Sự lựa chọn.
Đây là một bài giảng về đạo đức tại
Đại học Harvard. Mình thêm thắt biên soạn lại tí.
Tình huống 1:
Một toa xe điện mất phanh đang
lao ầm ầm xuống dốc. Phía xa là 5 công nhân đang làm việc.
Gần đó là một đoạn đường rẽ. Trên
đoạn đường rẽ chỉ có một công nhân.
Nếu lái xe điện, bạn sẽ cho xe
đâm thẳng vào 5 người hay bẻ lái vào đường rẽ để đâm vào một người?
Hãy ngừng đọc, nhắm mắt lại suy
nghĩ để nêu ý kiến của mình.
99,9% chúng ta chọn cách
buộc tước đoạt mạng sống của 1 người để cứu 5.
Chắc chưa? Nếu chắc rồi thì tham
khảo thêm một bối cảnh khác trong vụ tai nạn thảm khốc này.
Bây giờ bạn không lái xe điện nữa
mà đứng trên cầu quan sát toa xe đang rầm rập lao đi ở ngay phía dưới. Cạnh bạn
là một bà cực kỳ to béo, chỉ cần hích nhẹ là bà này rơi xuống trúng đường ray,
khi đó toa xe bị cản nên sẽ dừng lại. Bạn cứu được 5 người phía trước. Bạn có
làm vậy không?
99,9% bạn không làm
thế. Vậy thì tại sao giữa hai hoàn cảnh cùng bản chất bạn lại đưa ra hai
phương án mâu thuẫn?
Tình huống 2:
Bây giờ bạn là bác sỹ. Đêm trực chỉ
có mình bạn. Xe cấp cứu đưa vào 6 người
bị trọng thương sau một vụ tại nạn xe điện mất phanh.
Trong số đó 5 người bị thương
nhẹ, còn 1 rất nặng. Để cứu 1 người bị thương nặng bạn mất cả đêm. Và khi ấy 5
người bị thương nhẹ kia, do không được săn sóc, sẽ chết. Bạn cứu 5 người hay ca
nặng nhất?
Những điều trên chỉ là tình huống
để buộc chúng ta suy nghĩ và đưa ra các nguyên tắc về đạo đức. Đó là việc đúng nên làm, việc có đạo đức nên làm,
trong đó chú ý xem xét hậu quả (hay kết quả) của hành động.
Đạo đức chỉ con người mới có. Trên
Blog này, trong một bài nào đó, mình đã nêu một giả định: Chiếc xe hơi lao qua
lan can cầu và rơi xuống sông. Người cha khỏe mạnh đã văng ra khỏi xe trong khi
đứa con đang cào cấu vào cửa kính xe vì bị ngộp thở và tuyệt vọng. Đúng lúc đó
một con robot thế hệ siêu thông minh lao xuống cứu và con robot lạnh lùng chọn
phương án cứu người cha. Đơn giản vì máy tính cho đáp số xác xuất tồn tại của
người cha cao hơn.
Con người không phải robot vì con
người có những nguyên tắc về đạo đức.
Thế kỷ 21 người ta trông vào
những tài sản mềm chứ không phải những siêu xe đình đám và hàng hiệu đeo đầy
người. Google, facebook, Apple, Nike… đâu có
tài sản nhìn thấy được nhưng đang giàu nhất thế giới.
Tài sản mềm của nước Mỹ là niềm
tin của người dân vào nền kinh tế số 1, trong đó có cả niềm tin các quốc gia
khác đặt vào nước Mỹ.
Rồi sẽ đến lúc tài sản mềm của
con người là đạo đức, là sự lương thiện và tử tế. Hãy làm điều đó trước khi mong muốn trở thành những người tài ba, có tải sản vật chất hơn người.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ