Thơ và thợ thơ.
Giờ ai bảo mình đọc trọn vẹn một bài thơ nào đó
trong SGK thì mình chào thua. Vì thế nên môn văn
từ lớp 1 tới khi tốt nghiệp cấp III (1987) luôn dừng lại ở 6 phẩy 5, cho dù mình là học trò cưng của thầy chủ nhiệm Đào Công Vĩnh - GV Văn ở Trường cấp III Nguyễn Gia Thiều-HN.
Bảo yêu
văn học thì hơi cuồng ngôn nhưng khiêm tốn mà nói thì mình cũng thích đọc, he he. Không nhớ hết 1 bài thơ nhưng bù lại mình nhớ tinh thần chung và chính xác chi tiết trong đó. Chẳng hiểu sao.
Vì nhớ chi tiết nên ngẫm lại thấy có những câu thơ rất buồn cười. Ví như trong
"Ta đi tới" bác Tố Hữu viết: “Đường ta rộng
thênh thang tám thước” (có chỗ viết “tám
bước”), nhưng sau đó mọi người góp ý nên
sửa thành “Đường ta rộng
thênh thang ta bước” cho thực sự “thênh
thang”.
Đang có mấy lô đất cùng chục căn biệt thự mà mình mời chào bã bọt mép rằng đất em ở khu dân trí cao, trước nhà có đường 12m (cả vỉa hè) khách
còn chê ỏng chê eo, tám thước của bác Thành là cái đinh gì! Đến nước này chắc mai bảo mấy đứa quảng cáo lộ trước nhà “thênh
thang” ? Rủi khách có vặn vẹo thì mình chỉ vô mặt hỏi: Đọc “Ta đi tới” của “Ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng” chưa?
Bác Nguyễn Kim Thành
(Tố Hữu) còn có “Bài ca xuân 61” nghe phơi phới mà mỗi lần làm văn
nói về vẻ đẹp và sức sống của quê hương đất nước là y như rằng mình bê vào. Đấy là câu: “Khói những nhà
máy mới vươn cao”. Chung hình ảnh này,
trong "Đất nước", bác Nguyễn Đình Thi cũng “Khói nhà máy cuộn
trong sương sớm” .
Chẳng biết các nhà thơ có bị Đại nhảy vọt ở bên Tàu với nhà nhà
luyện thép ám ảnh không chứ nhả khói kiểu này bảo sao dân cứ dựng lều phản đối? Chẳng những thế, làm quá nữa thì Nhà nước lấy gì để báo cáo với thế giới về Mục tiêu phát triển Thiên Niên Kỷ? Lại còn vi phạm Nghị định thư Kyoto mà VN ký năm 1998 nữa. Mình khẳng định môi trường thời các cụ viết những câu thơ trên rất trong
lành, thế mà các cụ lại ô nhiễm?
Thơ phú nhiều chuyện lắm! Chất phác như bác Hoàng
Trung Thông cũng phán một câu xanh rờn “Nước nổi lo chi bèo chẳng nổi” – Anh chủ nhiệm. Kinh
không! Cũng may ơn nhờ Đổi mới nên kịp thời phát triển kinh tế dân doanh, quay ngược thành “Dân giàu nước mạnh” chứ không con cháu vua Hùng chết cả nút!
Nhiều công việc, thợ tay nghề càng cao
thì sản phẩm càng chất lượng, với thơ không hẳn thế. Nhưng cũng khó, "vị nhân sinh" đôi lúc khiến người ta thành
thợ thơ bất đắc dĩ!
He he, là mình nhặt nhạnh chi tiết để chuyện tếu thôi đấy nhá! Nhà
văn nhà thơ cũng bị hoàn cảnh và lịch sử chi phối chứ nhỉ. Thoát khỏi nó, thoát khỏi thứ văn học minh hoạ thì tài vươn ra tầm quốc tế à?
Các cháu học sinh chớ bắt trước mà đưa mấy ý tầm bậy này vào
bài kiểm tra, điểm 0 đó! Bác đang tán nhảm đấy! Ngay con
bác đây cũng đang hì hụi chép văn mẫu bỏ mẹ, huống hồ! Bác nói phét thế cho vui, đừng tin!
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ