Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Đừng thần thánh hoá, tuyệt đối hoá và phát cuồng lên trong u mê với bất cứ cái gì !

Cái này mình viết cho Báo Vietnamnet lâu rồi, nay tóm gọn lại, lưu ở đây.

1.HỌC MỘT BIẾT MƯỜI.
“Học một biết mười” chỉ nên xem như một cách nói mang tính tượng trưng, ngoa dụ. Học đâu đơn gian thế ! Học một biết một đã là quý lắm rồi! Biết cái gì chắc cái đó, biết thật cơ bản và sâu sắc. Cái lối “biết mười” mà chỉ là hiểu biết vặt vãnh, vụn vặt, chắp vá thì chỉ tổ phá hoại. Cứ tung hô cái lối “học một biết mười”, vô hình chung, chỉ đẻ ra đủ thứ láu cá, mẹo mực trong học tập, tạo ra thói chủ quan, hiếu thắng, ảo tưởng trong học sinh.

2.KHÔNG THẦY ĐỐ MẦY LÀM NÊN.
Câu này nếu như chỉ với dụng ý đánh giá cao vai trò của người thầy thì có lẽ chẳng nói làm gì. Thế nhưng nhiều người lại tuyệt đối hoá nó.

Có thầy mà “làm nên” là việc đã đáng khen rồi. Nhưng không thầy mà “làm nên” càng phải đáng khen hơn. Trên đời này thiếu gì người tự học hỏi mà thành công. Ông Nguyễn Cẩm Luỹ có được học hành đến nơi đến chốn đâu mà sao vẫn di chuyển được toà nhà hàng ngàn tấn? Thợ cơ khí Hai Lúa ở miền Tây có học chế tạo máy đâu mà vẫn cho ra lò hết loại máy này đến máy khác?

Không nên tuyệt đối hoá vai trò của người thầy. Điều này tạo cho học sinh tính thụ động, ỷ lại và tự ti. Có lẽ, đã đến lúc phải bảo cho các em biết được rằng, có thầy hướng dẫn thì thuận lợi hơn, nhưng không có thầy các em vẫn có thể học được.

3.NHẤT TỰ VI SƯ – BÁN TỰ VI SƯ.
Nếu chỉ với ý nghĩa đề cao vai trò, công lao của người thầy thì chẳng hề gì. Nhưng coi nó như một tiêu chí để xác nhận bậc làm thầy thì không ổn. “Hơn một chữ” chưa thể “làm thầy” và chỉ có “chữ” cũng không thể làm thầy được.

4.TRÍ-ĐỨC-THỂ -MỸ.
Mục tiêu giáo dục của nhà trường là nhà trường phải đào tạo những con người có đầy đủ trí - đức - thể - mỹ. Đây là ước mơ, nhưng liệu có thể “cho ra lò” một mẫu người hoàn hảo như thế? Điều đó có khả thi không khi mà năng khiếu mỗi người một khác?




0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ