Phụ thuộc vào “đầy tớ” cả thôi!
Đã
có vài nhóm người xuống đường (tụ tập đông người) phản đối việc chặt cây ở Hà Nội.
Nếu
như các cuộc xuống đường trước đây phần lớn liên quan tới tranh chấp đất đai
hay sự ngạo ngược của Trung Quốc (vốn dĩ đã sẵn có sự căm thù trong lòng người dân
Việt), thì lần này lý do có vẻ “nhẹ” hơn rất nhiều: Chuyện cây xanh.
Nó cũng
khác hoàn toàn về bản chất với các vụ xung đột về đất đai vốn gắn chặt đến quyền
lợi vật chất của từng người dân.
Phải
chăng với suy nghĩ như thế nên chính quyền Hà Nội khá bạo tay và tự tin khi
phát lệnh đốn hạ, thay thế 6700 cây xanh, để rồi ngay sau đó bất ngờ vấp phải
phản ứng dữ dội và lúng túng trong cách xử lý?
Sự
kiện xuống đường với lý do nói trên là chỉ dấu cho thấy dư luận và dân chúng hiện
nay rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Họ sẵn sàng xuống đường khi quyền lợi vật
chất và tinh thần (dù là gián tiếp) bị xâm phạm.
Cũng
như các cuộc tụ tập đông người trước đây, chính quyền kêu gọi giải tán. Cái sảy
nảy cái ung, cách mạng màu và mùa xuân Ả Rập, Crưm, Ucraina… khiến nồi da xáo
thịt là bài học xương máu nhãn tiền. Đó là lý do vì sao họ phải ngăn chặn từ xa
và luôn thấy “thế lực thù địch” lấp ló đâu đó trong các cuộc xuống đường.
Chẳng
biết có “thế lực thù địch lợi dụng” hay không nhưng phải thừa nhận rằng, hiện
nay thông tin, trình độ dân trí và sự văn minh của người dân đã ở mức độ đủ cho
phép họ đứng lên nói tiếng nói cá nhân, thể hiện ước vọng bản thân và cộng đồng.
Chính
quyền sẽ phải thận trọng hơn, khôn ngoan hơn, vì người dân không hề dễ bảo như
trước. Giờ đây, tuỳ thuộc vào thái độ và việc làm của chính quyền mà người dân đứng
trong cùng hàng ngũ hay nhảy sang phía bên kia thành đối lập để thi thoảng lại
“tụ tập đông người”. Cái ranh giới đó đang thu hẹp và ngày càng trở nên mong
manh.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ