Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Chữa bệnh bằng bùa chú, phù phép: Vì nghèo nàn, lạc hậu, mê tín dị đoan?


Cha bnh bng các hành vi ma thut ca thy lang, thy mo, thy pháp… chưa tìm thy cơ s khoa hc và t l thành công không cao nhưng rõ ràng nhiu cng đng dân tc trên thế gii đã, đang s dng phương pháp này ( đây không đ cp nhóm thy lang la đo).

Hôm ri đc mt bài báo v Mustang (th đô mt thi ca Vương quc Lo, cách th đô Kathmandu-Nepal 250 Km) thì thy người dân đây tin rng bnh tt là do ma qu gây ra và ch có th b xua đui khi các nhà sư làm l tr tà.
 


Các nhà sư, thầy lang vẫn sử dụng phương pháp chữa bệnh của người Tây Tạng có lịch sử cách đây hơn 2.000 năm. Họ tin con người là chủ thể vi mô của vũ trụ, được tạo nên bởi năm nhân tố: đất, lửa, nước, không khí và không gian. Khi những nhân tố này chịu áp lực và xung đột lẫn nhau sẽ gây ra bệnh tật cho con người (VNExpress)

Mình làm vic Tây Bc, ri Tây Nam b, đu thy người thiu s (Thái Mông, Mường, Khmer…) vùng sâu vùng xa đu có cách cha bnh này. vùng người Khmer thì các “bác s dân gian” dùng bùa chú và phù phép đ cha bnh gi là Acha, Krou Ty.

Chúng ta cho rng vì nghèo nàn, lc hu, dân trí thp… nên bà con vn tin theo cách cha bnh phn khoa hc nói trên. Điu đó không sai, nhưng nếu ch dng li nhng lý do đó thì mình vn thy chưa thuyết phc.

Hình như con bnh, nếu có mt nim tin vào cách cha bnh ca thy pháp, thy mo thì hành vi phù phép, bùa chú s tác đng mnh m lên tinh thn ca h, đ h tin tưởng tuyt đi rng sau đó bnh nht đnh s lui.

Mình không am hiu y hc nên không biết tinh thn và tư tưởng quyết đnh đến vic khi bnh như thế nào nhưng thy ông Mao nói “tư tưởng là thng soái”, ri nhng chiến s cng sn b đóng đinh vào s, bị nh tng cái răng , nhưng vì có lý tưởng nên vẫn bình thn không khai… thì mình tin tư tưởng có sc mnh ghê gm!

Trong dưỡng sinh, thn (tinh thn) là ch t ca thân th, thng soái lc ph ngũ tng. Còn trong ngành dược, giai đon th nghim mt loi thuc mi nào đó, người ta s làm đi chng gia hai nhóm bnh nhân. Nhóm 1 ung thuc tht, nhóm 2 ung thuc gi (gi dược). Điu kỳ l là trong nhóm ung gi dược cũng nhiu người khi bnh, cho dù h ch ung bt mì đóng viên.

Như vy yếu t nim tin, yếu t tinh thn và tư tưởng có nh hưởng ti vic lành bnh? Có l nên tiếp cn góc đ này na thì mi gii thích đy đ vì sao đến hôm nay vn còn nhiu cng đng tin vào cha bnh bng bùa chú, phù phép, mà ta hay gi vi cách gi mit th: mê tín d đoan.

Nếu nht trí quan đim này thì vic công kích kch lit đ xoá nhoà nim tin, thm chí là đc tin ca h có khi cũng cn phi cân nhc li.

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

NÓI TO & NÓI NHỎ




Vào tiệm ăn đôi lúc mình có cảm giác lạc lõng khi đám chạy bàn rỗi việc ngả ngốn tán chuyện bô lô ba la bên cạnh. Tất nhiên là bực, vì mình coi đó là một sự thiếu tôn trọng, nhưng việc răn dạy đám nhân viên dốt nát và thiếu chuyên nghiệp kia là của ông chủ, không phải của mình.
Quán xá là nơi công cộng, chẳng của riêng ai, nhưng đấy là chốn thư giãn, mà đã thư giãn thì nói to sẽ ảnh hưởng tới người khác.
Nói to nơi công cộng là thiếu văn minh nhưng "nói nhỏ quá" đôi khi cũng thiếu lịch sự. Ba đứa đang nói chuyện bỗng 2 đứa ghé đầu thì thầm vào tai nhau, đứa còn lại ngồi tơ hơ cắn hạt hướng dương ngắm trời đất. Đã thế 2 cái đứa thì thầm thì thầm như buôn bạc giả mặt còn vênh lên dương dương tự đắc, ra cái vẻ như ta đây là người đầu tiên trên thế giới phát hiện Obama đi đái như thế nào.
Hồi còn làm phóng viên ở Tây Bắc, mình bảo mấy đứa em người dân tộc Thái rằng, có anh, cấm chúng mày "phát sóng ngắn"! Anh đi, chúng mày tha hồ nói, chửi bố anh lên cũng đc. Đến khi vào miền Tây công tác cũng thế, lúc nhậu, mình đùa mấy cậu người Khmer: "Anh mặc định cho rằng chúng mày chửi anh nếu chúng mày nói tiếng Khmer trước mặt anh".
Khổ nhất là lúc mình đang hoặc chuẩn bị nói thì thằng khác "nhảy" vào. Những lúc như vậy đành dừng lại, cụt cả hứng. Còn nếu là người nghe khi lâm cảnh đó thì lúc phải nhìn mặt thằng A gật một cái, lúc lại quay sang thằng B cười phát. Hai thằng đều nói, nghe đau hết cả cổ.
Chốn đông người, phổ thông hoá hay cá biệt hoá tiếng nói đều không hay. Mình người Giao Chỉ anh hùng thanh lịch quyết không đời nào làm thế!

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Xin các ngài!


Nổ bom, sập cầu, cháy chợ, tai nạn giao thông... rồi bao nhiêu tai ương khác treo lơ lửng trên đầu con dân Việt. Người dân sống trong nơm nớp sợ hãi: Đến trường thì sợ cô, ra đường sợ tai nạn, lên phường sợ lũ hành dân... Thử hỏi như thế có đáng là "đất nước hạnh phúc" trên thế giới không? Các ngài?
Các ngài ngồi trên xe nhiều tỉ, điều hoà mát rượi, không khí trong lành, sao biết đến bụi khói và tắc đường? Các ngài rồng rắn kéo nhau đi thì có xe cảnh sát dẫn đầu khoá đuôi, làm sao xảy ra tai nạn được mà biết nỗi ám ảnh của thảo dân đêm ngày bám đường bám chợ kiếm từng xu lẻ?
Mong các ngài hãy dành một phút trong ngày để nghĩ đến những người dân nghèo, những người đã nuôi dấu che chở các ngài trong chiến tranh và còng lưng đóng thuế để các ngài sống hôm nay.
Xin các ngài một phút thôi, thời gian còn lại các ngài có thể rượu chè no say, các ngài có thể gào rống lên trong đại tiệc, có thể đê mê hoan hỉ trong vòng tay trinh nữ, có thể khoan khoái rảo bước trên thảm cỏ sân gôn đẹp đến mê hồn; các vị cũng hoàn toàn có quyền ngất ngây hỉ hả bóc phong bì đếm đô la, nhẩm tính số tiền vàng trong tài khoản hay trong các nhà băng quốc tế.
Vâng, các ngài-đầy tớ của dân, công bộc của dân- có toàn quyền làm như thế, nhưng xin nhón tay làm phúc dành một phút trong ngày..., thôi thì xem như một sự bố thí..., để nghĩ đến đám con dân ! Xin cúi đầu đa tạ!
Fb: Đêm Trăng

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Starbucks: Tuyệt đấy, nhưng…!

Cho dù cà phê Starbucks còn non trẻ (since 1971) nhưng hiện tại nó đang là thức uống của nhiều tầng lớp, với hơn 21 ngàn cửa hàng tại 65 quốc gia. Vì thế ai đó bảo cà phê này chỉ là nước gạo rang thì hơi quá.

Mình cực kỳ dị ứng khi cứ lôi “truyền thống lâu đời” ra doạ ma. Thời buổi này có là cụ, là kị mà không ra gì thì người ta vẫn gọi là trẻ trâu râu bạc. Tuổi tác, thâm niên, kinh nghiệm, truyền thống… chẳng là đinh gì nếu cái hiện tại (ông nói, ông làm, sản phẩm của ông) không ra gì.

Trở lại với Starbucks. Ngon là một phạm trù cảm tính mang đậm yếu tố cá nhân. Vì thế mình không bàn Starbucks ngon hay không, hơn nữa mình đâu phải người sành cà phê. Mình chỉ băn khoăn vì sao nó trở thành thức uống toàn cầu, thậm chí còn có tiềm năng để đe doạ nhiều người khổng lồ trên lĩnh vực đồ uống.

Sạch cũng là một khái niệm mơ hồ và tương đối. Nhưng cam đoan với cách rang hơi, chọn lọc nguyên liệu uy tín của Starbucks thì chưa ai mảy may nghi ngờ trong Starbucks có ngô + đậu tương và hương liệu Tàu.

Mô hình và phong cách phục vụ của Starbucks, dù ở Việt Nam, hình như vẫn mong muốn đi theo phong cách take away, self-service (giống như quán ăn nhanh ở các nước công nghiệp), tức là tự phục vụ, mua để đem đi là chính. Vì thế không ngạc nhiên khi họ thường chọn địa điểm tại các ngã tư. Starbucks đã hướng tới những đối tượng năng động, trong bối cảnh hội nhập và cuộc sống công nghiệp bận rộn. Hướng đi này đúng hay không các bạn tự trả lời.

Code wifi chỉ cho 1 tiếng, đừng ngồi lê ở đây nhé!

Vì là tự phục vụ (tự lấy cà phê, tự bỏ rác vào thùng, tự đem cốc, khay đĩa trả về đúng vị trí) nên giảm chi phí, do vậy Starbucks cũng là một địa chỉ cho người thu nhập trung bình.

Ly cốc, máy móc pha chế cà phê trong Starrbucks đều dập logo của sản phẩm. Điều này ít nhiều tạo nên uy tín cho Starbucks và niềm tin cho khách hàng.

Starbucks không chỉ chăm chút cho sản phẩm mà còn là một doanh nghiệp có trách nhiệm, nhất là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cốc, khăn giấy luôn có cảnh báo đồ uống "rất nóng" và ghi rõ được làm từ nguyên liệu tái chế. Vì thế khách dùng xong cũng phải có trách nhiệm bỏ vào đúng thùng rác dành cho tái chế.
Recycle it again!
Đọc những dòng chữ này trên đồ dùng của Starbucks lại nhớ trên nhiều bao gói của sản phẩm Việt đăng quảng cáo có cánh, thậm chí cả thơ của nhà sản xuất (?!) thì mới thấy vì sao hàng Việt cứ mãi quẩn quanh.

Các thương hiệu Việt muốn vươn ra thế giới thì sản phẩm tốt chưa đủ mà còn phải học, học nhiều lắm, từ những tiết rất nhỏ như cái nút nhựa cắm vào miệng cốc Starbucks cho cà phê khỏi bị sóng sánh ra ngoài. 
Mình định bỏ mấy cái lá chuối vào cho khỏi sóng như hồi đi gánh nước thì cô phục vụ kêu lên KHÔNG!
Nhìn chung rất khó tìm ra hạn chế trong phục vụ của Starbucks duy một điểm này.  

Hầu hết các loại cà phê Starbucks khách phải tự mở nắp để cho đường. Nắp của hộp giấy được thiết kế chặt, khít, đảm bảo cà phê nóng không bị đổ ra gây bỏng. Nhưng khi cho đường xong thì đóng nắp cỡ nào là vừa thì chỉ do quen tay vì chỉ có thể cảm nhận. Do đó Starbucks nên kẻ một vạch xung quanh miệng cốc sao cho mép nắp phủ đến vạch là dấu hiệu nắp đã được đóng chặt.

Cái viền nó như thế này.
Với phát hiện và sáng kiến vặt vãnh này, nếu là nhân viên của Starbucks có thể được thưởng siêu xe ngay lập tức, nhưng với mình, chỉ xin mỗi ngày một cốc COD (Coffee of the day) FREE, cỡ đại,  trong vòng 01 tháng, không biết có được không? Nếu không được thì mình chê Starbucks chưa hướng tới sự thân thiện với người dùng. He he!