Starbucks: Tuyệt đấy, nhưng…!
Cho
dù cà phê Starbucks còn non trẻ (since 1971) nhưng hiện tại nó đang là thức uống
của nhiều tầng lớp, với hơn 21 ngàn cửa hàng tại 65 quốc gia. Vì thế ai đó bảo cà phê này chỉ là nước gạo rang thì hơi quá.
Mình
cực kỳ dị ứng khi cứ lôi “truyền thống lâu đời” ra doạ ma. Thời buổi này có là
cụ, là kị mà không ra gì thì người ta vẫn gọi là trẻ trâu râu bạc. Tuổi tác,
thâm niên, kinh nghiệm, truyền thống… chẳng là đinh gì nếu cái hiện tại (ông
nói, ông làm, sản phẩm của ông) không ra gì.
Trở lại với Starbucks. Ngon là một phạm trù cảm tính mang đậm yếu tố cá nhân.
Vì thế mình không bàn Starbucks ngon hay không, hơn nữa mình đâu phải người
sành cà phê. Mình chỉ băn khoăn vì sao nó trở thành thức uống toàn cầu, thậm chí
còn có tiềm năng để đe doạ nhiều người khổng lồ trên lĩnh vực đồ uống.
Sạch
cũng là một khái niệm mơ hồ và tương đối. Nhưng cam đoan với cách rang hơi, chọn
lọc nguyên liệu uy tín của Starbucks thì chưa ai mảy may nghi ngờ trong Starbucks
có ngô + đậu tương và hương liệu Tàu.
Mô
hình và phong cách phục vụ của Starbucks, dù ở Việt Nam, hình như vẫn mong muốn
đi theo phong cách take away, self-service (giống như quán ăn nhanh ở các nước
công nghiệp), tức là tự phục vụ, mua để đem đi là chính. Vì thế không ngạc
nhiên khi họ thường chọn địa điểm tại các ngã tư. Starbucks đã hướng tới những đối
tượng năng động, trong bối cảnh hội nhập và cuộc sống công nghiệp bận rộn. Hướng
đi này đúng hay không các bạn tự trả lời.
Vì
là tự phục vụ (tự lấy cà phê, tự bỏ rác vào thùng, tự đem cốc, khay đĩa trả về
đúng vị trí) nên giảm chi phí, do vậy Starbucks cũng là một địa chỉ cho người
thu nhập trung bình.
Ly cốc,
máy móc pha chế cà phê trong Starrbucks đều dập logo của sản phẩm. Điều này ít
nhiều tạo nên uy tín cho Starbucks và niềm tin cho khách hàng.
Starbucks
không chỉ chăm chút cho sản phẩm mà còn là một doanh nghiệp có trách nhiệm, nhất
là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cốc, khăn giấy luôn có cảnh báo đồ uống "rất nóng" và
ghi rõ được làm từ nguyên liệu tái chế. Vì thế khách dùng xong cũng phải có
trách nhiệm bỏ vào đúng thùng rác dành cho tái chế.
Đọc
những dòng chữ này trên đồ dùng của Starbucks lại nhớ trên nhiều bao gói của sản
phẩm Việt đăng quảng cáo có cánh, thậm chí cả thơ của nhà sản xuất (?!) thì mới thấy
vì sao hàng Việt cứ mãi quẩn quanh.
Các
thương hiệu Việt muốn vươn ra thế giới thì sản phẩm tốt chưa đủ mà còn phải học,
học nhiều lắm, từ những tiết rất nhỏ như cái nút nhựa cắm vào miệng cốc Starbucks cho cà
phê khỏi bị sóng sánh ra ngoài.
Nhìn
chung rất khó tìm ra hạn chế trong phục vụ của Starbucks duy một điểm này.
Hầu
hết các loại cà phê Starbucks khách phải tự mở nắp để cho đường. Nắp của hộp giấy
được thiết kế chặt, khít, đảm bảo cà phê nóng không bị đổ ra gây bỏng. Nhưng
khi cho đường xong thì đóng nắp cỡ nào là vừa thì chỉ do quen tay vì chỉ có thể
cảm nhận. Do đó Starbucks nên kẻ một vạch xung quanh miệng cốc sao cho mép nắp
phủ đến vạch là dấu hiệu nắp đã được đóng chặt.
Với
phát hiện và sáng kiến vặt vãnh này, nếu là nhân viên của Starbucks có thể được thưởng
siêu xe ngay lập tức, nhưng với mình, chỉ xin mỗi ngày một cốc COD (Coffee of
the day) FREE, cỡ đại, trong vòng 01 tháng, không biết có được không? Nếu
không được thì mình chê Starbucks chưa hướng tới sự thân thiện với người dùng.
He he!
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ