Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

PHÁT ÂM.

Các nhà ngôn ngữ học bảo chẳng vùng nào nói chuẩn 100% cả. Chỉ có sai ít hay sai nhiều mà thôi.
Mình ở ngoại thành Hà Nội. Hồi nhỏ vào Sài Gòn các cô chú toàn trêu “Đi Hà Lội mua cái lồi về lấu cơm lếp”. Mình xấu hổ nên tập mãi, cuối cùng cũng nói đúng.
Bây giờ làm việc ở Cần Thơ, thấy người miền Tây rặt có khuynh hướng biến âm rung đầu lưỡi /r/ thành một âm xát hữu thanh G /g/. Vì vậy nên mới có “Con cá gô bỏ trong gổ wuậy gột gột!” và “uống rượu” nói thành “uống gụ”.
Cuối những năm 90 mình là phóng viên thường trú tại Tây Bắc. Ở đây thấy đồng bào Thái khi nói tiếng Việt thì không nói được âm Đ. Nếu cố phát âm âm Đ nó lại thành âm L.
Có bận đến Đồn Biên phòng Nà Đít (Yên Châu–Sơn La). Mình phỏng vấn một anh bộ đội người dân tộc Thái, anh í tóm ngay mícro của mình hùng dũng mở đầu bằng khẩu hiệu “ L…là nhà, biên giới là quê hương…”. 
Phỏng vấn bà con trong bản về tình quân dân thì một chị ngọng ngịu: “Bộ lội ở trong L… cũng như con cháu ở trong nhà thôi”.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Xe lôi miền Tây.

Mình đã đi xích lô, xe bò, xe ngựa… nhưng thú thực hôm nay mới đi xe lôi. Mà nói thật,  phải đi vụng đấy!

Nhân lúc mấy thằng đệ đang làm toạ đàm về du lịch Kiên Giang thì mình lẻn đi (tất nhiên là sau khi nối với Hà Nội ngon lành).  Mình có ngồi lù lù ở đó thì cũng chỉ khiến chúng nó ngứa mắt, làm được cái gì, thôi biến đi cho rảnh.

Ra đến cửa bác Huỳnh gọi với, nói anh đi đâu tôi đưa đi. Mình bảo em đi bộ ra đây một tí thôi. Phải chối mãi mới không phải đi xe ô tô. Đấy, cái số mình sướng, nhiều khi muốn khổ cũng không được. Nói đi vụng là vì thế.

Lang thang ra bến tàu cao tốc ở Rạch Giá một lúc thì gặp anh Pha (tên cúng cơm là Thái Văn Minh) đang chạy xe lôi.

Anh Pha

Anh Pha hơn mình 4 tuổi nhưng cuộc mưu sinh nhọc nhằn khiến anh già trước tuổi, nói năng đã phều phào vì răng rụng vài chiếc. Với thâm niên gần hai chục năm chạy xe lôi, mình hỏi anh đã thuộc hàng lão làng ở Rạch Giá này chưa? Anh nói chưa, còn vài ông lớn hơn tui nữa.

Bây giờ ở miền Tây hai tỉnh còn nhiều xe lôi là An Giang và Kiên Giang? Nhưng số người chạy xe lôi ngày một ít vì bị các phương tiện khác cạnh tranh, nhất là xe ôm.

Mình hỏi anh Pha sao không kiếm cái xe gắn máy ngoắc vào chạy cho khoẻ. Anh Pha cười móm mém, nói "hổng có tiềng". Vả lại cảnh sát cấm xe gắn máy kéo.

Cũng phải thôi, ngồi trên chiếc xe lôi anh Pha đạp với tốc độ đi bộ mà còn thấy chông cha chông chênh, để xe gắn máy kéo lúc vào cua dám chắc ngã lộn tùng phèo.


Anh Pha chia chiếc xe lôi làm hai phần. Bộ đầu là cái xe đạp, bộ thùng là phần thùng xe được kéo ở phía sau. Xe anh Pha chỉ chừng 2 triệu nhưng cũng có cái lên tới 4-5 triệu. Bộ thùng bây giờ phần lớn mua ở bên Gò (Campuchia) về. Đây cũng là một minh chứng cho thấy người dân miền Tây dần dà không còn mặn mà với xe lôi nữa, chứ Hai Lúa còn chế được cả ro-bot thì ba cái thùng xe này nhằm nhò gì.

Mình hỏi anh làm ăn có được không, anh chỉ cười. Chở mình đi chừng 2 cây số, anh nói cho xin 50 chục. Mình rút ví nhìn anh cười, định trêu “đắt hơn taxi”, nhưng thôi, vì nghĩ thủ công bao giờ chả đắt hơn công nghiệp.

Người chạy xe lôi chú ý nhất tới cái khung (sườn) xe. Khung xe phải là loại tuýp tròn, bằng thép và gióng ngang.  Anh Pha bảo gióng ngang mới khoẻ và mới đặt được cái thùng phía sau lên. Một số xe lôi còn trang bị thêm cả bộ đề để đạp nhẹ hơn khi lên dốc hoặc lúc chở nặng. Xe chở hàng thì độn thêm nhíp, còn xe chở người thì chỉ cần 1-2 nhíp là cùng.

Giảm chấn bằng miếng cao su lốp ô tô

Một nhược điểm của xe lôi là hệ thống phanh. Bộ thùng của khách ngồi phía sau không có hệ thống hãm, tất cả chỉ trông mong vào bộ phanh xe đạp. Chính vì thế người đạp xe lôi đã chế thêm một phanh phụ bằng đế dép lốp. Khi cần giảm tốc độ, người điều khiển dùng chân đạp để chiếc dép lốp ma sát trực tiếp vào bánh xe sau.
Phanh đùm hay phanh đĩa?

Chiếc xe lôi rất duyên dáng. Nó mang dáng dấp của chiếc xe tay thuở trước. Mình đánh giá cao về tính thẩm mỹ của nó nhưng cũng thấy có đôi chỗ bất tiện. Anh Pha chở mình đi lòng vòng chừng 2 cây số mà nắng ong hết cả đầu. Mình hỏi anh ơi nhỡ mưa thì sao anh. Anh Pha nhổm đít, vẹo mông đạp thật mạnh mấy vòng cho có đà rồi ngoảnh lại nói: Thằng này này hỏi ngu mầy? Mưa thì trú chứ còn sao nữa.     

Hết phim!


Vài hình ảnh xe lôi:

 Bậc bước lên xuống

Nhíp 

Xi-nhan sang đường


Là mình, he he







Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Thơ và thợ thơ.

Gi ai bo mình đc trn vn mt bài thơ nào đó trong SGK thì mình chào thua. Vì thế nên môn văn t lp 1 ti khi tt nghip cp III (1987) luôn dừng lại ở 6 phy 5, cho dù mình là hc trò cưng ca thy ch nhim Đào Công Vĩnh - GV Văn Trường cp III Nguyn Gia Thiu-HN.

Bo yêu văn hc thì hơi cung ngôn nhưng khiêm tn mà nói thì mình cũng thích đc, he he. Không nh hết 1 bài thơ nhưng bù li mình nh tinh thn chung và chính xác chi tiết trong đó. Chng hiu sao. 


Vì nh chi tiết nên ngm li thy có nhng câu thơ rt bun cười. Ví như trong "Ta đi ti" bác T Hu viết: “Đường ta rng thênh thang tám thước” (có ch viế“tám bước”), nhưng sau đó mi người góp ý nên sa thành “Đường ta rng thênh thang ta bước” cho thc s “thênh thang”. 

Đang có my lô đt cùng chc căn bit thự mà mình mi chào bã bọt mép rằng đất em ở khu dân trí cao, trước nhà có đường 12m (c va hè) khách còn chê ng chê eo, tám thước ca bác Thành là cái đinh gì! Đến nước này chc mai bo my đa qung cáo l trước nhà “thênh thang” ? Ri khách có vn vo thì mình ch vô mt hi: Đc “Ta đi ti” ca “Ngn c đu ca thơ ca cách mng” chưa?

Bác Nguyn Kim Thành (T Hu) còn có “Bài ca xuân 61” nghe phơi phi mà mi ln làm văn nói v v đp và sc sng ca quê hương đt nước là y như rng mình bê vào. Đy là câu: “Khói nhng nhà máy mi vươn cao”. Chung hình nh này, trong "Đt nước", bác Nguyn Đình Thi cũng “Khói nhà máy cun trong sương sm” .

Chng biết các nhà thơ có b Đi nhy vt bên Tàu vi nhà nhà luyn thép ám nh không ch nh khói kiu này bo sao dân c dng lu phn đi? Chng nhng thế, làm quá na thì Nhà nước ly gì đ báo cáo vi thế gii v Mc tiêu phát trin Thiên Niên K? Li còn vi phm Ngh đnh thư Kyoto mà VN ký năm 1998 na. Mình khng đnh môi trường thi các c viết nhng câu thơ trên rt trong lành, thế mà các c li ô nhim?

Thơ phú nhiu chuyn lm! Cht phác như bác Hoàng Trung Thông cũng phán mt câu xanh rn “Nước ni lo chi bèo chng ni” – Anh ch nhim. Kinh không! Cũng may ơn nh Đi mi nên kp thi phát trin kinh tế dân doanh, quay ngược thành “Dân giàu nước mnh” ch không con cháu vua Hùng chết c nút!

Nhiu công việc, th tay ngh càng cao thì sn phm càng cht lượng, vi thơ không hn thế. Nhưng cũng khó, "v nhân sinh" đôi lúc khiến người ta thành th thơ bt đc dĩ!

He he, là mình nht nhnh chi tiết đ chuyn tếu thôi đy nhá! Nhà văn nhà thơ cũng b hoàn cnh và lch s chi phi ch nh. Thoát khi nó, thoát khi th văn hc minh ho thì tài vươn ra tm quc tế à?

Các cháu hc sinh ch bt trước mà đưa my ý tm by này vào bài kim tra, đim 0 đó! Bác đang tán nhm đy! Ngay con bác đây cũng đang hì hi chép văn mu b m, hung h! Bác nói phét thế cho vui, đng tin!