Thử lý giải thói quen khạc nhổ của người Việt.
Mình ái ngại và đắn đo khi suy
nghĩ và viết về thói quen xấu này của người Việt mình. Nhưng cũng chính vì xấu
hổ nên thử tìm nguyên nhân để mọi người cùng tham gia, ngõ hầu giảm được tí nào
hay tí nấy. Bài viết hơi thô, mong mọi người thông cảm!
Muốn nghe tiếng khạc nhổ thì cứ
vào nhà vệ sinh. Một người đẩy cửa bước vào, thì y như rằng, bên dưới thò tay kéo
khóa, bên trên miệng bắt đầu khoạc rồi nhổ phì phì.
Bịt mũi thở bằng mồm?!
Tôi đồ rằng vì trước đây, thành
phố tồn tại hố xí thùng; nông thôn sống cùng hai ngăn đổ tro đổ trấu hoặc cầu
tõm, rất bẩn nên cứ vào đấy là người ta lợm giọng, buồn nôn, buộc phải nhổ một
phát.
Ngày nào cũng thế lâu dần thành
phản xạ có điều kiện. Tức là cứ vào hố
xí, nhìn thấy hố xí (điều kiện) là người ta có phản xạ nhổ.
Cho tới hôm nay, dù vào nhà vệ
sinh ở khách sạn 5 sao thơm phức, thì đứa trẻ ngồi hố xí thùng hôm nào, có thể nay
đã quyền cao chức trọng, thì vẫn khạc và nhổ một phát cho hết đống nước bọt
đang dồn ứ trong mồm.
Một lý giải nữa cho việc này là
môi trường ở ta ô nhiễm nên nhiều người bị viêm xoang viêm họng mạn, đôi lúc
trái gió trở giời là lại muốn nhổ. Nhà vệ sinh công cộng ở phố đâu có sẵn nên
đành nhổ bậy nhổ liều.
Mình học sinh học dốt lắm những
vẫn nhớ học thuyết về phản xạ của Páp-lop. Chỉ băn khoăn mỗi cái là nhìn thấy
miếng dồi chó chúng ta tứa nước miếng, nhưng nhìn thấy bãi phân chó nhiều người
cũng ứa nước bọt? Sao kỳ dzậy ta! Thế mà
bảo cơ thể là một bộ máy hoàn hảo. Phét!
Chị em thì ít nhổ bậy hơn. Có lẽ
là do sự hãnh diện về giới tính nên chị em kiềm chế được, không hoặc ít nhổ nên
chưa thể hình thành phản xạ. Ơn trời!
Nói như thế thì việc khạc nhổ vẻ
như có dấu ấn của quá khứ. Vậy thế hệ sinh sau hố xí thùng và cầu tõm liệu còn
khạc nhổ bừa bãi? Chịu. Chỉ hy vọng đây là “bệnh” không di truyền.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ