Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

700 hiệu trường không lên tiếng: sự im lặng đáng sợ!

http://vov.vn/blog/ha-noi-su-im-lang-kho-hieu-cua-700-hieu-truong-381004.vov

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Những chuyện chỉ có ở Việt Nam?

http://vov.vn/blog/nhung-chuyen-chi-co-o-viet-nam-380232.vov

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Đồ gian và kẻ gian

http://vov.vn/blog/tu-vu-ong-chu-o-viettel-nghi-ve-cua-gian-va-ke-gian-377141.vov

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

Biển hiệu và khẩu hiệu ở VN.

Nhân sự kiện Bình Định treo khẩu hiểu "Vượt đèn đỏ chỉ có người ít học" xin nói thêm dăm ba câu về việc này.

Đã đến lúc đội ngũ Think tank của VN cần nghiên cứu nghiêm túc về tác dụng và ý nghĩa của khẩu hiệu, biển hiệu trong từng giai đoạn cụ thể. Bàn chuyện này là quá tầm của tôi. Vì thế chỉ dám đưa ra đấy vài cái biển hiệu, khẩu hiệu của cả quốc doanh và cá nhân, cả lề trái và lề phải để bà con cũng ngẫm ngợi. Ảnh cóp nhặt trên mạng.

Nếu như Bình Định có băng rôn :


Thì Bắc Giang cũng quyết không thua chị kém em:


Người điên ở VN có khả năng đặc biệt này? 



Thảm hoạ của việc sính dùng ngoại ngữ. "Shit tận nơi" thì bố ai dám ăn?!
Cứ nền đỏ chữ vàng chắc chắn là trang trọng rồi. Hàng quốc doanh hẳn hoi.


Biển hiệu và khẩu hiệu của anh Thuế. Đừng tưởng cứ dính đến tiền là khô khan nhé. Khẩu hiệu dạng câu đối đây này. 


Cái này chắc chủ nhân muốn bắt chước trào lưu giật gân gây sốc của báo chí nước nhà? Có lần trao đổi với một vài nhà ngôn ngữ học, các bác í nói phải khẩn trương soạn thảo và ban hành Luật Ngôn ngữ. Đúng là cần thật!


Ngày xưa học ngôn ngữ thầy đã lấy ví dụ "Giặt là tẩy hấp", "Xay bột trẻ em"...  Nay còn kinh hoàng hơn.


Huế Warmly welcome-nhiệt liệt chào mừng ngày TBLS 27-7. Nền đỏ chữ vàng = trang trọng đấy!


Thấy mọi nơi "nhiệt liệt" thì cao nguyên em cũng "nhiệt liệt".  Cứ hô tướng, chăng bừa lên như thế  chứ có mấy ai hiểu, mấy ai chú ý đâu.


Còn đây là biển hiệu của lề trái, thuộc dạng chảnh nhất trong lịch sử loài người. Tất nhiên cũng có những tấm biển thuộc hàng nhân văn nhất mọi thời đại.


























Mất toi 60 triệu!


Vì sao băng-rôn khẩu hiệu “Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học” ở Bình Định lại bị người dân phản ứng, thậm chí có ý kiến trái chiều?



Theo tôi đây là một dạng khẩu hiệu có hơi hướng kỳ thị, nhục mạ. Nếu các khẩu hiệu trước đây có thiên hướng kêu gọi, động viên, thuyết phục một cách hoà bình thì khẩu hiệu này có gì đó hơi hiếu chiến, hơi gây sự, hơi hồ đồ.

Tác giả của khẩu hiệu này có dụng ý “phang” thẳng vào lòng tự ái, tự trọng của người tham gia giao thông, với cái ý không ai muốn mình bị coi là ít học nên sẽ không vượt đèn đỏ.

Và đúng là nó đã chạm vào lòng tự ái của những người ít học thật vì cứ theo cái khẩu hiệu ấy thì chỉ có người ít học mới vi phạm luật giao thông. Điều này không thoả đáng, rất cảm tính.

Ngoài ra, trong xã hội ta, khi mà một số chuẩn giá trị bị thay đổi, thật giả lẫn lộn khó lường, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, thì khái niệm học ít học nhiều, học cao học thấp xem ra mông lung và ranh giới không rõ rệt.

Sẽ có rất nhiều định nghĩa khác nhau về học ít học nhiều và dĩ nhiên là rất khó thống nhất nên gắn nó vào một khẩu hiệu (để thúc đẩy một hành động cụ thể) là rất không nên.

Văn hoá là khái niệm rộng hơn học ít học nhiều. Vì thế nhiều người có thể dễ dàng chấp nhận mệnh đề: Người có văn hoá là người không vi phạm luật giao thông. Trên thực tế, người học nhiều chưa hẳn là người có văn hoá và người có văn hoá đôi khi cũng chưa chắc đã học nhiều.

Đấy là chưa kể trong xã hội đang bị dị ứng và bội thực với đủ loại bằng cấp rởm, bằng mua, bằng xã giao, ngoại giao; đủ các thứ GS, PGS mà chuẩn mực của nó còn khiến nhiều người băn khoăn thì việc trưng ra cái khẩu hiệu đánh đồng mấy vị học nhiều với việc tuân thủ luật pháp, đồng thời tẩy chay người ít học thì thiên hạ “nổi khùng” là cái chắc.

Tóm lại là “ít học” và “nhiều học” ở ta, nhìn chung, chẳng nói lên cái gì cả, chẳng có giá trị quy đổi gì ghê gớm để mà đem ra đặt ngang hàng với việc tuân thủ hoặc bất tuân luật pháp.


Cuối cùng thì cái khẩu hiệu vừa chăng lên phải tháo xuống. Mất toi 60 triệu đồng. Tiền của dân cả đấy, trong đó có những người ít học nhưng biết làm.

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Cảm ơn.


Tôi có thời gian sống ở Sài Gòn từ 1978 – 1982. Sau đó cũng có vài ba bận vào chơi và bây giờ thì công tác ở miền Tây. Tôi có một nhận xét như thế này không biết có quá chủ quan không, đó là nhìn chung người dân miền Nam có tần suất sử dụng từ “cám ơn” nhiều hơn hẳn một vài vùng miền khác.


Hồi tôi còn học cấp I và cấp II ở Sài Gòn thì học sinh lên bảng trả bài phải khoanh tay. Tôi mới ở miền Bắc vào thấy lạ. Còn đi mua hàng hay ăn quà thì khi nhận tiền và đưa hàng cho người mua, người bán kèm theo câu nói cảm ơn. Cái này tôi cũng thấy lạ vì trước đó ở miền Bắc, tôi đã quá quen thuộc với khuôn mặt và thái độ của các chị mậu dịch viên ở hợp tác xã mua bán hoặc ở các cửa hàng quốc doanh.

Đến hôm nay, cho dù Sài Gòn và nhiều vùng khác ở miền Nam đã nhiều thay đổi thì hai tiếng cảm ơn vẫn còn đó. Người ta cảm ơn nhau khi được giúp đỡ là điều hiển nhiên nhưng mua bán cũng được nghe nói lời cám ơn thì không phải nơi nào cũng làm được.

Nếu quan niệm mua bán là sự trao đổi ngang giá thì người bán và người mua  sòng phẳng, chẳng ai phải ơn huệ ai. Nhưng nếu xét trong bối cảnh của nền kinh tế cạnh tranh tự do của Sài Gòn trước 1975 thì chúng ta hoàn toàn có thể lý giải được vì sao người bán hàng ở miền Nam thường nói lời cám ơn với khách và trở thành thói quen  tới hôm nay.

Tuy nhiên, cái lý do thuần tuý về kinh tế như vậy có vẻ chưa được thuyết phục cho lắm. Phải có thêm nguyên do nào khác mới đảm bảo cho sự tồn tại của hai tiếng cảm ơn ở người miền Nam bền lâu như vậy.

Yếu tố giáo dục gia đình chăng? Rất có thể.

Tôi đã tới khá nhiều gia đình người Nam, kể cả người Bắc 1954, thì thấy trẻ con lễ phép trong giao tiếp ứng xử với các thành viên gia đình và với khách khứa. Cho tới hôm nay vẫn có thể thấy cách xưng hô, chào hỏi rất lễ phép ấy, những hành vi mà chúng ta thường thấy trong các gia đình người Hà Nội gốc ngày xưa.

Có thể đó là những yếu tố căn bản gầy dựng lên hai tiếng cảm ơn trong giao tiếp ở người miền Nam cho tới tận hôm nay.  Họ nói cảm ơn một cách thực lòng chứ không hề xã giao hay cho phải phép.




“Cảm ơn”, đơn giản thế thôi nhưng nó giúp mỗi người yêu đời hơn, nhân văn hơn, thân thiện hơn; nó xua tan đi phần nào sự bon chen và ích kỷ, ít nhất là ở thời điểm được nghe, được nói lời cảm ơn ấy./.

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Thanh niên Giao Chỉ ở Đức (P5)


Thô lỗ!
Đến một vùng nào đó phải tìm hiểu kỹ văn hoá của vùng đó. Cái này ai cũng biết, Thanh niên Giao Chỉ (TNGC) cũng biết, thế nhưng nhiều cái không lường được nên đẩy mình vào thế dở khóc dở cười, thậm chí, dưới con mắt người khác, là thô lỗ.



Bia Đức 
Rossmann là chuỗi siêu thị bán lẻ phổ biến ở Đức, kiểu như Co.opmart hay Fivimart ở VN. Mình vào đó mua mấy thứ làm quà.  Lúc ra tính tiền, quen thói ở VN chỉ cần để nghiêng giỏ hàng lên bàn là nhân viên thu ngân tự khắc lấy đồ ra, nhập mã và tính tiền. Thế nhưng ở Berlin không như vậy. Bạn phải tự lấy cục chặn đặt lên băng chuyền để hàng hoá của người trước không lẫn với của mình, sau đó tự tay để từng món hàng vào băng chuyền. Thu ngân sẽ điều khiển băng chuyền chạy tới để lấy hàng, nhập mã.

Cái kiểu TNGC đặt uỵch phát cái giỏ hàng đầy ự lên băng chuyền rồi đứng ì  ra đấy khiến thằng thu ngân nóng mắt, dòng máu phát xít của hắn bùng lên, hắn lẩm bẩm cái gì đó trong mồm mình không nghe ra, mãi sau mới luận được là nó bảo xếp từng món hàng lên.

Thì xếp!

Rossmann chỉ có loại bao nilon nhỏ mà hàng của TNGC lại nhiều, loay hoay mãi, đút vào lại rơi ra, trong khi đó thì thằng oắt con thu ngân mặt khinh khỉnh không thèm nói nửa lời. Nó vứt hàng vào tay mình như ném đồ vào thùng rác. Thằng mất dạy cứ để TNGC lúng túng không biết cho hàng vào đâu trong khi đằng sau là cả một hàng dài người mua đang chờ thanh toán.

Cũng may trong lúc khốn khó ấy, một em đẹp như mơ, xếp hàng chờ thanh toán ngay sau mình nhỏ nhẹ nhắc: “Nếu anh cần cái túi to hơn thì phải mua, 10 xu”. Mình chẳng kịp cảm ơn, luống cuống một tay đưa tiền, một tay giơ ra chiếc túi nilon: A big one! A big one!

Thằng ranh con ngó lơ như không nghe thấy gì khiến TNGC phải nhắc lại mấy lần. Lúc này nó mới lầm rầm trong mồm như khấn bố nó: Say please!

Please cái tổ cha mày! Đông khách thế này còn bày đặt please. Please cái đéo gì cho rườm nhời hả thành ranh? 

Nghĩ thế thôi! Điên lắm nhưng TNGC vẫn phải nghiến răng, dằn giọng nói: Yes! Please-please. Đến lúc này thằng thu ngân mới kênh kiệu ném ra cái túi to.

TNGC thừa biết ở các nước văn minh, bao gói nilon không được khuyến khích sử dụng. Nhưng phải nói người ta mới biết chứ! Thằng này đích thì phát xít con – bọn đầu trọc.

TNGC vừa xấu hổ vừa căm nhưng nghĩ cho cùng lỗi cũng tại mình. Mình đã  kém hiểu biết lại còn thô lỗ (less forrmal in speaking). 

Nhớ hồi ở Philippin, mình có thuê một chiếc tricycle (một loại xe ôm 3 bánh) để đi loanh quanh chơi. Lúc về còn mấy peso dốc cho anh tài xế hết. Cánh xe ôm bên cạnh nhìn lác mắt hỏi “người nước nào thế”. Anh xe ôm nói Thailand. Dù đã đi được dăm bước chân nhưng TNGC vẫn quay lại, chỉnh ngay: Không, Vietnam.

Thế nhưng lúc ở Rossmann bị cả chục con mắt nhìn vào, kẻ thương hại, người bực mình vì sự chậm trễ trong khâu thanh toán thì TNGC chỉ ước gì hội mắt xanh mũi lõ kia sẽ nghĩ mình là người…Tàu. Ha ha.    


 Bánh mì nhắm với bia
Trung thực.
Uniqlo bên Đức đa phần hàng China, có cả sản phẩm VN và một số nước nghèo. Hình như cái áo lông Đức từ thời bức tường Bá Linh chưa đổ mà ông anh đem về để lại ấn tượng quá sâu đậm cùng nỗi ám ảnh hàng Tàu đã khiến cho TNGC không còn hứng thú với Uniqlo nữa. 

Hôm sau TNGC vào một cửa hiệu thời trang hơn, săm soi một hồi cũng lựa được cái áo đẹp cho con gái nhưng vẫn hồ nghi. TNGC gọi người bán hàng hỏi chiếc áo ấy có được sản xuất tại Đức không, vì tôi-TNGC- chỉ thích hàng Đức và không có cảm tình với hàng Tàu. Một chị bán hàng cỡ 30 tuổi lộn ngược lộn xuôi chiếc áo để tìm nguồn gốc xuất xứ. Sau đó chị ta lại gọi thêm một em khác tới để trao đổi. Câu trả lời là cái nhún vai, lắc đầu và mỉm cười: Chúng tôi không dám chắc.

Một câu trả lời trung thực và khôn ngoan.  



 Nhậu 
Tôn trọng đồng tiền.
Vì chưa quen với mệnh giá nhỏ của các đồng xu (coin) nên khi mua hàng ở Đức, TNGC thường đổ cả nắm ra bàn để người bán tự lấy. Phần nhiều đều bật cười và cảm thông với hành vi đó. Con TNGC thì cố che giấu sự ngượng ngùng bằng cách nghĩ (một cách quyết liệt) rằng ở xứ TNGC tiêu tiền cỡ trăm ngàn trở lên không à. Mấy xu, mấy hào như các vị, đây không… chấp, nhá.

Còn tiền giấy thì TNGC cũng nhiễm một thói quen là đút tụt vào túi mà không dùng ví. Chính vì thế tờ tiền bị vo viên nhàu nhĩ trông rất gớm. Trong một lần mua hàng ở Đức, nhân viên thu ngân đã cầm mớ tiền của TNGC huơ huơ lên trời cười và nói gì đó với những nhân viên bên cạnh, sau đó anh ta đưa vào máy vuốt tiền vuốt vài lần cho thẳng. TNGC không biết tiếng Đức nhưng đồ rằng hắn đang rầm rĩ: Bớ bà con, lại có thêm một thằng tóc đen, da vàng nữa đưa cho tôi mớ giấy lộn này! 


TNGC mới mắc mấy cái vớ vẩn như trên chứ mọi người tiếng Anh như gió, đi Tây như đi chợ thì hy vọng không. Thế nhưng cứ kể ra đây, trước là để nhắc nhớ cho bản thân, còn bác nào thấy hữu ích thì LIKE cho TNGC phát để động viên, để TNGC đỡ tủi.