Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Giai cấp mới ( T/p dịch- để tham khảo)

http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=5484&rb=08


Quán ngõ.





Tôi có thói quen hay ăn vặt. Nhỏ ở quê ngày hai buổi chăn trâu chăn bò thì tìm quả sung quả ổi, khi ra phố thì lê la quà vặt ở quán cóc. 

Thời tôi mà vướng vào thói quen ăn quà vặt như thế là bị liệt vào loại chẳng ra gì. Hồi đầu cấp III, chỉ vì một lần thấy tôi ngồi quán nhai kẹo mà con bé bí thư đoàn lớp họp kiểm điểm, bắt tôi đứng dậy, rồi nó cầm cái thước gõ xuống bàn cạch cái, nói đồng chí Phong có biết ăn quà vặt là hủ tục, là tàn dư của chế độ cũ, là thói quen tiểu tư sản còn rơi rớt lại không. Tôi sợ không dám hé mắt nhìn nó nhưng sau vẫn không cai được quà vặt.

Quà vặt bị mang tiếng xấu nhưng lân la quán cóc cũng có cái thú là được tận hưởng hơi thở của cuộc sống. Thời buổi mấy anh trật tự tận tụy làm việc hết mức nên quán cóc vỉa hè phải lui dần vào ngõ và biến thành quán ngõ.

Ngõ của Hà Nội là cả một thế giới khác. Nó tách biệt với cái hào nhoáng, ồn ào, đầy chất chợ búa bên ngoài. Lân la những quán ngõ tôi thấy Hà Nội là ở trong ngõ chứ không phải ở mặt tiền. Như cái quán phở ngõ Hàng Khay tôi hay ăn là điển hình.

Quán không tên, trong cái ngõ cụt ngắn hủn phố Hàng Khay, tiếp giáp với phố Bà Triệu nên tôi gọi là phở ngõ Hàng Khay. Đây là quán phở duy nhất ở này cho tới thời điểm cách đây hơn năm, khi Phở 24 mở một tiệm rõ sang ngay cạnh, nhưng khách thì chưa biết bên nào đông.

Phở ngõ Hàng Khay có lẽ là quán phở nhỏ nhất Hà Nội. Mỗi khi khách ra vào thì chị chủ phải chạy ra vỉa hè để nhường lối. Cứ thế, khách vào chị ra, khách ra chị lại vào. Khách đến ăn phải ngồi ép sát vào ngõ, hơi bất tiện nhưng bù lại phở ngon, rẻ và chị chủ lúc nào cũng tươi như hoa.

Sáng nay, đang ăn ở phở ngõ Hàng Khay thì ông bàn bên cạnh ném mạnh cái giấy lau miệng xuống sàn, với cái tăm cắm vào miệng, nói xăng lại tăng nữa rồi. Ông ngồi đằng sau đang xì xụp húp ngửng phắt lên, nói thế à, sao nghe đâu trên TV bảo chưa tăng. Bà sồn sồn ngổi kế bên giọng tỉnh quơ, nói gớm, người ta bảo nhà văn nói láo nhà báo nói hay mà ông cũng tin…Cứ thế chuyện râm ran lan từ chuyện nọ sang chuyện kia, đang xăng tăng giá nhảy phắt sang xung đột ở bán đảo liên Triều!

Quán xá là nét đặc trưng của phố phường, nhưng quán ngõ xem ra vẫn lưu luyến nhiều nét mộc mạc của làng xã, thôn quê. Cứ ngồi xuống quán ngõ là tứ hải giai huynh đệ, ông đi xế hộp cũng như anh xích lô, ai cũng như quen  nhau từ lâu lắm, rồi chuyện đông chuyện tây, người nào cũng có quyền bình luận, chẳng sợ gì đúng sai.

Tiệm sang ở Hà Nội đâu thiếu nhưng vào phải có tiền và phải sắm cho mình bộ mặt nghiêm trọng và lịch duyệt. Với ai đó, đấy chẳng phải chỗ để cho họ là chính mình.

Quán ngõ bệ rạc và tạm bợ nhưng có sức hút riêng. Ngồi nhấm nháp đĩa bún đậu mắm tôm còn được đắm mình trong không gian sống và sinh hoạt của dân Kẻ Chợ, vẫn vẹn nguyên, chưa bị luễnh loãng bởi cơn lốc của đô thị và văn minh; ngồi ở đó thấy được nhiều hơn những thận phận ẩn dật sau vẻ rực rỡ chốn phồn hoa.      

Với quán ngõ thì khái niệm bàn ghế cũng chỉ tương đối. Tôi ăn phở ngõ Hàng Khay hay ăn bún đậu, bánh đa cua ở ngõ Chùa Vũ Thạch (phố Bà Triệu) cách đó mươi bước chân, thì bàn là ghế mà ghế cũng là bàn. Ghế cao gọi là bàn còn ghế thấp để ngồi. Bàn ghế theo đúng nghĩa ở quán ngõ thật xa xỉ. Bảo nó là cái ghế nhưng đâu phải ghế, đặt bát bún lên nó là cái bàn? Thú vị chưa? Hóa ra ở mình, nó là cái gì thì cứ phải xem người ta sử dụng nó để làm gì thì mới phán được. Định danh một vật phải dựa vào công năng có lẽ là đặc sắc Việt Nam? Cũng chính vì thế mà ngõ đâu chỉ là ngõ (để đi) mà còn là quán ngõ.

             
           

              

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Tuyệt đỉnh kung fu ?





Hồi bé tôi thường trốn học đi hái me và xem Sơn Đông mãi võ bán thuốc dạo. Ngày ấy Sài Gòn vắng teo. Mấy cây me phía sau Nhà hát thành phố tôi thuộc từng gốc, đám bán thuốc dạo thì nhớ mặt từng người, còn biết cả địa điểm họ chuyển đến bán hàng ngày hôm sau.

Tôi không mua thuốc mà thích võ, thực ra cũng chẳng phải võ mà là mấy trò tựa như làm xiếc thôi, nhưng hồi đó vẫn phục lăn đám Sơn Đông này. Có đêm ngủ còn mơ được đứng ở vỉa hè, miệng bô lô ba la thao thao bất tuyệt, trước mặt là vòng trong vòng ngoài người xem. Đến màn diễn cũng xuống tấn, vận khí, tung chưởng…; đang say đòn thì…bốp…ốp…ốp,  một bạt tai. Choàng tỉnh thấy ông anh trợn mắt nói sao mày bóp chim tao?           

Sau này lớn lớn chút thấy mấy chiêu trò ấy diễn mãi cũng nhàm nên thôi không lẵng nhẵng theo đám Sơn Đông mãi võ nữa mà chăm chỉ học hành, thật đấy!

Bây giờ xem báo thấy ca ngợi võ sư này võ sĩ kia, thậm chí đặc nhiệm này đặc nhiệm nọ thể hiện tuyệt kỹ kung –fu mà phì cười. Thì cũng mấy trò ấy thôi, trong đó kiểu gì cũng có màn đặt tấm bê tông hoặc mấy hòn gạch lên đầu, lên vai rồi lấy búa tạ phang một nhát. Chồng gạch nát vụn, tấm bê tông vỡ làm đôi…, người biểu diễn từ từ chuyển thế trong đám bụi mờ mịt, tiếng vỗ tay rào rào và có cả những ánh mắt ngưỡng mộ.

Xem trò này lại nhớ bài thí nghiệm về lực thầy dạy hồi cấp II. Thầy dựng cái nắp bút máy Hồng Hà trên một mảnh giấy nhỏ ở mép bàn và yêu cầu rút tờ giấy ra mà nắp bút không đổ .

Nếu rút tờ giấy thật nhanh, thật mạnh là được. Nguyên lý của nó là không để lực truyền sang nắp bút thôi, có gì đâu.

Màn đặt tấm bê tông lên lưng cũng vậy. Lực do búa tác động đã được tấm bê tông hấp thụ hết (để vỡ) rồi, có truyền đến lưng mấy nữa đâu mà kêu là tuyệt đỉnh võ thuật?



Nói gì thì nói, cá nhân tôi vẫn phục mấy tay võ sư này vì họ chấp nhận mạo hiểm, sẵn sàng phí thời gian để thực hiện một thí nghiệm sơ đẳng về lực, hầu như ai cũng biết.

Màn diễn ấy vẫn sống, vẫn được xem là tuyệt kỹ nội công vì còn có người say mê và ngưỡng mộ. Thế thôi!



         

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Đất nước.





Như đã khoe cùng các bạn, tôi đôi ba lần được đi ra nước ngoài. Sau một vài hôm làm việc lại mong ngóng trở về. Và lần nào cũng vậy, ngóng cổ ra phía cửa sổ để ngắm thành phố của mình từ trên cao. Chẳng riêng tôi, nhiều người cũng làm thế và đã một vài lần, tôi nghe có người thảng thốt : Nhà cửa gì mà kỳ cục quá trời nè!

Cũng đúng thôi. Người Việt sống ở nước ngoài lâu năm, quen với sự ngay ngắn, nề nếp, quy củ…, nay về thăm quê, dẫu yêu quê hương nhưng cũng chẳng thể dối lòng trước sự lộn xộn đập ngay vào mắt. Và nếu sống một thời gian dài hơn ở trong nước người ta còn thấy sự lộn xộn ấy đang diễn ra hàng ngày.

Hàng loạt chính sách trên trời ban ra không có tính khả thi, bị dư luận phản đối rầm rầm; cờ Trung Quốc trong sách học sinh, trong túi nho bán ở siêu thị; du lịch Việt Nam đi quảng cáo danh thắng Trung Quốc ở một hội chợ bên trời tây; đèn lồng và quả cầu lưu niệm gọi tên Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là Nam Sa và Tây Sa.



Người dân bức xúc nên đã có phản ứng. Tôi cho rằng phần lớn họ đều yêu tổ quốc, yêu quê hương, vì không kiềm chế nổi nên mới tỏ thái độ như vậy.

Điều này cũng lý giải vì sao khi người Việt ra nước ngoài thì luôn hướng về tổ quốc, đến khi về sống và làm việc ở quê nhà lại “hướng ngoại”, thường so sánh rằng ở nước ngoài họ làm thế này, làm thế kia... Một số Việt kiều đã trở về, muốn đóng góp cho quê hương, nhưng một thời gian thấy không phù hợp rồi cũng dứt áo ra đi.

Chúng ta còn nhiều lộn xộn, chúng ta chưa làm được như các nước, vì sao? Viết tới đây tôi giật mình nhớ lời một quan chức nào đó trong chính phủ nói gần 1/3 công chức vô dụng, sáng cắp ô đi tối cắp về. Cái ý này cũng được ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình nhắc lại trên báo chí mới đây.

Nói “vô dụng” còn nhẹ. Người dân chắc chỉ chấp nhận từ “vô dụng” khi đám công chức ấy đừng ăn lương bằng chính đồng tiền thuế của dân.

Trong một lần trò chuyện với mấy bạn sinh viên rất giỏi, vừa tốt nghiệp ở nước ngoài về, tôi nói đất nước cần có các bạn thì mới phát triển được. Những tưởng câu nói của mình được hưởng ứng và làm ai đó cảm động, nhưng không, một bạn nhún vai, nhoẻn cười, nói anh hơi lạc quan, chúng em không phải  là những người làm chính sách.

Đến bao giờ những người trẻ thực sự có năng lực, muốn cống hiến như các bạn sinh viên kia mới lọt được vào hệ thống, thay thế cho gần 30% công chức vô dụng hiện nay, để tạo ra chính sách? Để sách học của học sinh không còn những lỗi ngớ ngẩn chết người? Để không còn có những chính sách trên giời nữa?

Những kẻ thiếu năng lực như thế đã làm cách nào để vươn tới những vị trí “công bộc của dân” thì ai cũng biết. Sự việc sờ sờ ra đấy thế nhưng khi kiểm tra thì cả thành phố Hà Nội chẳng thấy có trường  hợp nào “chạy” cả. Lo là ở chỗ ấy.

Khí phách và lòng tự hào dân tộc luôn là sức mạnh giúp chúng ta vượt qua bao thử thách trong quá khứ. Ấy thế mà hôm nay có những kẻ là người Việt lại đi miệt thị chính dân tộc mình (như chủ nhà hàng Cát Vàng – Bình Thuận). Chẳng coi mình ra cái gì thì việc dán cờ Trung Hoa vào sản phẩm Việt Nam,  rồi đèn lồng, quả cầu lưu niệm có chữ Nam Sa và Tam sa… không phải là điều quá khó hiểu? Đấy là chưa kể tới một bộ phần năng lực kém cỏi, in cả cờ Trung Quốc vào “cổng trường của em” mà vẫn nhơn nhơn ngụy biện rằng vì bản quyền; ban hành những chính sách thiếu tính khả thi, làm ăn thì thua lỗ mà vẫn ung dung tại vị.

Năm ngoái, được dự một cuộc họp với Hiệp hội Phát thanh truyền hình tư nhân ở Philippin, tôi thấy trước khi khai mạc các thành viên (chỉ vài chục người) đều đứng cả dậy, tay phải đưa lên ngực, áp chặt vào tim, mặt hướng lên quốc kỳ và hát vang bài quốc ca của họ. Không có nhạc, không cần lời ca dìu dặt trầm bổng đi kèm. Họ tự thể hiện tình yêu thiêng liêng và trách nhiệm với tổ quốc.

Philippin cũng đang phải đối mặt với bao khó khăn, nhưng qua cử chỉ của  các doanh nhân Philippin với đất nước trong cuộc họp ấy,  tự nhiên tôi tin họ sẽ vượt qua và thành công.

Đấy! Tôi lại “hướng ngoại”, lại mắc “bệnh so sánh” mất rồi. Dẫu sao cũng cần nhắc lại, chúng ta chưa bao giờ có súng to tàu lớn, nền kinh tế của chúng ta còn lâu mới đuổi kịp các nước lớn trong khu vực. Vì thế chỉ có niềm tin, lòng tự hào dân tộc, chỉ có sự đoàn kết mới tạo nên sức mạnh để vượt qua những khó khăn rất lớn lúc này.  


  

 

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Thủ tướng thăm ĐHQG





Nghe đài thấy Thủ tướng mới thăm ĐHQG Hà Nội, mình giật mình.

Việc Thủ tướng (mà không phải Phó thủ tướng Nhân) tới thăm một ĐH là một sự kiên chính trị quan trọng.
Ối trường mong ước được PTT ( chứ không dám mơ TT) thăm mà còn chưa được kia kìa. 


Mình chú ý bởi trường này nghe đâu vừa trải qua vụ xì-căng -đan. Ông hiệu trưởng phải lên báo thanh minh rằng mình về hưu vì đến tuổi chứ chẳng liên quan gì đến vụ việc đang thanh tra.

Vì thế, sự kiện TT tới thăm có thể hiểu theo hai hướng:


1/ Thăm và kiểm tra.
2/ Thăm để khích lệ, úy lạo.

Photo: Đang có hứng nói về GD thì nói luôn. 

Nghe đài thấy Thủ tướng mới thăm ĐHQG Hà Nội, mình giật mình. 

Việc Thủ tướng (mà không phải Phó thủ tướng Nhân)  tới thăm một ĐH là một sự kiên chính trị quan trọng. 


Ối trường mong ước được PTT ( chứ không dám mơ TT) thăm mà còn chưa được kia kìa. 

Mình chú ý bởi trường này nghe đâu vừa trải qua vụ xì-căng -đan. Ông hiệu trưởng phải lên báo thanh minh rằng mình về hưu vì đến tuổi chứ chẳng liên quan gì đến vụ việc đang thanh tra.

Vì thế, sự kiện TT tới thăm có thể hiểu theo hai hướng:

1/ Thăm và kiểm tra.
2/ Thăm để khích lệ, úy lạo.

Mình thì nghiêng về cái thứ 2 hơn. Đại ý là các chú cứ làm đi, làm cho tốt vào, thủ tướng luôn quan tâm và chú ý đến trường đấy, yên tâm nhé!

Năm ngoái thằng em làm GD ở một tờ báo tên tuổi bốc máy hớt hải, nói a lô anh ơi, em có danh sách lớp thạc sỹ do ĐHQG liên kết với nước ngoài nè. Toàn xếp nhớn không hà!  Anh cần không?

 Mình cười hậc phát, nói ỉa vào! Tao đéo làm GD nữa, chán rồi.

Nó cười khe khe bảo, anh không bỏ được đâu, em biết mà. 

Nó nói đúng, mình không bỏ được. Thấy thủ tướng chỉ đạo ĐHQG "phải hoàn thiên mô hình" mà buồn. 

Cái mô hình ĐHQG (vay mượn của Thái Lan) được ví như vừa đội nón vừa che ô này chính phủ ký duyệt chớ ai. 


 Mình thì nghiêng về cái thứ 2 hơn. Đại ý là các chú cứ làm đi, làm cho tốt vào, thủ tướng luôn quan tâm và chú ý đến trường đấy, yên tâm nhé!

Năm ngoái thằng em làm GD ở một tờ báo tên tuổi bốc máy hớt hải, nói a lô anh ơi, em có danh sách lớp thạc sỹ do ĐHQG liên kết với nước ngoài nè. Toàn xếp nhớn không hà! Anh cần không?

Mình cười hậc phát, nói ẻ vô! Tao đ... làm GD nữa, chán rồi.

Nó cười khe khe bảo, anh không bỏ được đâu, em biết mà.

Nó nói đúng, mình không bỏ được. Thấy thủ tướng chỉ đạo ĐHQG "phải hoàn thiên mô hình" mà buồn.

Cái mô hình ĐHQG (vay mượn của Thái Lan) được ví như vừa đội nón vừa che ô này chính phủ ký duyệt chớ ai.

Lại chuyện về ông thầy.






Hôm rồi ngồi cà phê với anh bạn, chuyện công việc, chuyện đời, chuyện xã hội rồi tự nhiên lan sang chuyện giáo dục(GD). Anh bức xúc nói bọn trẻ hôm nay mắc nhiều tính xấu là do GD, do một số thầy cô… Tôi hỏi sao? Anh chứng minh từ chính con anh, rằng lớp cháu có một số bạn bị thầy cô trù úm nên nảy sinh tâm lý thù ghét. Rồi những ứng xử không khéo léo, thiếu tính sư phạm của giáo viên (GV) gây căng thẳng, nặng nề cho học sinh. GV đáng lẽ phải cởi mở, thẳng thắn và cảm thông thì lại có hành động gây cho học sinh tâm lý đối phó, phòng thủ.

Anh chứng minh: GV hôm nay nhiều người học được bài tủ từ thế hệ lão làng là buổi đầu tiên vào lớp phải tỏ ra nghiêm, thậm chí dằn mặt “thì chúng nó mới không nhờn”, dạy mới đỡ mệt. Rồi anh kết luận : Như vậy là ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên, chính GV đã tự khép cánh cửa lòng mình lại rồi thì làm sao chia sẻ, cảm thông để tiến tới trò chuyện với các em như người mẹ, người chị?

Dường như cảm thấy chưa đủ, anh kể thêm chuyện lớp của con anh, ngay tại Hà Nội thôi. Một học sinh đổ keo con voi làm quần cô dính chặt vào ghế.  Các con nghịch thế ai chẳng bực, nhưng bực và thù dai tới mức truy xét, hỏi cung như công an với tội phạm thì rất không nên.

Tôi chẳng biết chia sẻ thế nào, chỉ ậm ừ để bạn qua cơn bực tức. Thực ra chuyện về người thầy nói mãi rồi. Tôi nhớ cách đây gần hai chục năm, tại một hội thảo, GS Hồ Ngọc Đại nói đừng nghĩ dạy cấp I nên chỉ cần trình độ trung cấp, phải đại học mới đúng. Ý GS Đại là học sinh càng nhỏ càng cần GV có trình độ. Trình độ ở đây không đơn giản chỉ là dạy chữ A chữ B thế nào mà còn là tổng hợp của nhiều loại kiến thức, trong đó có văn hóa của người thầy.

Chuyện người thầy ở ta là cả một câu chuyện dài. Thời bình dân học vụ chúng ta thu được thành quả làm cả thế giới kinh ngạc. Từ chỗ trên 90% mù chữ (1945) chỉ một thời gian ngắn sau đó, hầu hết nhân dân đã biết đọc biết viết. Có được kết quả vĩ đại ấy là do “người biết chữ dạy người không biết chữ”. 

                                                                    Chỉ có ở VN ?

Tuy nhiên, đối tượng học sinh, mục đích dạy học và hoàn cảnh thời bình dân học vụ  rất khác so với sau này nên không thể “trên tinh thần cách mạng tiến công, phát huy những kết quả đã đạt được” mà đơn giản hóa, thậm chí thô thiển hóa công tác giáo dục.

Nếu chúng ta đừng chạy theo thành tích; nếu chúng ta thận trọng và cân nhắc hơn trong việc “hứa hẹn” với thế giới, với nhân dân về các chỉ tiêu giáo dục cao vòi vọi nhằm vươn tới những mục tiêu phi thường, làm cho thế giới phải biết mặt biết tên, thì làm gì đến nỗi phải vơ váo đào tạo cả giáo viên 7+3. Cái này những ai làm công tác phổ cập hẳn có hàng tá những câu chuyện bi hài cười ra nước mắt.

                                                                Sợ gì bố con thằng nào!

Nhiều chính sách ưu đãi cho ngành sư phạm sau này, bên cạnh ưu điểm thấy rõ, còn bộc lộ hạn chế khiến chính những người làm giáo dục phải thốt lên: “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Nhiều lúc tôi trộm nghĩ, phải chăng với người thầy, chúng ta có phương châm “xấu đều hơn tốt lỏi” ?

Câu nói cửa miệng một chữ là thầy nửa chữ cũng là thầy (nhất tự vi sư bán tự vi sư) mang ý nghĩa tôn trọng thì đúng chứ coi nó như định nghĩa về người thầy thì chưa phải. Đã làm thầy thì phải giỏi, phải có văn hóa chứ chỉ có “nửa chữ” sao làm thầy được?

Thực ra với ngành GD thì câu chuyện về người thầy đâu có gì lạ. Họ cũng đã từng hội thảo lên hội thảo xuống xem vai trò người thầy là “then chốt” hay là “quyết định”, rồi đổi mới sư phạm trước hay cải cách chương trình – SGK trước. Nói tóm lại là ngành GD cũng biết cả đấy nhưng chẳng hiểu sao nền GD cứ ì ạch, lạ thế !

Kỳ thị người Việt, lên hỏa tinh mà bán!

Mình đăng ở đây : http://vov.vn/Blog-toa-soan/Blog-Ngo-Ky-thi-khach-hang-Viet-len-hoa-tinh-ma-song/252464.vov


Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Chuyện thằng răng, thằng lưỡi và thằng mồm.





Bạn có thể cho vợ xem đủ thứ, nhưng dám cá rằng chưa một lần bạn há miệng khoe răng. Ngay như mình đây, sở hữu một “bộ nhai” mà mấy tay quảng cáo kem đánh răng ao ước thế mà vẫn chưa một lần đủ tự tin làm chuyện ấy.

Tại sao ư? Đây : Antoni van Leeuwenhoek (1632-1723), người Hà Lan, người phát triển kính hiển vi đã quan sát bựa răng và chứng minh số lượng vi khuẩn trong miệng đông đúc hơn cả dân số Hà Lan. Thậm chí các nhà khoa học còn chứng minh vi khuẩn trong bàn chải răng nhiều hơn cả ở bồn cầu.

Tây y bảo não chỉ huy mọi thứ. Đông y cho rằng thận là tinh hoa của ngũ tạng. Mình phán: Mồm quan trọng nhất. Chẳng thế mà các cụ nói “bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất” - bệnh từ mồm vào, họa từ miệng ra là gì. Đấy là chưa kể  những hành vi từ sung sướng nhất (như ăn tiệc) đến đau khổ nhất (ăn tát) cũng tập trung cả vào cái mồm.


Nói thế thôi chứ công tội đâu chỉ mỗi cái mồm gây nên. Miệng chỉ là bình phong thôi, quan trọng là răng và lưỡi. Mất lưỡi thành câm mà thiếu răng thì thành móm, khẩu hình thay đổi, âm thanh phều phào.

Mà nguyên nhân chính là do hai anh em thằng răng và lưỡi tham ăn tục uống làm cho “dân số Hà Lan” trong miệng không ngừng tăng. Đến một lúc nào đó hai tên này “tự diễn biến” gây bao đau khổ cho ông mồm. Kể cả khi chưa “tự diễn biến” nhưng vì cứ chén chú chén anh, phối hợp không nhịp nhàng nên thằng răng phập cho thằng lưỡi phát…, há mồm.  

Quan sát một người ăn mình có thể đoán người đó có bị bệnh về răng hay không. Người đau răng khi ăn “nghĩ vào trong mồm”. Khi đó bạn có nói giời nói bể gì người ta cũng chẳng thể để tâm. Họ đang chau mày dồn hết tâm trí vào khoang miệng để chỉ huy thằng lưỡi di chuyển thức ăn vào đúng thằng răng khỏe nhất. 

Tạo hóa cho loài người bộ răng đủ loại để chén đủ thứ. Mỗi loại răng đảm nhận một phần việc: răng nanh để xé, răng hàm để nhai còn răng cửa để cắn. Vì thế nếu một cái răng nào đó hy sinh thì vai trò bị đảo lộn.

Thằng lưỡi đã được lập trình từ thời mẹ Âu Cơ rằng cứ ngô khoai sắn quẳng vào răng hàm, đu đủ hồng xiêm đẩy ra răng cửa, thịt chó thịt gà lùa sang răng nanh… thế mà bây giờ phải reset và lập trình lại mới đau. Vậy nên nó mới lúng túng, lúng búng trong miệng mãi mà vận hành cũng đâu có trơn tru.

Kể cũng lạ! Mình chưa tìm ra động vật nào ăn tạp như người. Gần gũi với chúng ta nhất là loài vượn cũng chỉ ăn hoa quả cho dù bộ răng phát triển tương đối đầy đủ? Phải chăng vì thế nên cổ nhân mới phán “bệnh tòng khẩu nhập”? Chữa cái này tưởng dễ mà khó vì ông mồm luôn phải chiều thằng răng, thằng lưỡi vốn dĩ háu ăn.   

Chẳng những gây đau khổ, thằng răng thằng lưỡi con gây họa cho ông mồm khiến cho ối kẻ phải ôm mồm rồi đấy thôi. Già như ông 60 mà bồ nhí hỏi, tinh tướng nói phình phường (vì thiếu răng) coi như tiêu. Trẻ chút mà thằng lưỡi chưa uốn 7 lần đã nói, gọi là nổ, cũng chết. Có người may mắn sở hữu thằng lưỡi dẻo bẩm sinh, uốn đi uốn lại mấy lần khiến thằng mồm khi nói phải cong veo thành hình số 8, gọi là thẽ thọt nịnh nọt, đãi bôi…, rồi cũng toi. Điên nhất là 4 thằng răng út ít, sinh sau đẻ muộn có tên là Khôn hẳn hoi nhưng lại rất ngu, tiềm tàng hiểm họa, đáng được xếp vào thế lực thù địch của thằng mồm.  

Cái chỗ để nói những điều ngọt ngào yêu thương, ăn những thứ bổ dưỡng đâm ra lắm chuyện.  Mình quyết giữ thằng răng thằng lưỡi ngon lành để thằng  mồm thật chuẩn mà không biết giữ được không. Khó phết!

 





 






Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Vừa thả vừa trói.





Tôi có cháu 6 tuổi sống ở khu dân cư rất phức tạp về an ninh trật tự nên thường bảo nếu người lạ dỗ dành hoặc đe nẹt thì con cứ chạy ra chỗ đông người rồi kêu ầm lên. Nhớ là chỉ kêu khi chạy được tới chỗ đông người. Cháu hỏi tại sao, tôi nói kẻ xấu luôn sợ việc làm tồi tệ của mình bị nhiều người phát hiện.

Mấy hôm nay đọc báo biết ngành GD quy định không cho phát tán chứng cứ tiêu cực thì thấy câu chuyện con trẻ hóa ra lại là chuyện người lớn.

Nói như thế tôi không có ý ví ngành giáo dục là kẻ xấu mà chỉ muốn nhấn mạnh cái xấu luôn sợ hãi sự công khai, minh bạch. Thực ra khi soạn cái thông tư có nội dung cấm phát tán thông tin tiêu cực dưới mọi hình thức kia thì mấy bác làm GD cũng chỉ nghĩ quy định như thế là để tránh làm phức tạp thêm tình hình, gây ảnh hưởng không tốt tới công tác thi cử.


Thế nhưng một hành vi mờ ám mà không được thanh thiên bạch nhật thì rất dễ bị ém nhẹm rồi cho “chìm xuồng”. Nếu hành vi ấy chỉ khu trú ở một nhóm nhỏ thì kẻ xấu cũng sẵn sàng mua đứt, thậm chí diệt khẩu chứ chẳng chơi. Thi quốc gia cơ mà!

Thời đại của thông tin nên sự minh bạch được đề cao và là xu thế không cưỡng được. Việc “đóng cửa bảo nhau” không còn phù hợp kể cả khi thông tư nói trên được ban hành. Tuy nhiên, lúc này, tôi đoán các bác ở 49 Đại Cồ Việt đang soát xét lại cái quy định gây tranh cãi và bị cho là trái luật. Nếu tôi nhớ không nhầm thì đây không phải là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT có văn bản mâu thuẫn. Một Bộ có cả một vụ pháp chế mà để lọt những thông tư chưa chuẩn như vậy thì cũng nên xem lại.

Nội dung cấm phát tán thông tin tiêu cực thi cử cho người khác có lẽ xuất phát từ quy định cho phép thí sinh đem các phương tiện ghi âm ghi hình vào phòng thi từ năm trước.

Quy định như vậy thực chất là gián tiếp cổ vũ và ngầm trao cho các cháu trách nhiệm tố cáo gian lận thi cử.  Thí sinh có quyền tố cáo tiêu cực trong phòng thi nhưng không nên cổ vũ. Thực ra ngay từ đầu tôi đã không đồng tình với việc cổ súy này. Liệu đó có phải là bài thuốc cuối cùng khi mà Bộ thấy các biện pháp thanh tra tỏ ra không hiệu quả, khi mà sự tin cậy giữa Bộ và địa phương ngày càng trở nên mong manh?

Thi cử cần sự giám sát của nhiều lực lượng, trong đó có cả thí sinh, nhưng không có nghĩa hô hào các cháu quay phim để rồi tới lúc thấy quy định như vậy là quá “mở”, có thể khiến ngành lúng túng, khó xử thì vội vàng “trói” lại. Các bác làm GD theo kiểu “đâm lao phải theo lao” như thế thì chỉ khiến  thi cử rối thêm.