Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

ÁNH MẮT


Đạo diễn Tim Burton từng được khán giả VN biết tới với bộ phim lừng danh Batman - Người Dơi. Ông vừa sang Việt Nam để tìm kiếm một cảnh quay tại động Phong Nha.
Tuy nhiên khi sang tới xứ sở hạnh phúc nhất nhì thế giới này, ông đột ngột nảy sinh một ý tưởng, đó là khắc hoạ ánh mắt và nụ cười của con người nơi đây.
Là một người Mỹ, sinh năm 1958, ông biết rất rõ cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ tại VN. Chính vì thế ông đã dành nhiều thời gian hơn cả để có những cảnh quay đặc tả ánh mắt của người lính trong lúc tập trung quan sát, truy kích và đón đánh pháo đài bay B-52.
Ròng rã hơn hai tháng trời, với hàng trăm lần hô Action (diễn), bảng clapperboard được dập xuống, nhưng nối tiếp sau đó là những cái lắc đầu ngán ngẩm và đầy thất vọng của Tim. Với hàng trăm lần bấm máy, vẫn chưa có bất kỳ một ánh mắt nào lột tả được hết vẻ chăm chú, quyết đoán, tự tin... của người lính trong kíp chiến đấu của khẩu đội pháo phòng không.
Tim định bỏ dở kế hoạch của mình để về Mỹ, thì một hôm, trong lúc lang thang tại một ngã tư, ông đã tìm được ánh mắt diệu kỳ ấy!
Đấy là ánh mắt của chú công an đang ngóng về ngã tư phía đối diện hòng tìm kiếm, phát hiện và săn lùng những chiếc xe đi sai làn để rồi lao ra bắt phạt.
Hôm gặp trong quán Starbuck góc đường Lý Thường Kiệt-Hàng Bài, Tim mãn nguyện, vỗ vai mình, nói trên cả tuyệt vời Phong ạ! Oh my God! Ánh mắt ấy thật là vi diệu! Nó bắt chặt vào con mồi, đeo lấy con mồi, quyết không buông tha với bất cứ giá nào, dù nguy hiểm...
Chiêu một ngụm nhỏ cafe, nhìn hoang vắng ra ngã tư buổi sáng trong tiết lập thu, giọng Tim chùng xuống, nói đây là cảnh quay ưng ý nhất, song cũng là cảnh quay đắt đỏ nhất trong sự nghiệp làm đạo diễn của tao, Phong à!
Hôm qua mình có cú phôn từ bển. Bốc máy, Tim nói hallo, Phong à, tao nghiên cứu kỹ hình ảnh rồi, tất cả đều Ok, lòng can đảm, tính kiên trì, sự quyết tâm, tinh thần tập trung cao độ... nhưng ánh mắt lại lồ lộ vẻ háo hức chứ không căm phẫn, đeck được !

Toà hành chính ở nơi đáng sống nhất

Nhân chuyện Toà nhà hành chính ở nơi đáng sống nhất VN-Đà Nẵng được cho là không phù hợp, nóng quá, ngột ngạt quá..., mình nói leo phát.
Mình muốn nói leo là vì trông Toà nhà hành chính ở Đà nẵng rặt kính là kính bỗng dưng lại nhớ tới cái chóp của toà nhà Quốc Hội Đức-nơi ghi dấu biết bao sự kiện thăng trầm của quốc gia này.


Theo anh Quang Le, người từng sống nhiều năm ở đây cho biết thì cái chóp kính của Toà nhà quốc hội Đức được kiến trúc sư lừng danh Norman Foster thiết kế. Bên trong cái vòm kính này là một cái cột hình nón mở, nơi lắp 360 cái gương có khả năng quay theo nhiều hướng, ở các góc khác nhau. Hệ kính phía ngoài vòm và hệ gương gắn ở cột bên trong được tự động hoá.
Máy tính sẽ tính toán để ánh sáng lọt vào phòng họp bên dưới sao cho nhiều nhất, đỡ phải bật điện, tốn xèng (dân tộc thượng đẳng gì mà tiết kiệm thế không biết!).
Khi trời trở lạnh, máy tính sẽ tính toán, điều chỉnh kính và gương có góc nghiêng phù hợp nhất để hấp thu ánh nắng mặt trời, sau đó phản xạ xuống phòng họp, góp phần làm không khí ấm lên. Kinh! Giéc-Manh gì mà keo kiệt thấy bà cố!
Không biết các nghị viên Đức có họp đêm không nhưng ngài Norman thiết kế để ánh đèn phòng họp sẽ được hệ gương phản xạ lên mái vòm kính, thông báo với toàn Berlin rằng, đầy tớ đang vì nước quên thân vì dân phục vụ! Cũng hay, khỏi mất công làm đèn rọi để sâu (show) hàng.
Tất nhiên, nếu Đảng CDU của bà Angela Merkel có nghị viên chén hạt mít mà xả thải "fo-mu-sa" bừa bãi ra phòng họp QH thì khi đó cánh kính trên mái vòm này sẽ lật hết cỡ để những nghị viên khác khỏi ngộ độc. Quả là vi diệu!

Lại nói Toà nhà hành chính Đà Nẵng. Đồ rằng ý tưởng thiết kế toà nhà này là của ngài, hoặc cóp của ngài Norman Foster chứ chẳng chơi?! Chỉ có điều "nơi đáng sống nhất" này rất nóng! Còn trình độ về tự động hoá, về công nghệ cao... của Giao Chỉ thì còn lâu mới bằng nước Phổ.
Viết lăng nhăng cốt chỉ để khoe cái ảnh hôm đến thăm chị Angela Merkel.

Mặc dù không được đi học...




Mỗi khi nói/viết/bàn luận về một người "ít học" nhưng lại giỏi một nghề, một công việc nào đó, chúng ta hay bắt đầu bằng: Mặc dù không được đến trường/ không qua một trường lớp nào /không được học hành; mặc dù học vấn mới lớp 3, lớp 4 ...v.v..v.v... Nhưng ông / bà XYZ đã có những sáng tạo...
Như thế là chúng ta đã ngầm tuyệt đối hoá và quá đề cao việc giáo dục-đào tạo trong nhà trường (mà chắc là hầu hết đều có ý hướng tới các trường ĐH-CĐ). Coi việc đào tạo ở đây như cây đũa thần và ngầm phó thác toàn bộ cho nhà trường.
Rõ ràng quan điểm về giáo dục ở đây có gì đó không ổn? Một xã hội đầy rẫy bằng dởm, một xã hội mà nhà trường cũng làm thương mại trắng trợn, một xã hội mà đi đâu cũng đòi bằng này bằng nọ, rồi có bằng thì có cơ hội thăng tiến, có lợi thế về lương bổng; rồi tại sao phân luồng ở VN thất bại, học sinh chỉ nhao vào ĐH...phải chăng có mầm mống từ suy nghĩ nói trên ?
Lại nhớ ở status bên dưới, bạn Văn Nguyên (đang ở Canada) cho hay: Trên trang web của chính phủ Canada, mục "Giáo dục ở Canada", câu đầu tiên là "Cha mẹ chịu trách nhiệm chính với việc giáo dục con em mình" .
Không phải ngẫu nhiên họ viết như vậy, nhỉ?