Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Người chết VIP cũng không tha.

Hôm nay xuống thăm mộ cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Bác, ở Cao Lãnh, Đồng Tháp.



Khu mộ được đặt trong một khuôn viên rộng, đẹp, có nhiều cây cổ thụ, cây cảnh quý của bà con miền Tây và cả nước đưa về trồng.  

                                                 Câu đối của cụ phó bảng, ai biết dịch hộ.
                                                              Thân cây gỗ sao
Khu mộ hiện được xây đúng vị trí bà con miền Nam đã an táng cụ (1929). Cô hướng dẫn viên rất xúc động cho biết hôm đưa ma chỉ có đâu khoảng 30 bà con trong xóm, không hề có người thân họ hàng. Mộ cũng chỉ sơ sài là một ụ đất nhỏ. Sau này được xây dựng to hơn và ...bề thế như hôm nay.

Tuy bề thế, đẹp, ý nghĩa nhưng đá hoa cương ở sàn mộ lại bị nứt một vệt dài từ trong ra ngoài. Không biết có phải do phần nền làm ẩu, lún mới gây vỡ cả đá ra như thế này?


Với  một di tích lịch sử văn hóa quốc gia như thế này thì việc xử lý không khó.  Nhưng  động vào mồ mả đâu phải chuyện chơi.

Bây giờ mới thấy thím Doan nhà ta nói chí phải: " Người ta ăn không từ một thứ gì" , như trong việc này, nếu có việc ăn cắp, rút ruột công trình, thì đúng là ăn của cả người chết, mà người chết VIP hẳn hoi nhé.     
 


    

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Bếp ăn 5 sao.

Bếp ăn 5 sao ở Thường trú ĐBSCL - Cần Thơ. So với hồi mình lên thường trú ở Sơn La, năm 97, phải đi ở nhờ, thì bây giờ đúng là 5 sao thật ấy chứ.



Có một mình nên ăn bằng nồi. Hoàn toàn không tạm bợ, úi xùi. Mô hình và phương thức này mình gọi là Green-Kitchen (bếp xanh), đã được Hiệp hội chống biến đổi khí hậu toàn cầu bảo hộ.

Đảm bảo dinh dưỡng nhé: Đậu bắp luộc, cá kho.

Vì là bếp xanh nên hạn chế tối đa việc chùi rửa, sử dụng nước, dung dịch tẩy...nên phải nhè xương vào nồi, tí ăn xong mới gắp ra.
     
Cuối cùng là rửa đúng một cái bát, một đôi đũa. Hi hi. Khỏe!
    

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Sự lựa chọn.


Đây là một bài giảng về đạo đức tại Đại học Harvard. Mình thêm thắt biên soạn lại tí.



Tình huống 1:

Một toa xe điện mất phanh đang lao ầm ầm xuống dốc. Phía xa là 5 công nhân đang làm việc.
    
Gần đó là một đoạn đường rẽ. Trên đoạn đường rẽ chỉ có một công nhân.

Nếu lái xe điện, bạn sẽ cho xe đâm thẳng vào 5 người hay bẻ lái vào đường rẽ để đâm vào một người?

Hãy ngừng đọc, nhắm mắt lại suy nghĩ để nêu ý kiến của mình.

99,9% chúng ta chọn cách buộc tước đoạt mạng sống của 1 người để cứu 5.

Chắc chưa? Nếu chắc rồi thì tham khảo thêm một bối cảnh khác trong vụ tai nạn thảm khốc này.

Bây giờ bạn không lái xe điện nữa mà đứng trên cầu quan sát toa xe đang rầm rập lao đi ở ngay phía dưới. Cạnh bạn là một bà cực kỳ to béo, chỉ cần hích nhẹ là bà này rơi xuống trúng đường ray, khi đó toa xe bị cản nên sẽ dừng lại. Bạn cứu được 5 người phía trước. Bạn có làm vậy không?

99,9% bạn không làm thế. Vậy thì tại sao giữa hai hoàn cảnh cùng bản chất bạn lại đưa ra hai phương án mâu thuẫn?


Tình huống 2:

Bây giờ bạn là bác sỹ. Đêm trực chỉ có mình bạn.  Xe cấp cứu đưa vào 6 người bị trọng thương sau một vụ tại nạn xe điện mất phanh.

Trong số đó 5 người bị thương nhẹ, còn 1 rất nặng. Để cứu 1 người bị thương nặng bạn mất cả đêm. Và khi ấy 5 người bị thương nhẹ kia, do không được săn sóc, sẽ chết. Bạn cứu 5 người hay ca nặng nhất?






Những điều trên chỉ là tình huống để buộc chúng ta suy nghĩ và đưa ra các nguyên tắc về đạo đức. Đó là việc đúng nên làm, việc có đạo đức nên làm, trong đó chú ý xem xét hậu quả (hay kết quả) của hành động.    

Đạo đức chỉ con người mới có. Trên Blog này, trong một bài nào đó, mình đã nêu một giả định: Chiếc xe hơi lao qua lan can cầu và rơi xuống sông. Người cha khỏe mạnh đã văng ra khỏi xe trong khi đứa con đang cào cấu vào cửa kính xe vì bị ngộp thở và tuyệt vọng. Đúng lúc đó một con robot thế hệ siêu thông minh lao xuống cứu và con robot lạnh lùng chọn phương án cứu người cha. Đơn giản vì máy tính cho đáp số xác xuất tồn tại của người cha cao hơn.

Con người không phải robot vì con người có những nguyên tắc về đạo đức.  

Thế kỷ 21 người ta trông vào những tài sản mềm chứ không phải những siêu xe đình đám và hàng hiệu đeo đầy người. Google, facebook, Apple, Nike…  đâu có tài sản nhìn thấy được nhưng đang giàu nhất thế giới.

Tài sản mềm của nước Mỹ là niềm tin của người dân vào nền kinh tế số 1, trong đó có cả niềm tin các quốc gia khác đặt vào nước Mỹ.

Rồi sẽ đến lúc tài sản mềm của con người là đạo đức, là sự lương thiện và tử tế. Hãy làm điều đó trước khi mong muốn trở thành những người tài ba, có tải sản vật chất hơn người.    
  

       



   

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Mấy bố đừng tinh tướng!





Cách đây mấy hôm đọc báo thấy cô Kristy Love, 34 tuổi, ở thành phố Atlanta, bang Georgia (Mỹ) dùng bộ ngực khủng của mình để mát – xa mặt cho cánh mày râu mà mỗi ngày kiếm được 1. 300 Mỹ kim, tương đương 26-27 triệu đồng.

Hôm nay lại thấy ở Nhật có trò “Khiêu dâm giải cứu thế giới”- một chương trình từ thiện được các cô gái đóng phim cấp III thực hiện thông qua việc cho bọn đàn ông sờ ti. Mỗi lần sờ phải ủng hộ ít nhất 200.000đ (tương đương 1000 yên). Thế mà cũng kiếm được hơn tỉ đồng đóng góp cho tổ chức STOP! AIDS.

Các cháu dưới 18 tuổi không được tham gia. Còn các “cụ” trên 18 thì phải rửa tay trước khi thưởng thức. Đúng là người Nhật. Rất vệ sinh!     


Chuyện tưởng chừng như bậy bạ, tào lao, lá cải, thế mà đầy tính nhân văn. Thử hỏi mấy ông đạo cao đức trọng, mũ cao áo dài đã bao giờ có cái tinh thần thiện nguyện vì đồng loại như thế chưa? Hay là luôn mồm rao giảng về đạo lý, về truyền thống, về bình đẳng bình quyền..., còn đêm về thì chơi tới bến?  

Có thể luật pháp Việt Nam chưa cho phép dịch vụ sex, chuẩn mực văn hóa của ta chưa chấp nhận những trò như thế, song, có điều này chắc mọi người đồng tình. Ấy là nếu biết cách thì hoàn toàn có thể biến nhược thành ưu, biến cái hạn chế thành lợi thế, biến cái bỏ đi thành thứ có giá trị.      

Quên, lại nói chuyện to tát rồi. Giờ quay về với cái ti. Các ông, các ông đã bao giờ ngó xuống cặp ti của mình chưa? Nó vô dụng.

Mình đã mấy lần tranh luận với thằng bạn học ngành y về những bộ phận sinh ra để vứt đi của con người, mà cụ thể là của thằng đàn ông, trong đó có cái ti.

Nó thì một mực bảo vệ quan điểm “cơ thể là một bộ máy hoàn hảo, không thể tinh vi hơn”. Mình bảo tinh vi cái con khỉ! A-mi-đan trong cổ họng, ruột thừa trong bụng, có chỉ làm khổ người ta chứ ích gì? Thế nhưng nó phân tích một hồi, mình chịu, riêng cái ti đàn ông nó chịu mình. He he!

Tóm lại là trên người phụ nữ cái gì cũng có giá trị, kể cả tóc. Trong khi đó tóc mấy ông đàn ông làm phân cũng không có người lấy cho.

Đã có lần mình bức xúc và cảm thấy tự ái khi con gái miền Tây cứ đi lấy chồng Hàn. Ờ, nhưng mà ngẫm kỹ xem anh em mình thế nào để chị em phải xa xứ? Kém đủ đường chứ gì? Vậy nên trong khi chờ đàn ông Việt cưng cứng lên chút thì đừng vội lên án chị em vượt biên lập gia đình. Hàng ngàn đứa trẻ mang dòng máu Hàn - Việt, biết đâu đấy, lại “nâng quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới” thì sao.                 

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Trong phòng chờ, lại viết về GD.





Ngồi chờ lên máy bay, đang hình dung về Cần Thơ sông nước thì cô bạn bên VietnamNet gọi điện trao đổi về giáo dục. Cụt hứng! Lại vẩn vơ nghĩ về  việc học của con.

Mình không thuộc tuýp người cực đoan, nhắm mắt chỉ trích, đả phá, nhưng thành thực mà nói, vẫn chưa thấy “ánh sáng ở cuối đường hầm.”

Tiếp xúc với một số đoàn học sinh Việt Nam dự Olimpic mình thấy các em rất thông minh, giỏi giang nhưng hầu hết đều bị chê là ngoại ngữ yếu, thiếu  hòa đồng, không mạnh dạn, chủ động, tự tin khi cùng sinh hoạt với học sinh quốc tế.

Mặc dù gần đây có khá hơn chút nhưng rõ ràng “con người xã hội” của học sinh chúng ta thua xa bạn bè cùng lứa ở các nước.

Học sinh tuyển quốc gia còn thế, số còn lại thế nào mọi người đều biết.

Ban đầu mình nghĩ do nước mình nghèo, các cháu nghèo, ít được ra nước ngoài, lại kém ngoại ngữ nên rụt rè và bị khớp trước sự giàu có, văn minh là đương nhiên. Song sau này, khi có con đi học, mình lại thấy cái lý do ấy đúng những chưa đủ, chưa bao trùm.

Thử nhìn vào lịch học của con em chúng ta thì sẽ có ngay câu trả lời. Các cháu phải học cả ngày lẫn đêm nên không còn thời gian tiếp xúc với xã hội. Ngay cả việc nhà, như rửa bát, nấu cơm…, những việc mà ai cũng muốn con mình phải biết, nên biết, thì giờ đây, sau khi chứng kiến cảnh con học quá vất vả, phụ huynh đều tặc lưỡi cho qua. Trong hai việc cần phải lựa chọn: ngồi vào bàn học và đi lau nhà, thông thường bố mẹ đều lắc đầu nhìn con giọng xót xa, nói thôi con đi học đi, để bố mẹ lau nhà cho.

Đến việc phụ giúp gia đình tối thiểu như thế chúng ta còn phải ngậm  ngùi đánh đổi lấy cái sự học thì đòi hỏi các cháu tiếp xúc với cuộc sống, những mong chúng trưởng thành toàn diện thật quá xa xỉ.

 ( Các ảnh của Trần Thế Hùng Fb)
 
Ai từng xin học bổng du học hoặc xin việc ở nước ngoài thì biết họ coi trọng sự trưởng thành về mặt xã hội của học sinh sinh viên như thế nào. Ứng cử viên nào tham gia nhiều hoạt động xã hội coi như có điểm cộng.

Thời gian làm việc của mỗi người không dài. Ra trường mà bỡ ngỡ, lúng túng vài ba bốn năm coi như mất đứt giai đoạn thăng hoa sáng tạo. Mặt khác, khi không có kiến thức cuộc sống thì việc học, dẫu có đẹp về điểm số, cũng vẫn là sự thiếu hụt và mất cân đối nghiêm trọng.      


                 

  

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Tào lao chuyện rượu





Bắt tay sau mỗi lần chúc rượu.
Hôm rồi lên Sơn La thấy anh Huân, GĐ thường trú, tẩy chay cái lệ cứ uống xong là bắt tay. Gì chứ cái này  mình ủng hộ cả... hai chân. Vụ này anh Huân mà thành công khác gì cách mạng hoa ban, dân Tây Bắc chắc chắn bầu anh chức GĐ Khu Tự trị Thái - Mèo và đổi tên anh thành Đèo Văn…Huân.

Nói vậy thôi, anh biết thừa phá bỏ cái thói quen đã trở thành tập quán, được gọi là “đặc sản”, chẳng dễ. Nhưng tính anh không khoái là không có mần theo. Cái chỗ này làm mình rất nể anh! 

Anh Huân bảo “văn hóa” bắt tay này mới có độ hai chục năm trở lại. Mình hậu sinh chẳng dám cãi nhưng năm 97 đi bản ở Tây Bắc đã thấy bắt tay rồi.

Mình ủng hộ anh Huân bỏ cái lệ bắt tay trước hết vì lý do vệ sinh. Các bác thông cảm cho chứ ăn uống bỗ bã, tay bốc tay cầm, bảo nhà em xòe tay ra bắt thì ngại lắm. Đâu chỉ có vậy, nhiều bác lại còn thò tay vào miệng để cậy thức ăn, rồi vào toa-lét, rồi…, thôi thôi, không dám chê bôi nhưng nhà em thực sự quan ngại.

Ở một số vùng, một số dân tộc, ngồi cùng mâm nâng cùng chén là dấu hiệu  để xác nhận anh em bè bạn chí cốt, tri âm tri kỷ. Vì thế chén rượu nhạt nhưng mặn nồng tình nghĩa. Bắt tay sau mỗi lần uống là để xác nhận một cách chắc chắn việc mời rượu và uống rượu với đối tác; đây được xem như một ký hiệu, một thứ chứng chỉ bằng hành động cam kết mối giao hảo giữa hai người.

Bắt tay sau mỗi lần uống - một hành động có ý nghĩa biểu tượng, có phần thiêng liêng như thế cứ bị nhân bản và bị lạm dụng tràn lan, một cuộc nhậu vui vui bình thường cũng bắt tay. Lạ!

                                                                                   Phê !

Chén đẫy-một thủ thuật chống say.
Có hàng tá thủ thuật chống say làm khổ cả người mời lẫn người uống.

Phổ thông nhất là độn cho cái dạ dày no no chút. Bởi thế nên vào mâm, bất luận tiệc to hay nhỏ, khách VIP hay bình dân, mọi người đều tranh thủ lùa thức ăn vào miệng, ông nào ông nấy nhồm nhoàm phồng mồm trợn mắt, chẳng khác gì một cuộc thi ăn nhanh. Nỗi lo rượu say có đầy đủ sức mạnh để biến người tao nhã, lịch lãm bỗng chốc thành kẻ xô bồ, dung tục, thậm chí tham lam.

                                                                          Cũng phê!
Rượu vào lời ra.
Uống mà không ai nói gì thì cũng chán, khó uống. Uống rượu ai cũng muốn người bên cạnh say và say trước mình. Chẳng phải chuyện hơn thua về tửu lượng mà cái chính là nhu cầu được nói và được nghe. Vậy hà cớ gì lên án “lời ra”.

Trong mâm rượu phải có kẻ nói sai một tí, nói phét một tí, thậm chí ngoa ngoắt, suồng sã thì mới có cớ để “chém” chứ. Trong chiếu rượu, thằng hay khích đểu không sợ bằng thằng nói “như đúng rồi”. Nói xong thành nghị quyết mẹ nó rồi thì còn đ… gì để mà “chém” nữa.

Kết luận:
Các cụ nói điếc hay ngóng ngọng hay nói, cấm sai. Phàm những thằng chẳng biết đếch gì về rượu như mình lại hay bàn, he he.  Thôi, đúng sai thế nào các cụ chỉnh hộ.