Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Bác Thăng lại cấm dạy thêm ở Sài Gòn?

Trong hàng tá những vấn đề của GD thì một câu hỏi lằng nhằng mãi, qua 4 đời bộ trưởng (Bác Hiển -> bác Nhân -> bác Luận -> Bác Nhạ), tới giờ vẫn chưa trả lời được ngon nghẻ. Họp quốc hội toàn bị đại biểu moi ra để truy "trách nhiệm đến đâu", khổ! Đấy là dạy thêm học thêm.
Hôm rồi bác Thăng giáng ngay cho một bài về dạy thêm làm cho thành phố mang tên Bác cuống cà kê.
Em đã đọc hết những ý chỉ của bác Thăng và hình dung ra ối người liên quan tới dạy thêm học thêm, khi nghe tin này, thể nào cũng ... mủm mỉm cười, rồi ung dung đi về phía tủ rượu. Còn phụ huynh thì quẳng tờ báo sang một bên, ngửa mặt nhỉn...trần nhà, thở dài đánh thượt một cái!
Dạy thêm học thêm (cả tràn lan lẫn đứng đắn) có cả mớ nguyên nhân. Nếu cứ tiếp cận vụ này lẻ tẻ ở từng nguyên nhân để ra chỉ thị thì nhiều lắm!
Mà chán các bác GD ghê! Lãnh đạo trăm công ngàn việc, chưa hiểu thấu đáo một lĩnh vực hẹp nào đó là điều dễ hiểu, khi đó, mình là cơ quan tham mưu, phải dâng sớ ngay chứ ai lại ...

Hội toán học phản đối thi trắc nghiệm môn toán

Hội Toán học đang bực mình chuyện Bộ GD-ĐT quyết định (hay dự định?) thi trắc nghiệm môn toán vào năm nay.
Mức độ căng thẳng xem ra chưa có dấu hiệu dịu đi khi mà hội này đánh tiếng sẽ kiến nghị lên tận chính phủ.
Có thể xem đây là minh chứng hùng hồn cho sự cơm chẳng lành canh chẳng ngọt giữa cơ quan quản lý nhà nước về GD (Bộ GD-ĐT) với một số hội chuyên ngành trong các bước đi để đổi mới GD ở VN.
Trong công cuộc cải cách GD cách nay hơn chục năm, Hội Vật lý, Hội Ngôn ngữ học... cũng phàn nàn với báo giới rằng Bộ GD-ĐT không hỏi ý kiến của họ, hay nói đúng hơn là hỏi một cách chiếu lệ. Và đương nhiên các hội này không đồng tình với nhiều nội dung trong sách giáo khoa cũng như những phương án cải cách mà Bộ đưa ra.
Như vậy có thể thấy sự gắn kết giữa các Hội chuyên ngành với Bộ trong công cuộc đổi mới GD ở VN trước nay khá lỏng lẻo.
Tuy nhiên nếu cứ tổ chức hội thảo để đi tìm tiếng nói chung về một vấn đề nào đó trong GD hiện nay sẽ là một sự lãng phí thời gian và tiền bạc, nhất là khi đòi hỏi về cải cách đang trở nên cấp bách; nhất là khi Bộ GD-ĐT vừa có ngài bộ trưởng mới với nhiều nỗ lực minh chứng cho những chính sách mới - điều mà dư luận thường gọi một cách không mấy thân thiện là tân quan tân chính sách.
Thực tế là trong suốt thời gian vừa qua, nhiều hội thảo trong nước và quốc tế về cải cách GD ở VN đều sa vào bế tắc vì ông nói gà bà nói vịt - không thống nhất được quan điểm.
Điều này cho thấy đổi mới GD ở VN chỉ có thể đem lại một vài hiệu quả tích cực khi (và chỉ khi) những cái ĐẦU ở 49 Đại Cồ Việt (thành trì của Bộ GD-ĐT) hơn hẳn những cái ĐẦU khác một tầm tay với./.