musk, quyết tâm phóng 4.425 vệ tinh lên không gian vào năm sau -2019. Khi đó, trước mắt Hoa Kỳ và các vùng phụ cận, sẽ phủ sóng wifi tốc độ cao. 



Các thông tin gần đây cho thấy chẳng có lý do gì khiến dự án có phần ngông cuồng của vị tỷ phú tuổi trẻ tài cao (thật), hihi, bị rút lại.

Khi Ủy ban truyền thông Hoa Kỳ (FCC , chả biết dịch đúng không) và NASA lo ngại về nhiễm quang phổ và rác vũ trụ từ vệ tinh SpaceX , thì Elon Musk mắt trợn tay chỉ về phía VN, nói “lo bò trắng răng”. Tổ sư, Hội thánh đức Chúa trời ở đó bảo còn mấy tháng nữa hành tinh này đi tong. Vậy nghĩ cách để dân sướng mấy hôm hay ngồi đó nhỏng cổ đợi rác. He he!

Thực tế là đã rò rỉ thông tin về giá các gói cước được truyền đi từ SpaceX – wifi vũ trụ. Và vui mừng thay, nó không hề đắt, kể cả so với các gọi cước hiện hành ở VN.

Cái gì sẽ xảy ra với radio khi trái đất được phủ sóng wifi? Internet radio đã xuất hiện nhan nhản trên thị trường với giá bèo và chất lượng âm thanh của nó được đồn đoán ngang ngửa với âm thanh phòng thu. Nói thế là biết sự lựa chọn của thượng đế rồi.

Nhớ lại những năm 40-50 của thế kỷ trước, khi Television ra đời, người ta dự đoán chuẩn bị tiễn radio vào viện bảo tàng. Thế nhưng đúng lúc đó sự phát triển rầm rộ và có tính thương mại của định dạng âm thanh stereo cùng với cuộc sống công nghiệp ở phương Tây phát triển, ô tô là phương tiện đi lại phổ biến… đã khiến radio tiếp tục hiện diện một cách đĩnh đạc trong làng truyền thông thế giới. Thời đó mà công nghệ đã tác động như thế rồi cơ mừ!

Về lý thuyết, tớ học mòn sách về lợi thế của từng loại hình truyền thông, và nó luôn bổ sung để bù lấp các khiếm khuyết của nhau. Một loại hình nào đó không đi vào quá khứ cũng bởi lẽ ấy.

Song trong bối cảnh hôm nay, còn phải kể đến mối liên hệ chặt chẽ giữa công nghệ và radio. Ngoảnh mặt đi hoặc không dự báo được sự phát triển của công nghệ là “đặng thị… tèo”!

Truyền thông nói chung và radio nói riêng hôm nay, ở mọi phương diện, mỗi sáng thức dậy, trước khi oánh răng rửa mặt, nên định nghĩa lại một lần!

12 e

Gặp lại bạn bè thời học phổ thông thường vui và xúc động, vẫn tao tao mày mày, vẫn con này con kia. Ngồi chém gió hàng tiếng, chốc chốc chồng gọi, vợ gọi, con gọi...ời ời. Nơi ấy bụi bặm & lem luốc của cuộc sống thường nhật được vứt lại sau lưng! Tất cả trở về với trong vắt tinh khôi, không xô bồ, không toan tính.

Ảnh: 12 E, Hội khóa 30 năm THPT Nguyễn Gia Thiều -HN


Quấy rối

Quấy rối à? Dê à?
Chuyến bay từ Nevada sang Washington DC cất cánh vào chiều muộn. Mình ngồi ghế giữa, bên ngoài phía lối đi là một thiếu phụ luống tuổi, bên trong sát cửa sổ là một cô gái, đoán chừng đang học cấp III, đẹp, trong sáng thánh thiện như Đức Mẹ.
Mình ngồi gọn ghẽ, mắt nhìn thẳng, hai tay khoanh trước ngực, cố kiểm soát đôi chân để khỏi rung lắc - một thói quen cố hữu của người Giao Chỉ. Tất nhiên khi cô gái nghiêng đầu ra cửa sổ thì mình cũng vờ nhìn theo, kỳ thực để ngắm khuôn mặt xinh như thiên thần!
Ngồi im và khá căng thẳng một lúc thì đột nhiên em bật đèn flash điện thoại cúi xuống soi soi gì đó dưới chân mình. Mình cúi xuống nhìn, sờ, không thấy gì, nói “nothing”. Rồi em nhìn mình nhoẻn cười, nói gì đó đại loại OK, OK để lát nữa cũng được.
Mình trở về tư thế ban đầu: ngồi im, hai tay khoanh trước ngực, mắt nhìn thẳng… Rồi em rút trong túi ra một vỉ kẹo cao su đưa cho mình. Mình biết nhưng vẫn hỏi “chewing gum?” em cười gật đầu.
Lại ngồi im, hai tay khoanh trước ngực… Còn em vừa nhai kẹo vừa nhắn tin, dáng vẻ kiên nhẫn, đợi chờ. Ở xứ sở của iphone này mà còn dùng iphones5 cổ kính, dáng ngồi khép nép, nhắn tin kín đáo… chứng tỏ em không phải hạng đua đòi, được giáo dục rất cẩn thận.
Với tất cả vốn hiểu biết về đàn bà của một thằng cu gần 50 tuổi, mình đoán em đang muốn bắt chuyện (Các cụ thấy đúng không?) Định nói vài câu làm quen nhưng liếc ra ghế ngoài thấy thiếu phụ đang chăm chú đọc sách, mặt khó đăm đăm, cộng thêm vốn tiếng Anh phọt phẹt nên mình tự ti, đành thôi. Lại ngồi im, hai tay khoanh trước ngực, đầu óc mụ mị.
Lúc xuống máy bay cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Ba cái vụ shopping, thăm Bạch dinh, ngắm hoa anh đào… mọi người xôn xao bàn tán lúc ấy đều rất vớ vẩn, rất vô duyên và tầm thường. Mình lặng lẽ lê gót ra một chỗ vắng, quẳng ba lô, ngồi bệt mở mạng xem.
VOA (Voice of America) loan tin H, 27 tuổi, người Hải Phòng, du học sinh VN vừa bị tống giam và đang đối mặt với việc trục xuất khỏi Hoa Kỳ vì tội lãng nhách: Nhắn tin cho bạn gái. Cô bạn gái người Mỹ đã thông báo có người yêu nhưng H hy vọng mưa dầm thấm lâu, sự kiên nhẫn sẽ khiến bạn gái mủi lòng nên liên tục thăm hỏi qua tin nhắn.
Không! Sức chịu đựng của cô gái cũng có giới hạn. Police đã kiểm tra 150 tin nhắn gửi tới cô gái từ số máy của H. Mặc dù chỉ là những lời hỏi thăm sức khoẻ, động viên, “nhớ giữ ấm cơ thể”… nhưng ngay lập tức H bị khép tội quấy rối và bị hốt ở bang Delaware (chắc đang đi mua iphone miễn thuế😜). Giấc mơ Mỹ của H sẽ mãi mãi chỉ là mơ.
Chả cứ Mỹ, nhiều quốc gia khác động vào phụ nữ (mà họ không thích) là ăn đòn. Đơn giản như “catcall”, là tạo ra những âm thanh (tặc lưỡi, hít hà xuýt xoa, huýt sáo… ), hoặc buông lời tán tỉnh vu vơ, bình phẩm hay bày tỏ điệu bộ (búng tay, vẫy tay, chu miệng… ) trêu ghẹo của một người nam với một người nữ ở nơi công cộng. Tuy không gây hại nhưng tạo ra sự khó chịu cho người bị trêu ghẹo và do đó được coi là một hình thức quấy nhiễu, không được chấp nhận.
Ở Rotterdam- Hà Lan, hành vi nói trên sẽ bị xử 3 tháng tù giam hoặc có thể lãnh giấy phạt lên đến 4.100 euro.
Ở nơi phụ nữ, trẻ em được bảo vệ tối đa, quyền riêng tư của mọi người được tôn trọng như Mỹ thì lớ xớ toi liền. Anh Lam (ở Texas) kể, sự riêng tư cá nhân còn được thể hiện cả ở việc không nên đứng quá gần một người lạ. Mỗi người có quyền có một không gian vật chất riêng quanh cơ thể họ, dù ở nơi công cộng.
Đứng dậy! Nhét điện thoại vào túi! Thở phào! Cũng hơi “lăn tăn”, tiêng tiếc vì có thể đã làm cô bé trên máy bay thất vọng, đã làm tổn thương cô ta vì mọi cố gắng của cô ta không đc đáp lại..., nhưng biết đâu lại may! Nhỡ nói lăng nhăng, mất kiểm soát, lúc xuống máy bay thấy police chờ sẵn, tống lên xe chạy một mạch về đồn thì khốn!

TSA PreCheck


Không biết căn cứ vào đâu mà Mỹ lại cho mình, một hành khách ất ơ cả đời mới đi máy bay 1 lần, chế độ TSA Precheck. 

Mình ngu ngơ cầm cái vé này đi vào cửa kiểm soát an ninh ở Sân bay John F. Kennedy (JFK) thì họ chỉ tay sang một cửa khác. 

Khác hẳn với cửa thông thường xếp hàng dài dằng dặc, rặt lính tráng hầm hố súng ống trang bị tận răng, mặt lạnh te, nhìn ai cũng ngờ là khủng bố, cửa này vắng hoe, toàn em xinh kiểm tra.

Thay vì phải lột giày, bỏ áo khoác, cởi thắt lưng... để kiểm tra thì ở cửa cho khách TSA precheck này có 2 em xinh đẹp đon đả welcome từ xa, cuống quýt chạy lại đỡ ba lô bỏ vào máy soi rồi giành nhau cõng mình qua cửa, máy kêu tít tít cũng mặc, sướng không!

Mình chưa hề ghi danh vào chương trình PreCheck của TSA (Cục an ninh vận tải Mỹ ); không phải hội viên của bất cứ hội đoàn VIP nào, chính hiệu con cháu vùa Hùng chứ không phải công dân Hoa Kỳ, thế mà ...

Chắc lúc check-in tụi này thấy mình mặt mũi ngời sáng, thanh tú dễ thương; truy xuất dữ liệu nhân thân trên toàn hệ thống của liên bang thì xác nhận là biên tập viên Chuyện thầm kín (VOV2 fm 96,5) - vô hại - nên họ nhấp chuột tạch phát, cho mình chế độ đặc cách "TSA precheck "😌.

Xếp hàng

Thú thực mình vẫn chưa biết cách tự trả tiền - self pay ở cái quầy này! Ai biết mách giúp!
Ở nước ngoài bạn sẽ thường xuyên thấy siêu thị có self pay như vậy. Mục đích là giảm nhân công, đồng nghĩa với việc giảm giá thành sản phẩm, cuối cùng chính khách hàng là người được hưởng lợi.
Tương tự như các bạn vào Mc Donald hay Starbuck... , bạn phải tự xếp hàng, lấy đồ ăn/ đồ uống, ăn xong nhớ lau dọn chỗ ngồi, kê lại ghế cho ngay ngắn và đem khay/cốc để vào chỗ quy định. Tự phục vụ - self service mà ! Cái này ở VN mình hay quên lắm! 😊 .
Lại nói về xếp hàng! Người Việt mình luôn tự hào về truyền thống 4000 năm... xếp hàng nhưng ra nước ngoài toàn bị nhắc. Mình thấy tụi tây hét " line up/ wait in line" mà ngớ người. Ngó ra sau thấy có người đứng bèn tẽn tò xếp vào hàng cuối.
Đã vậy lúc cần nhân viên trợ giúp (ví dụ mua vé/ shoping...) là mình hỏi ngay và luôn, chẳng cần biết tụi attendant có bận tiếp ai hay không. Những lúc như thế nó ra dấu và bảo wait- wait- wait! Ở bên này khi nhân viên đang tiếp ai thì đừng hỏi chen vào, impolite! Xấu hổ!
Nói gì thì nói mình cũng là người tự trọng😜 . Bước ra khỏi cửa hàng thường hỏi tại sao ba cái vụ xếp hàng rồi trả lời khách mà tụi nó máy móc, cầu kỳ.
Không! Ở đây ngay từ lúc sinh ra mọi người đã nhận thức được quyền BÌNH ĐẲNG của mình và cho mỗi người. Ở nơi công cộng, không ai hơn ai cả, trừ phi anh là người khuyết tật!

Bạn bè ở Mỹ

Ở một trường tiểu học bang Washington DC mình thấy giáo viên đã dạy các em cách tiêu tiền.
Họ phát cho mỗi em một phiếu tương ứng với mấy đô la gì đó (gọi là coupon) rồi dẫn các em vào siêu thị. Tại đây giáo viên để các em thoải mái lựa chọn mặt hàng ưa thích, có giá bằng hoặc thấp hơn giá trị của coupon.
Khi trở về lớp, các em thoải mái lôi đồ ra so sánh và khoe với nhau rồi mỗi đứa tự trình bày lý do lựa chọn mặt hàng đó. Thầy cô chỉ ngồi lắng nghe và đặt ra các câu hỏi gợi mở.
Họ dạy cách tiêu tiền và tiêu dùng đơn giản như vậy thôi! Muốn trở thành "Người tiêu dùng thông thái" như khẩu hiệu vĩ đại ở đâu đó thì phải biết đi chợ ngay từ nhỏ. Các nhà đạo đức chả cần ngồi tranh luận nên hay không nên cho trẻ em tiếp xúc với đồng tiền🙄 !
Con bạn tôi đang học tiểu học ở bển. Hình như tương đương lớp 2 ở mình. Cháu cộng trừ trong phạm vi 50 sai be bét. Bố mẹ tá hỏa tham vấn cô. Cô nhún vai lắc đầu, nói "kệ mịa nó, quan trọng đek gì, rồi con sẽ biết hết ấy mừ"😜
Thế nhưng chúng nó học sử địa và đọc ...truyện thì "hơi bị kinh"! Sau buổi học đứa nào cũng được GV nhét vào cặp một quyển truyện, bảo về nhờ bố mẹ đọc cho nghe.
Chúng nó kể vanh vách về Martin Luther King - nhân vật nổi tiếng trong phong trào chống phân biệt chủng tộc cùng các nhà hoạt động về nữ quyền...
Chính vì thế từng học sinh biết chúng có quyền BÌNH ĐẲNG- CÔNG BẰNG & TỰ DO ngay từ rất nhỏ, lơ mơ chúng nó bốc máy gọi 911 là người lớn, kể cả bố mẹ, bị police còng tay như chơi! Xâm phạm thân thể, dâm ô như ông thầy nào đó ở VN thì coi như ...xong, rũ tù!
Mình đã đi tàu thủy trên sông Hudson, ngắm nhìn tượng Nữ thần tự do và ngắm nhìn đám học sinh cấp III đủ màu da (đen vàng trắng đỏ) đang nô đùa trên bong, nghĩ miên man đủ điều.
Tiểu học chơi-học là chính như thế nhưng lên ĐH thì học mờ mắt, ăn ngủ luôn trong thư viện nhá!
Trong chuyến đi này mình không có cơ hội đến thăm nhiều anh chị, bè bạn ở USA, thật tiếc! Chúc mừng anh chị & các bạn đã vất vả hy sinh nhiều để con em mình có được một môi trường học tập tốt!
Ảnh: Chụp cùng Thắng- bạn học, tại DC

Bảo tàng US

Mình ít có cơ hội được đi đây đi đó nên có nhận xét như thế này không biết đúng không. Đấy là bảo tàng, tượng đài, công viên... ở các nước (nhất là các quốc gia Âu-Mỹ) đều rất mở.
Với bảo tàng thì tính tương tác với người xem rất cao, thường ở mức tối đa trong khả năng cho phép. Nếu như bảo tàng ở ta thường có biển "cấm sờ vào hiện vật" sặc mùi răn đe, dọa nạt là thì mình không (hoặc chưa) thấy điều đó ở một vài nước mình đã đến. Người ta cũng cố gắng tháo bỏ những hàng rào mềm ngăn cách hiện vật với người xem.
Ở Bảo tàng không gian Hoa Kỳ người xem có thể tự tay điều khiển cần lái để hiểu rõ hơn nguyên lý dẫn hướng của máy bay; tự tay sờ, nâng và quan sát đồng hồ để biết độ nặng nhẹ của vật liệu dùng chế tạo máy bay, tàu không gian... ; khách được đi vào bên trong tàu vũ trụ để quan sát khu làm việc và sinh hoạt của phi hành gia...
Còn tượng đài (thậm chí nghĩa trang) thì luôn gần gũi, không hề có cảm giác lạnh lẽo, xa cách hay rợn ngợp bất kể đó là bậc khai quốc công thần hay những nhân vật mà công lao, uy tín, tầm ảnh hưởng đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Nó hoàn toàn khác với các cụm công trình tượng đài hay nghĩa trang cửa đóng then cài, chỉ sáng đèn đỏ nến và có chút hương hoa trong những ngày kỷ niệm.
Công viên thì sao nhỉ? Công viên là đem thiên nhiên và sự thư giãn đến cho tất cả mọi người chứ không hề quây lại để tận thu những đồng bạc lẻ của du khách hay người sở tại. Công viên ít bị giới hạn bởi tường rào bao quanh với lối ra vào có barie, có nhân viên bảo vệ mặt mày nghiêm trọng luôn trong tư thế sẵn sàng... thu vé 😎 .
Người ta chủ động kéo công viên đến gần với con người hơn chứ không đẩy công viên ra khỏi tầm với của dân, nhất là những đối tượng yếm thế, dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ, người già, người nhập cư, người khuyết tật...
Mình không (or chưa) thấy chuyện chính quyền trao nó vào tay một vài cá nhân có máu mặt để quản lý, khai thác, bán vé thu tiền dưới cái danh "xã hội hóa" như cách làm xuất hiện ở đâu đó. Vì họ quan niệm đây là thiết chế tối thiểu mà mọi người dân đều có quyền được thụ hưởng, nhà nước có trách nhiệm đầu tư.
Một điểm thú vị là khách ruột của bảo tàng, công viên, tượng đài, di tích, thậm chí nghĩa trang nơi đây không chỉ là du khách mà còn là các em học sinh. Khái niệm trường học không còn bó hẹp trong 4 bức tường.
Ảnh: Trong Bảo tàng Không gian (Mỹ)

Cửa& thoạt hiểm ở Mỹ

Tại sao ở Mỹ hầu hết cửa (nếu từ ngoài bước vào) đều kéo ra (pull) chứ không đẩy vào (push) ?
Một bạn sống ở đây cho biết họ làm thế để khi có việc khẩn cấp (hoả hoạn, khủng bố...) mọi người ở trong nhà cứ thế tông cửa chạy ra thôi. Tỷ lệ sống sót sẽ cao hơn giật cửa vào trong.
NewYork không phải thành phố đẹp cho dù có Tượng Nữ thần tự do, có phố Wall, có trụ sở LHQ ... Wall St mà hắt hơi sổ mũi thì cả thế giới bị lây liền!
Nhiều toà nhà ở đây, nhất là những toà nhà cổ, dù kiến trúc khá bắt mắt, đều dựng cầu thang thoát hiểm bằng sắt ngay trước mặt tiền, trông rất chướng.
Mặc kệ! Tính mạng là trên hết. Phải đánh đổi thôi! Chắc người Mỹ nghĩ vậy và quan trọng là họ làm được như vậy! "Vì con người" không phải là những câu nói suông😏.

Thuốc ...đánh rằng?

- Anh Dong Manh Hung ơi kem đánh răng Mỹ Mẽo gì mà chẳng có tí bọt nào?

- Ối "dồi" ôi...ôi...ôi...iii! Thôi chết "dồi " Phong ơi...ơi...iiiiii ! Kem trĩ đấy không phải kem Mỹ đâu! Thuốc bôi trĩ thằng Nguyen Pham Huan nó vừa mua cho anh!

- Oh my God! Shit! 🤢🤢😡 😡 




Vẫn biết sức khoẻ của lãnh đạo là bí mật quốc gia nhưng vụ này phải nói bởi hai hôm nay mình không cơm cháo nói năng gì được, lưỡi đang thụt dần vào trong cổ😷😬   




Biển xe ở bển

Mấy đứa bạn ở nhà bảo cả đời mới có dịp qua bển 1 lần sao không chụp ảnh với hoa anh đào bên hồ Tidal Basin mà lại đi chụp với cái xe hầm hố.
He he! Nói tới Mỹ phải nói đến xe ô tô. Người Mỹ sống không thể thiếu xe ô tô! Nhà có 2-3 xe là thường. Mỹ có cả 1 nền văn hoá xe hơi
Hệ thống cao tốc (free way) xây dựng từ giữa thế kỷ trước cùng cách quy hoạch đô thị khoa học giúp (buộc) người Mỹ gắn chặt với chiếc xe.
Phúc - người dẫn mình đi chơi loanh quanh bên bờ Tây Hoa Kỳ kể ở Mỹ biển số xe cũng chứa đựng nhiều thông tin.
Ví như tên bang nằm phía trên cùng, hàng dưới mới là các ký hiệu và số. Người Mỹ còn đưa cả slogan hay những thông điệp , thậm chí đặc điểm của bang vào biển xe.
Biển xe bang Delaware rất tinh tướng có dòng chữ "The first state " vì nó là tiểu bang đầu tiên phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ

Bang Virginia điệu đà lãng mạn "Virginia is for lovers " (thành phố của những cặp tình nhân), bang Washington DC là "taxation without representation" , (phải đóng thuế mà đếch được đi bầu 😡)
Láo thế! Vậy mà Trump và những người tiền nhiệm phải chịu đấy! Chuyện này liên quan tới lịch sử bang DC mình không hiểu lắm .
Hôm ở Caliphornia Phúc bảo nước Mỹ lạ lắm! Nếu yêu vợ anh có thể thể đăng ký biển số là tên vợ anh! Miễn là anh có tiền!
Mình chả tin! Mỹ tự do nhưng nó cũng nghiêm ngắn lắm! Chắc Phúc nói đùa kiểu ngoa ngôn cho vui thôi
Hôm lên Las Vegas đang ngó nghiêng tìm lối vào 1 hotel-casino thì mình thấy chiếc Tesla Model X p100D chạy điện từ từ dừng ngay cạnh. Bước ra khỏi xe là một nàng tiên chứ không phải một cô gái.
Mình mồm há mắt trợn dán mắt vào con bé. Dường như đoán đc ánh nhìn phía sau, cô gái bất ngờ quay lại nhoẻn cười. Mình vội cụp mắt vờ lảng đi, trông vừa gian vừa ngây ngô tội nghiệp !
Đến lúc này mình mới để ý thấy biển xe của cô gái có mỗi chữ "I love Phong"
Đúng là Phúc nói thật, không ngoa tí nào ! Họ yêu ai thì họ ghi vào biển xe của họ thôi ! Đẳng cấp là phải thế! Nhưng sao con bé lại thầm yêu trộm nhớ mình nhỉ ? Hay nghe giọng mình, tên tuổi mình trên fm 96,5?
Nghĩ mãi không biết hỏi câu tiếng Anh thế nào nên mình dùng tiếng Việt, nói em ơi em ơi, rồi cúi xuống chỉ chỉ vào chữ "Phong" trên biển số, rồi lại giật giật áo chỉ vào ngực mình, ra dấu : Anh chính là Phong đây!
Nàng chau mày khó hiểu! Ôi người xinh thì màu chau vẫn xinh!
Mình kiên trì cúi xuống ra dấu 1 lần nữa. Lại giật giật áo ngực rồi chỉ chỉ vào biển xe!
Cuối cùng em cũng "hiểu". Mặt em giãn ra rạng rỡ tươi tắn thanh tú đáng yêu lạ kỳ . Em cúi vào trong xe kéo ra một con chó phốc cộc đuôi mắt trố bé bằng bắp ngô, nói " It's my pet! His name is Phong😫"

Bực cái vòi ở KS Hilton

Bạn bè bảo "mày cuồng Mỹ" thì mình cãi nổi gân cổ, sang đây thấy đúng .
Ví như cái vòi sen này trong KS Hilton ! Rõ ràng mình nhìn nó viết NO PULL (không đc kéo ) thế thì xả 
nước trên sen kiểu gì 😞 

Mình loay hoay chạy ra chạy vô, cởi quần ra lại mặc vào mấy lần mà không xả đc nước cuối cùng bực đành cởi trần mặc quần đùi chạy xuống lễ tân ngoắc nó lên.
Tay chỉ cái van nước, mình trợn mắt nói tao biết trong thiết kế tụi mày có tiếng coi trọng công năng, hiệu năng , ít màu mè , dễ sử dụng, làm gì cũng bài bản tính toán chi li ... thế mà cái sen này thì làm như shit!
Tay quản lý chổng mông ngó một hồi rồi giựt cái bụp , nước phun rào rào . Nó chỉ tay vào cái vòi, nói PULL ON , PULL ON (mở-kéo ra), chúng tao chả bao giờ viết "No pull" cả 😫! Tại mày thông minh quá, tiếng Anh giỏi quá mới đọc thành NO PULL, chẳng qua lắp ngược thôi!
Mình vừa cay vừa tẽn bèn chữa ngượng : Thế mày chồng cây chuối để tắm đi! (You stand up side down to have a bath). Khách sạn tầm cỡ Hillton mà lắp cái vòi không ra hồn! Tao như mày, đuổi cổ mấy thằng thợ này, ngay và luôn. Thợ ở đâu mà làm ẩu😡!
Tay quản lý rối rít xin lỗi, hứa chuyển phòng cho mình , hứa sửa ngay, hứa rút kinh nghiệm sâu sắc ... rồi nói đám thợ này người Việt , tao mới thuê lần đầu 😖


Thuốc ...ngủ

Nghe tin mình sang Beverly Hill quyết đấu với mấy tay da đen đóng phim người lớn ở đây thì anh chị em ở VOV2 fm 96,5 lo lắm, chỉ sợ mình làm mất mặt!
Bản thân mình cũng hơi thiếu tự tin, cũng run nên chạy ra tiệm tìm thuốc hỗ trợ.
Thấy thuốc để trên cái kệ có hình 1 đôi đang ôm nhau say đắm mình đoán chắc "cường dương đại bổ - ích huyết sinh tinh" đây rồi nên vơ luôn chục lọ.
Len lén uống liền tù tì chục viên mà thấy vẫn oặt ẹo, toàn " bỏ mứa" rồi kềnh ra ngáy vang rền nên mình nhờ mấy đứa biết tiếng Anh dịch cho thì thấy trên lọ thuốc có sờ -lô-gần :"Càng ngủ càng say"!

Nhầm sang thuốc ngủ , khỉ thế, hẳn nào !😝

Las Vegas


Bạn Nguyễn Anh Tuấn hỏi về cái vòi xịt trong restroom ở Mỹ thì mình không thấy có. Cái này ông "thầy" Dan Hauer đã nói rồi, một khiếm khuyết khó tha thứ cho Hiệp chúng quốc Huê Kỳ. Ở Đức cũng kh có nốt. Mình đang ở Las Vegas-giữa sa mạc - cái gì cũng có trừ vòi xịt. 


Nhìn chung tụi Mỹ khá bảo thủ! Đừng nghĩ xứ sở tự do cái gì cũng thoáng. Họ vẫn khăng khăng dùng inch, ga-long, dặm thay cho cm, lít và cây số . 

Sex cũng tuỳ bang. Như Beverly Hill mình tới thì dễ chịu hơn. Phần lớn phim sex anh chị xem trên mạng dựng ở đây. 

Có một điều lưu ý là nếu như tỷ lệ nữ diễn viên đóng phim xxx chia đều cho các màu da thì nam minh tinh da vàng "khiêm tốn" dừng ở con số 2% trong vòng ít nhất nửa thập kỷ qua. 

Vì thế khi đc tin mình - một biên tập viên kỳ cựu mục "Chuyện thầm kín" (VOV2 fm 96,5) tới - thì tụi Beverly Hill mừng quá trời mừng! Tụi nó hy vọng tỷ lệ 2% kia chắc chắn sẽ đc cải thiện !

Minh bạch ở USA

Sáng ra mở cửa phòng khách sạn thấy tờ giấy này đặt trước cửa phòng mình và các phòng khác. 


Nhặt lên xem thấy thông báo đêm qua có 1 vụ cháy nhỏ ở trong chính KS mình đang ở. Vụ cháy chẳng hề gì nhưng quản lý ks vẫn thông báo và xin lỗi khách vì sự cố đáng tiếc này.

Cuối thư còn bảo "nếu chúng tôi có thể làm bất cứ điều gì để bạn đc vui hơn thì làm ơn cứ bảo nhé". Dễ thương quá!

Mình nhớ lúc rạng sáng có tiếng còi xe ưu tiên nhưng sau đó chẳng biết gì.

Tại phòng ăn sáng, khách nhâm nhi cà phê và nhẩn nha đọc thông báo cháy với vẻ mặt bình thản. Sự minh bạch đem lại cho họ niềm tin!
 — at Excalibur Hotel Casino.

Thâm Quyến

Các bạn trẻ nên đi du lịch! Đi nước ngoài càng tốt! Đi mới biết họ đã vươn tới tận đẩu tận đâu và ta đang đứng ở chỗ nào.
Có lần đọc "Tony buổi sáng" thấy kể Thâm Quyến, một thành phố trẻ vừa thoát xác khỏi một làng chài rách rưới cách nay 30 năm nhưng giờ là thành phố của cây và hoa, là Thung lũng silicon của Á châu, đang nhăm nhe soán ngôi Hongkong để trở thành trung tâm thương mại-tài chính thế giới... Hongkong chỉ cách chỗ này một con sông.
Thâm Quyến lúc này O giờ nhưng bên kia bán cầu đang là ban ngày. Business thời nay là không có ngủ. Xách ba lô lên đi! Sau mỗi chuyến đi bạn sẽ thấy mình là một con người khác!

14/3 là ngày VN bị TQ xâm chiếm Hoàng Sa

Năm 1988 tôi đang học lớp 12 THPT Nguyễn Gia Thiều (HN). Sự kiện Gạc Ma (14/3/1988) còn lưu lại trong tôi là những âm thanh xướng tên các chiến sỹ hy sinh bảo vệ đảo.
Hồi đó cách Cầu Chui 300m về phía Bắc, đối diện với Công an PCCC, có một cái loa truyền thanh rất lớn treo trên cột điện sát đường quốc lộ. Nhà mình ở Đức Giang. Một buổi chiều đi học về qua đó thấy phát thanh viên của Đài TNVN đọc tên, tuổi, quê quán từng chiến sỹ đã ngã xuống. Có anh chỉ hơn mình 2-3 tuổi ( 1967- 1966), nghĩa là lính mới tò te.
Không nhớ giọng ai đọc nhưng thấy rõ sự đau xót! Mình đạp xe rất chậm để nghe nhưng đi thật xa rồi vẫn chưa thấy đọc hết😥
Rồi gần đây mình có cơ hội được ra đảo Trường Sa lớn. Có rất nhiều chuyện trong chuyến "không vận" đầy sóng gió và kịch tính nhưng lúc này chưa phù hợp, khi khác mình sẽ kể sau.
Từ trên cao nhìn xuống, Trường Sa lớn nổi bật với quốc kỳ được sơn trên toàn bộ mái Hội trường lớn của đảo. Lá cờ như một chỉ dấu đanh thép khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa. Nếu đi bằng tàu biển thì nhìn thấy không rõ lắm hình ảnh lá cờ thiêng liêng gợi nhiều cảm xúc này.
Lên đảo, mặc dù trời mưa, mặc dù thời gian và điều kiện hạn chế, tin tức các nơi báo về rất không thuận lợi nhưng anh Vũ Hải (Phó Tổng giám đốc Đài TNVN) vẫn đề nghị các anh ở đó dẫn ra thắp hương phần mộ các chiến sỹ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trên đảo.
Lúc vào thắp hương viếng chùa mình muốn ghi lại tiếng động tụng kinh, thỉnh chuông; tiếng sư và đoàn công tác báo cáo với thổ thần thổ địa, với tiên tổ và các liệt sỹ đã hy sinh về chuyến công tác; cầu hòa bình, mong sóng yên biển lặng cho những hải trình của ngư dân Việt... nhưng bấm máy không hoạt động. Chạy ra ngoài bấm rec+ play và alô a lô thử thì OK, vào thì tịt. Tiếc đứt ruột! Thầm trách mình không cẩn thận, đem theo đúng cái máy tậm tịt.
Tuy nhiên lúc về đất liền kiểm tra các file ghi âm thì phần ở chùa nghe không thiếu đoạn nào, chất lượng ghi âm cực tốt. Thế mới lạ!

Chị em VOV2

Chị em VOV2 fm 96,5 không chỉ dựng chương trình siêu mà còn nghịch kinh khủng! Không tin cứ vào "VOV2 fm 96,5" mà xem!
Lê Hằng một bữa ăn trưa về thấy một cha chống xe cuống cuồng lao vào vỉa hè vạch quần tè. Nó coi như không biết, cứ thũng thẵng đi, gần đến nơi mặt lạnh te thả vài câu đủ nghe “mất xe, mất xe kìa”. Cha kia nghe vậy cuống cuồng lao ra, "trym" chưa kịp cất, vung vẩy tùm lum tùm la ướt hết cả quần😜.
Giờ Lê Hằng làm trưởng GD nên mô phạm chứ còn làm Tệ nạn thì nhiều tay khổ với nó!
Cơ quan mình với bên công an áp lưng vào nhau. Năm trước bên đó xây thêm vài tòa nhà thành ra hai bên cách nhau cái với tay, đều là cửa kính nên 2 bên nhìn nhau rõ mồn một.
Phòng làm việc thì không sao nhưng toa-lét thì hơi phiền, bên mình là WC nhưng bên kia lại là phòng làm việc của các anh CA.
Cho dù cụ chánh Tùng xác nhận kính màu, nhìn ra chứ không thể nhìn vào được nhưng gái vê hai (VOV2) khét tiếng chính chuyên mực thước vẫn lo nên test lại. Đầu tiên là chị Hà - Vo Thu Ha (kế toán). Nhiều bận tay cài khuy tay kia chị huơ huơ vẫy chào, nháy mắt cười duyên xem các anh CA có phản ứng gì không.
Tịch! Không hề! Anh em CA vẫn cắm cúi mải miết làm việc bên chồng hồ sơ cao ngất. Có anh buông bút đưa tay bóp trán ngước ra ngoài, nhưng là nhìn vô định, chẳng có vẻ gì là thấy ai!
Một hôm chị Hà gọi cái B, cái D, kéo tai chúng nó nói gì đó. Con B và con D xinh nhất Ban VH-XH, đã thế trưa nào chúng nó cũng xách đồ đi tập múa bụng, múa cột… nên bo – đì cực đẹp! Nếu không có nội quy nghiêm khắc chắc tụi này cởi trần mặc quần đùi đi làm. Khổ mình 😎 !
Con D và con B chọn một ngày trời trong nắng đẹp để tầm nhìn không bị hạn chế; đúng lúc phòng các anh CA đông nhất để đảm bảo về mặt đối tượng, rồi hai đứa vào WC,..., trèo lên bậu tường làm động tác sàng qua sàng lại… Chúng nó mới lắc được hai lắc thì bên kia quăng bút ùa ra cửa kính, mắt tròn mắt dẹt, miệng hét tay chỉ về phía hai đứa 😜.
Chuyện này chị Hà lúc về hưu mới tiết lộ, còn hôm đó mình chỉ nhớ con B và con D cười ré lên xách quần chạy ra mặt cắt không còn giọt máu 😝.