Cảm ơn.
Tôi
có thời gian sống ở Sài Gòn từ 1978 – 1982. Sau đó cũng có vài ba bận vào chơi
và bây giờ thì công tác ở miền Tây. Tôi có một nhận xét như thế này không biết
có quá chủ quan không, đó là nhìn chung người dân miền Nam có tần suất sử dụng
từ “cám ơn” nhiều hơn hẳn một vài vùng miền khác.
Hồi
tôi còn học cấp I và cấp II ở Sài Gòn thì học sinh lên bảng trả bài phải khoanh
tay. Tôi mới ở miền Bắc vào thấy lạ. Còn đi mua hàng hay ăn quà thì khi nhận tiền
và đưa hàng cho người mua, người bán kèm theo câu nói cảm ơn. Cái này tôi cũng
thấy lạ vì trước đó ở miền Bắc, tôi đã quá quen thuộc với khuôn mặt và thái độ của
các chị mậu dịch viên ở hợp tác xã mua bán hoặc ở các cửa hàng quốc doanh.
Đến
hôm nay, cho dù Sài Gòn và nhiều vùng khác ở miền Nam đã nhiều thay đổi thì hai
tiếng cảm ơn vẫn còn đó. Người ta cảm ơn nhau khi được giúp đỡ là điều hiển
nhiên nhưng mua bán cũng được nghe nói lời cám ơn thì không phải nơi nào cũng làm được.
Nếu
quan niệm mua bán là sự trao đổi ngang giá thì người bán và người mua sòng
phẳng, chẳng ai phải ơn huệ ai. Nhưng nếu xét trong bối cảnh của nền kinh tế cạnh
tranh tự do của Sài Gòn trước 1975 thì chúng ta hoàn toàn có thể lý giải được
vì sao người bán hàng ở miền Nam thường nói lời cám ơn với khách và trở thành
thói quen tới hôm nay.
Tuy
nhiên, cái lý do thuần tuý về kinh tế như vậy có vẻ chưa được thuyết phục cho lắm.
Phải có thêm nguyên do nào khác mới đảm bảo cho sự tồn tại của hai tiếng cảm ơn
ở người miền Nam bền lâu như vậy.
Yếu
tố giáo dục gia đình chăng? Rất có thể.
Tôi
đã tới khá nhiều gia đình người Nam, kể cả người Bắc 1954, thì thấy trẻ con lễ
phép trong giao tiếp ứng xử với các thành viên gia đình và với khách khứa. Cho tới hôm nay
vẫn có thể thấy cách xưng hô, chào hỏi rất lễ phép ấy, những hành vi mà chúng
ta thường thấy trong các gia đình người Hà Nội gốc ngày xưa.
Có
thể đó là những yếu tố căn bản gầy dựng lên hai tiếng cảm ơn trong giao tiếp ở
người miền Nam cho tới tận hôm nay. Họ
nói cảm ơn một cách thực lòng chứ không hề xã giao hay cho phải phép.
“Cảm
ơn”, đơn giản thế thôi nhưng nó giúp mỗi người yêu đời hơn, nhân văn hơn, thân
thiện hơn; nó xua tan đi phần nào sự bon chen và ích kỷ, ít nhất là ở thời điểm
được nghe, được nói lời cảm ơn ấy./.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ