Ngô Thiệu Phong
Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014
Ông TVT và bài thuốc dư luận.
Với những người cầm giữ cán cân công lý như ông TVT, suốt ngày rao giảng về chống tiêu cực; hoặc trợn mắt chỗ nọ, trừng mắt chỗ kia về tham nhũng, mà lại dính líu vào tham nhũng thì có viết bao nhiêu bài xem ra cũng chẳng đủ để khỏa lấp hết nỗi bất bình của dư luận.
Tuy nhiên, cũng có đôi chút bất
ngờ khi liều lượng các bài về ông (sau khi có kết luận của UBKTTW) lại đậm đặc
trên mặt báo đến mức như vậy.
Thông thường thì người Việt, với
truyền thống nhân ái, bao dung; với lối tư duy duy tình, thuộc nằm lòng câu
châm ngôn “đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh người chạy lại”, thì đã thu hồi tài sản của
ông TVT coi như thân bại danh liệt, thế nhưng báo chí vẫn không tha, vẫn hừng
hực khí thế, tựa hồ như giờ mới có cơ hội để trút giận.
Với chức vụ cao đầy quyền lực và biết phóng tay ban phát chức tước như ông TVT thì
ơn nghĩa “trải ra đã khắp, thấm vào đã sâu”. Sờ bên trái là đệ tử, tóm bên phải
là kẻ chịu ơn; phía trước, đằng sau đều là đồng nghiệp thuở hàn vi hay bạn bè từng tưng bừng trong những bữa tiệc ngập ngụa sơn
hào hải vị…, thế mà chẳng ai đỡ nổi, để ông phải cắn răng chịu sự xuống tay của
UBKT, chịu cơn dập vùi của báo chí thì
kể cũng lạ.
Thường thì những kẻ vi phạm khi
đã về hưu, kiếp người đã leo lét như đèn trước gió thì phần nhiều người ta xử
lý gọi là thôi, còn đâu xí xóa, nhưng với ông TVT thì không.
Phải chăng báo chí quá đói tin?
Sex, shock, hở hang mãi cũng nhàm, trong khi những cái đáng viết thì không phải
ai cũng viết được, những vấn đề nhạy cảm luôn được cân nhắc để rồi sau đó cất
vào kho trí nhớ, đúng lúc ấy, sự kiện ông TVT nổ ra thì lẽ đương nhiên phải là
tâm điểm thu hút sự quan tâm của làng báo?
Hay là bởi người ta muốn gióng
lên hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai đã và sắp hạ cánh an toàn? Có thể lắm chứ
vì tiếng chuông được đánh lên cùng một nhịp.
Dù vụ ông TVT có là “điểm” hay
không thì đây cũng là mảng màu sáng hiếm hoi trong bức tranh chống tham nhũng
xám xịt ở ta. Nó le lói chút hy vọng và niềm tin cho dư luận vốn dĩ đã quá chán
ngán và thất vọng trước mọi biện pháp tỏ ra không mấy hiệu quả thời gian qua.
Sự vào cuộc rầm rộ của báo chí
trong vụ TVT có thể được xem như bài thuốc dư luận về chống tiêu cực. Nhưng liệu
nó có đủ sức làm nản chí quyết tâm tham nhũng của “một bộ phận không nhỏ”?
Hiệu lực của bài thuốc dư luận
này có lẽ mới chỉ dừng lại ở chỗ giúp cho một vài người lạc quan và dễ tính tìm
được cái cảm giác hả hê, thỏa mãn ban đầu, còn phần đông xem ra vẫn hoài nghi
tính bền vững và căn cơ của tất cả những gì liên quan đến “điểm”, “phong trào”,
“ra quân” hay như “tháng hành động”, nhất là khi tiếng chuông được gióng lên
đều tăm tắp ấy lại được ai đó xem như một thứ nước hoa xịt phòng./.
Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014
Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014
Thanh niên Giao Chỉ ở Đức (P2)
Hôm nay Thanh niên Giao Chỉ ( TNGC) tiếp tục hầu các cụ phần 2 chuyến "công du" nước Đức.
Xin được bắt đầu bằng cú "xổng chuồng" lao ra công viên tự sướng.
Trời có nắng nhưng chỉ 10độ C. Phanh áo ra cũng hơi rét nhưng muốn đẹp phải chịu đau, nhìn thế nó mới oách.
Fây-buk-kờ Mạnh Quân (Báo Thanh Niên) đang "chộp" mềnh. Mình bảo mày lấy cho anh cái cảnh công viên ấy, còn cái bản mặt anh loáng thoáng thôi, chỉ cốt chứng minh TNGC đã qua Bá Linh, để về quê khoe với mấy ông bạn là tao ở "bển" mới zề.
Thông điệp muốn nói ở đây là cách tư bản nó "làm công viên" như thế nều mà thui. Tụi nó tôn trọng tự nhiên, cứ để cây cối và bãi cỏ vậy, không đu quay, không bập bênh; không bán "giải khát có đá" , không cắt tỉa uốn éo hoa lá thành khẩu hiệu hay con này con kia như xứ mình. Thậm chí buổi tối còn không thèm có điện, tối thui.
Có hôm phởn lên cả hội tí tởn đi tắt qua công viên. Tối như bưng lấy mắt. Cả hội phải lấy điện thoại ra soi. Anh Lê Quang, phiên dịch, dẫn đầu. Mình loi choi chen vào giữa đám đàn bà thì chúng nó nhắc anh Phong đi sau đi. Chẳng lẽ TNGC U 50 rồi mà còn sợ ma à? Lấy hết lòng can đảm của dòng giống Lạc Hồng, TNGC lui lại sau làm nhiệm vụ khóa đuôi. Để tự trấn an, thi thoảng TNGC lại phá lên cười hoặc nói một câu gì đó rất to nhưng thừa ngô nghê cốt để xua tan đi sự tĩnh lẵng. Cũng may lúc về khách sạn sờ đũng quần vẫn khô.
Mình phải biết đây là đâu chứ! Đi lại ở cái nơi an toàn cách công viên Thanh Nhàn nửa vòng trái đất mà vẫn còn sợ. Nhục thế! Anh Quang nói đúng, chưa "thoát Giao Chỉ", thân xác ở đây nhưng suy nghĩ vẫn còn "mặn nồng" với quê cha đất tổ.
Nói tóm lại là tụi Đức nó hạn chế can thiệp tới mức tối đa vào công viên nên nhìn vào như rừng, đã lắm! Ở Việt Nam mà như thế thì không nói phét, là tổ cho đĩ điếm và nghiện hút.
Đây là một buổi làm việc của TNGC ở Văn phòng Quốc Hội Đức.
Các cụ để ý bàn ghế cực đơn giản, nhưng "chất" đấy, không phải loại "không Hòa thì Phát" như xóm mềnh đâu. Nó buộc các nàng mặc váy phải hết sức thận trọng, hớ hênh chết liền.
Anh Lê Quang kể có lần anh dịch cho 1 đoàn nhà ta, trong đoàn có 1 vị thứ trưởng lùn nhất Việt Nam. Nhưng cái sự lùn ấy chẳng hề gì nếu không có chuyện vị này ngồi lên chiếc ghế "hơi bị" cao nên chân không chạm tới đất.
Nhưng cái việc không chạm tới đất ấy cũng chẳng hề gì nếu không có chuyện vị này tuột giầy ra khỏi chân, tệ hơn nữa là vì không chạm đất nên hai chân chàng cứ đung đưa vung vẩy. Đung đưa kiểu so le chán, chắc mỏi, chàng bèn ngoắc chân vào nhau vung vẩy nhịp nhàng. Hồn nhiên lắm, tựa hồ như đang relax hết cỡ để tận hưởng lạc thú.
Nhưng cái việc đong đưa hai chân là việc cá nhân, mà tư bổn vốn tôn trọng cá nhân nên chẳng lấy đó làm phiền. Chuyện đong đưa ấy cũng chẳng hề gì nếu như không có việc đùng một cái phiên dịch Lê Quang xướng tên lão lên bục nhận huy hiệu gì gì đó.
Lão luống cuống, lon ton chạy lên mà không kịp xỏ giầy, cứ tất không lão diễn, nhưng chẳng hề gì, có ai chụp ảnh chân đâu mà lo. Về nhà mình -Việt Nam, vẫn chém ầm ầm: "Anh được thưởng Bắc Đẩu Bội Tinh nhé !"
Nhẽ ra tụi tư bổn phải biết con rồng cháu tiên có cố tật đã trở thành mạn tính, kinh niên là rung đùi và ngoáy mũi thì phải lo thiết kế cái bàn kin kín một tí, còn không có thì cũng phải lấy vải xanh vải đỏ mà che đi chứ ai lại để thông thống như thế. Định minh bạch cả đôi chân à?
Riêng lễ tân cho tụi Đức 1 điểm. Và mình đoán anh Quang bịa hoặc ít ra là chơi khăm lão chứ cán bộ nhà mềnh biết giữ gìn bản sắc văn hóa lắm, biết giữ gìn hình ảnh lắm, không có chuyện đó đâu.
TNGC đấy! Đang đứng dạng háng chổng mông vào Nhà quốc hội Đức đấy! Mình cố tình đứng hiên ngang để tỏ rõ 4000 năm văn hiến, giữ gìn quốc thể, lấy lại vài điểm trừ đã mất do vị thứ trưởng đi tất lên nhận huy chương kia.
Chính diện tòa nhà có dòng chữ "Vì dân tộc Đức" . Đọc xong mấy chữ này, dù rất khiêm tốn nhưng TNGC cũng nhếch mép, buông một câu, rất nhẹ, tuồng như góp ý: Thiếu nhiều! Bắt chước cũng không nên hồn: Của dân, do dân và vì dân. Hiểu chưa?
Nghe nói tòa nhà này xây từ thế kỷ thứ mười mấy..., quên bố nó rồi.
Cạnh nhà TNGC -Xóm Lò có ông kiến trúc sư học ở Nhật về. Ông thiết kế cái nhà rất ngộ, không chát vữa với ý định trồng rêu lên toàn bộ tường và mái. Chỉ một năm thôi, thời kỳ quá độ ấy không dài và người ta có đủ kiên nhẫn để chờ đợi, khi đó toàn bộ tòa nhà sẽ được một màu xanh của rêu bao phủ. Ông gây mãi gây mãi không được đám rêu nào, cứ mọc lên ít bữa là chết. Cái khí hậu xứ mình nó đâu dễ để làm căn nhà rêu như Nhật?
Và hôm nay TNGC đứng đây, nhìn cảnh này và "suy nghĩ sâu sắc": Liệu chúng ta có quyền mơ về những bức tường hoa như ở xứ Bá Linh này?
Bữa sáng của TNGC. Rất đạm bạc. Làm sao TNGC có thể ăn ngon khi mà quê hương còn biết bao người khốn khó. Hết dĩa này mình chỉ dám ăn thêm một tô súp nhỏ, một bát các loại hạt chan với sữa tươi, thêm vài dĩa hoa quả gọi là ăn thay rau để bổ sung Vitamin E cho đẹp da, tăng cường chất xơ để bảo vệ đường ruột.
Hôm nào nhớ quê hương thì mình ăn thế này thôi. Đất nước còn nghèo mà các cụ. Ăn thì cũng phải nghĩ đến đời con đời cháu chứ.
Nhìn ly rượu vang các cụ biết thừa là bữa tối. Tây không biết uống rượu sáng rượu trưa, thua xa xứ mình. Nghèo cũng phải "123-zô".
TNGC đã ngồi đây, trước cái dĩa thức ăn này, vẫy lão bồi bàn lại (bồi bên Đức toàn trên 50 vì già hóa dân số), hất hàm vào bộ dao dĩa, nói này, sao bộ đồ ăn đơn điệu thế, chẳng có hoa văn gì cả. Bồi khúm núm, đầu cúi tay xoa, giọng rối rít: Bẩm ông tha tội ạ! Xứ con dùng loại này để rửa cho nó vệ sinh ạ. Còn cái loại hoa văn thì dầu mỡ và thức ăn sẽ bám vào khe kẽ, rất chi là bửn ạ. Nếu ông muốn, mai con đánh dây thép về Việt Nam, mua cho ông một bộ hoa văn chằng chịt ạ.
Còn đây là phòng họp nội các của bà thủ tường Đức Angela Merkel. Trên bàn có tấm biển ghi tên từng yếu nhân. Đơn điệu tới mức nhàm chán! Văn minh công nghiệp và kỹ thuật cơ khí luyện kim hiện đại len cả vào phòng họp. Nếu ghế rồng ghế phượng thì hợp với phong cách và gu thẩm mỹ của TNGC hơn. Tìm mãi không thấy biển tên Ngô Thiệu Phong, hiệu là Thanh niên Giao Chỉ -TNGC ở đâu.
Nhưng điều đó chẳng quan trọng gì vì TNGC đang cắm mắt vào chiếc đồng hồ rất đẹp bằng đồng, 4 mặt số để trên bàn. Nếu không có cái dây đỏ này...
. ...thì đừng nói TNGC có tính tắt mắt nhé. Truyền thống quê mình thấy hay hay là rất...hay cầm nhầm.
Nói vui thôi! Chỗ này không phải siêu thị. Để vào được chỗ này TNGC phải qua mấy cửa an ninh, có chỗ gần như phải cởi truồng. Sợ dĩ TNGC hướng sự chú ý của các cụ vào chiếc đồng hồ 4 mặt này vì nó sẽ là nội dung chính cho "TNGC ở Đức", phần 3. Thế thôi!
Anh chị nào quan tâm tới lịch sử, tới chiến thắng phát xít thì biết hình ảnh Nhà quốc hội Đức bị hồng quân Liên Xô đánh chiếm và phá tan như thế nào. Và hôm nay người Đức vẫn không quên sự kiện đó. Không biết họ có thái độ thế nào với chủ nghĩa phát xít nhưng sự đổ vỡ tan hoang của chiến tranh thì vẫn còn nguyên vẹn. Một số mảng tường Nhà quốc hội có những dòng chữ của hồng quân LX viết năm 1945 (chắc là bày tỏ sự vui mừng khi chiến thắng) vẫn được bảo tồn nguyên trạng bằng cách ghép vào những bức tường mới.
Không bàn về chính trị, chỉ nói ở lĩnh vực bảo tồn bảo tàng nên thế lực thù địch đừng suy luận linh tinh nhé. TNGC muốn nói rằng, ở nơi nào đó người ta cứ thích đập bỏ cho bằng hết những gì tên là quá khứ để xây cái mới cho hoành tráng thì nên đem giấy bút sang xứ giãy chết này mà học. Đã là lịch sử thì phải chính xác và chân thật, đừng lấy lý do địch- ta, hay- dở, xấu- tốt... mà ngụy biện cho hành động đập phá đầy kỳ thị, hằn học và tức tối đến ngu muội.
Thôi, vợ vừa gọi điện facetime, TNGC xin tạm dừng, các cụ đón xem phần 3 nhé .
Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014
Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014
Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014
Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014
Thanh niên Giao Chỉ ở Đức (P1)
Mọi người không có nhiều thời gian, đọc mãi cũng chán, hầu các bác mấy cái ảnh kèm lời bình mà Thanh niên Giao Chỉ tôi chụp được trong chuyến "công du" nước Đức vừa rồi.
Tiếng Anh Thanh niên Giao Chỉ (TNGC) thuộc dạng nói mỏi tay, tiếng Đức em chê ủng oẳng gầm gừ nên không thèm học. Vì thế em phải thủ cái này, chụp phát cho chắc, bị lạc chỉ cần đưa máy điện thoại ra, chỉ vào cái đo đỏ là OK.
Số phòng "đen", 115-cấp cứu? Nhớ hồi đi Trung Quốc, vừa vào thang máy đã đến tầng 6 tầng 8. Hóa ra mấy ông Tàu kiêng, thích số đẹp bắt đầu với 6 or 8 nên tầng nào cũng 6...,8....
Vừa bật đèn lên tưởng bọn Đức này lắp TV trong toa-let, hóa ra gương bà con ạ. Ánh sáng: Được! Chẳng thấy bóng đèn đâu nhưng chỗ nào cũng sáng. Thế mới thấm cái cảm giác thời Nguyễn Trường Tộ phát hiện ra đèn treo ngược ở xứ Ba-Lê. Nhưng các cụ nhớ đem theo bàn chải và kem đánh răng! Khách sạn Pestana Hotel 4 sao Thanh niên Giao Chỉ ở mà cũng không có của ấy đâu.
Vận hết công lực và trí lực của 16 năm đèn sách dưới mái trường XHCN mà mình cũng không hiểu được cái bệt bên cạnh làm nhiệm vụ gì. Toa let xứ Bá Linh quá nghèo nàn, đến cái vòi xịt cũng không. Thôi đành phải rê đít, dịch mông tịnh tiến sang cái bên cạnh vậy...Vô cùng bất tiện!Shit! Mắt nhắm mắt mở, nhìn gà hóa cuốc mà "tương" vào cái bệt lỗ bé kia thì chỉ có nước lấy tay mà hốt.
Cũng không có nốt! Mà là ở Văn phòng quốc hội Đức đấy nhé. Thanh niên Giao Chỉ thà dùng que, dùng đất thó, thậm chí lá chuối khô..., nhưng quyết không dùng giấy để bảo vệ môi trường. Vì thế chụp cái ảnh rồi cắn răng bước ra.
Trở về căn phòng 115 thân yêu có cả hai cái bệt, vừa "giải tỏa nỗi buồn", Thanh niên Giao Chỉ vừa ngắm cái rèm từ bồn tắm nhìn thông sang giường ngủ. Tại sao lại hớ hênh như thế nhỉ?
Ở xứ mình còn cởi mở hơn! Hôm nghỉ ở Phú Quốc thấy còn không có cả rèm, cứ thông thống. Táo bạo đến thế là cùng! Thiết kế nửa kín nửa hở kiểu này chắc là muốn hâm nóng cuộc yêu, tạo khúc dạo đầu lãng mạn đầy men say đây mà.
Mãi không biết cái công tắc này để làm gì. Nhìn quanh không có ai, Thanh niên Giao Chỉ mới rụt rè rón rén thò tay vặn thử. Hóa ra là đóng mở cải rèm ở trên. Bọn Đức này được! Những người mực thước, thanh tao, có nhu cầu tế nhị cao như Thanh niên Giao Chỉ thì cần phải thiết kế cái công tác này.
Còn cái này thì chịu, chắc là sưởi.
Đừng tưởng lừa được Thanh niên Giao Chỉ nhé! Không dại gì mà mất 13 Euro đâu. Bỏ ra gần 400 ngàn chỉ để xem 1 bộ phim? Hưởng thụ văn hóa nghệ thuật ở xứ giãy chết đắt đỏ thật. Sang VN cho xem phim Hàn , phim Tàu thoải mái nhé.
Có mỗi thế này mà tụi Đức phải thiết kế cả thanh treo Inox đúc cực đẹp.Biển "Không làm phiền" cứ khoác vào tay nắm cửa cũng được mà. Chắc là họ làm để treo mũ or ô chăng? May be.
Đã có ai vào nhầm chưa? Thanh niên Giao Chỉ vào nhầm đấy. May mà chưa ăn một cái tát. Bọn chúng muốn khẳng định dân tộc Đức là thượng đẳng hay sao mà không biên tiếng Việt ?
Trước khi sang cái xứ "giãy chết" này thanh niên Giao Chỉ đã luận một bài về đề tài này với tên gọi "Khu biệt", trên blog này (ở trang 14, 22/1/2011), thế mà vẫn dính chưởng mới đau. Mọi người nên tìm bài "Khu biệt" để đọc thì sẽ hiểu.
Đây chính là WC ở Thư viện Amerika Gedenkbibliothek (American Memorial Library) chứ đâu phải chuyện đùa. Thanh niên Giao Chỉ sẽ kể về thư viện này sau.
Cái chỗ để giấy lau tay này thì trong phòng mình. Nó thân thiện và tử tế lắm, chỉ cần xòe tay ra là nó rơi một tờ, không phải rút. Đây có thể là nguyên nhân gây bệnh béo phì của dân Đức.Cũng như mắm tôm là nguyên nhân gây bệnh...đau đầu ở xứ ta.
Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014
Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014
Nói thế thì nói làm gì!
Trong tiếng Việt hành động NÓI có nhiều từ để diễn đạt, tùy thuộc cách biểu đạt, trạng thái tình cảm và
ngữ cảnh. Gần đây nhất có thêm hai từ được sử dụng nhiều, đó là “nổ” và “chém”.
“Nổ” và “chém” xem ra cùng chỉ hành vi NÓI của người ba hoa, khoác lác. “Nổ” và “chém” nhằm diễu cợt mấy anh bốc phét, ngẫm kỹ thấy nó đáng chê trách thật đấy, nhưng vô hại, thậm chí nếu không có mấy anh này thì buổi nhậu thiếu tưng bừng; cà phê cà pháo chẳng thể râm ran chuyện đông chuyện tây. Khi đó, mỗi người một máy điện thoại, rồi ngồi ì ra mà “tự kỷ” vuốt vuốt xoa xoa thì cũng nhạt.
Đáng sợ và nguy hiểm hơn “nổ” và
“chém” là nói lấy được, thậm chí đáng liệt vào hạng “cả vú lấp miệng em”; nói
nhiều, nhưng ít thông tin, chả có tí giá trị gì.
Thời còn mũi thò lò, đi chân đất, ngang qua mé chợ làng thấy mấy thím buôn thúng bán mẹt miệng dẻo quẹo thía lia đếm cua đếm vịt cho khách mà nghe như hát, nghe cứ mê đi. Khách mua gặp lần đâu cứ là mắt chữ O miệng chữ A rối tinh rối mù, như bị thôi miên, chẳng biết đâu mà lần, về nhà kiểm lại thể nào cũng thấy cua thiếu đằng cua, vịt thiếu đằng vịt.
Cái chiêu vặt vãnh ấy thế mà đến
hôm nay vẫn được đem ra áp dụng. Tất nhiên, khi có tí cương vị, thì trò “đếm
cua đếm vịt” ấy được người ta gia giảm thêm chút “mắm muối” cho có thông tin.
Dẫu cóp nhặt, chẳng liên quan nhiều đến nhau, nhưng cũng lòe được khối người.
Có khi còn được khen là nói hay, rất quần chúng, dễ hiểu.
Ở chỗ nào, cương vị nào thì bộc
lộ và thể hiện bản thân cũng đều cần thiết và đáng khuyến khích, nhưng nó phải có
chất lượng, xuất phát từ nhu cầu tự thân, trong tầm kiểm soát và ở một chừng
mực vừa phải, chứ nói cho có, nói xong chẳng biết mình nói gì thì nên xem lại.
Nhưng khổ nỗi có tí quyền là rất
thích nói. Thích nói bởi thích chỉ đạo để tỏ rõ quyền lực. Người có chút năng
lực thì nói để thể hiện, để chứng tỏ mình; kẻ yếu yếu tí cũng thích nói nhiều,
nói dài. Hình như họ nói để che đậy một cái gì đó hoặc muốn chứng minh cho mọi
người biết mình không phải hạng xoàng.
Có cơ hội khoe dăm ba chữ cũng
hấp dẫn lắm chứ! Khi đó người ta mới tận hưởng hết cái cảm giác khoan khoái của
người thủ lĩnh đang tỏ rõ quyền lực và đang được thần phục. Họ sẽ càng bị kích
thích hơn khi ngó xuống thấy hàng hàng lớp lớp đang dỏng tai lên nghe.
Trách nhiệm phải nói mà không nói
không được, nhưng nói cho có, cho xong nhiệm vụ; nói để thể hiện; nói lấy được,
nói ào ào để che đậy cái hạn chế, nhược điểm của mình…, thì còn tệ hơn. Nói như
thế thì cũng chỉ đáng xếp sau dạng “nổ” và “chém” mà thôi.