Xe lôi miền Tây.
Mình đã đi xích lô, xe bò, xe ngựa… nhưng thú thực hôm
nay mới đi xe lôi. Mà nói thật, phải đi vụng đấy!
Nhân lúc mấy thằng đệ đang làm toạ đàm về du lịch Kiên
Giang thì mình lẻn đi (tất nhiên là sau khi nối với Hà Nội ngon lành). Mình có ngồi lù lù ở đó thì cũng chỉ khiến
chúng nó ngứa mắt, làm được cái gì, thôi biến đi cho rảnh.
Ra đến cửa bác Huỳnh gọi với, nói anh đi đâu tôi đưa
đi. Mình bảo em đi bộ ra đây một tí thôi. Phải chối mãi mới không phải đi xe ô
tô. Đấy, cái số mình sướng, nhiều khi muốn khổ cũng không được. Nói đi vụng
là vì thế.
Lang thang ra bến tàu cao tốc ở Rạch Giá một lúc thì
gặp anh Pha (tên cúng cơm là Thái Văn Minh) đang chạy xe lôi.
Anh Pha
Anh Pha hơn mình 4 tuổi nhưng cuộc mưu sinh nhọc nhằn khiến anh già trước tuổi, nói năng đã phều phào vì răng rụng vài chiếc. Với thâm niên gần hai chục năm chạy xe lôi, mình hỏi anh đã thuộc hàng lão làng ở Rạch Giá này chưa? Anh nói chưa, còn vài ông lớn hơn tui nữa.
Bây giờ ở miền Tây hai tỉnh còn nhiều xe lôi là
An Giang và Kiên Giang? Nhưng số người chạy xe lôi ngày một ít vì bị các
phương tiện khác cạnh tranh, nhất là xe ôm.
Mình hỏi anh Pha sao không kiếm cái xe gắn máy ngoắc
vào chạy cho khoẻ. Anh Pha cười móm mém, nói "hổng có tiềng". Vả lại cảnh
sát cấm xe gắn máy kéo.
Cũng phải thôi, ngồi trên chiếc xe lôi anh Pha
đạp với tốc độ đi bộ mà còn thấy chông cha chông chênh, để xe gắn máy kéo lúc
vào cua dám chắc ngã lộn tùng phèo.
Anh Pha chia chiếc xe lôi làm hai phần. Bộ đầu là cái
xe đạp, bộ thùng là phần thùng xe được kéo ở phía sau. Xe anh Pha chỉ chừng 2
triệu nhưng cũng có cái lên tới 4-5 triệu. Bộ thùng bây giờ phần lớn mua ở bên Gò (Campuchia) về. Đây cũng là một minh chứng cho thấy người dân miền Tây dần dà không còn mặn mà với xe lôi nữa, chứ Hai Lúa còn chế được cả ro-bot thì ba cái thùng xe này nhằm nhò gì.
Mình hỏi anh làm ăn có được không, anh chỉ cười. Chở mình đi chừng 2 cây số, anh nói cho xin 50 chục. Mình rút ví nhìn anh cười, định trêu “đắt hơn taxi”, nhưng thôi, vì nghĩ thủ công bao giờ chả đắt hơn công nghiệp.
Mình hỏi anh làm ăn có được không, anh chỉ cười. Chở mình đi chừng 2 cây số, anh nói cho xin 50 chục. Mình rút ví nhìn anh cười, định trêu “đắt hơn taxi”, nhưng thôi, vì nghĩ thủ công bao giờ chả đắt hơn công nghiệp.
Người chạy xe lôi chú ý nhất tới cái khung (sườn) xe.
Khung xe phải là loại tuýp tròn, bằng thép và gióng ngang. Anh Pha bảo gióng ngang mới khoẻ và mới đặt
được cái thùng phía sau lên. Một số xe lôi còn trang bị thêm cả bộ đề để đạp
nhẹ hơn khi lên dốc hoặc lúc chở nặng. Xe chở hàng thì độn thêm nhíp, còn xe
chở người thì chỉ cần 1-2 nhíp là cùng.
Giảm chấn bằng miếng cao su lốp ô tô
Một nhược điểm của xe lôi là hệ thống phanh. Bộ thùng của khách ngồi phía sau không có hệ thống hãm, tất cả chỉ trông mong vào bộ phanh xe đạp. Chính vì thế người đạp xe lôi đã chế thêm một phanh phụ bằng đế dép lốp. Khi cần giảm tốc độ, người điều khiển dùng chân đạp để chiếc dép lốp ma sát trực tiếp vào bánh xe sau.
Phanh đùm hay phanh đĩa?
Chiếc xe lôi rất duyên dáng. Nó mang dáng dấp của chiếc xe tay thuở trước. Mình đánh giá cao
về tính thẩm mỹ của nó nhưng cũng thấy có đôi chỗ bất tiện. Anh Pha chở mình đi lòng
vòng chừng 2 cây số mà nắng ong hết cả đầu. Mình hỏi anh ơi nhỡ mưa thì sao
anh. Anh Pha nhổm đít, vẹo mông đạp thật mạnh mấy vòng cho có đà rồi ngoảnh lại
nói: Thằng này này hỏi ngu mầy? Mưa thì trú chứ còn sao nữa.
Hết phim!
Nhíp
Xi-nhan sang đường
Là mình, he he
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ