Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Về một tấm bia kỷ niệm Đài Tiếng nói Nam bộ kháng chiến.


Hôm rồi, nhân 70 năm ngày thành lập Đài TNVN, Cơ quan thường trú khu vực ĐBSCL phối hợp với các nhà tài trợ đi tặng quà cho học sinh và khám bệnh cho bà con ở xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, Cà Mau.

Địa điểm tặng quà, phát thuốc tại Trường tiểu học Long Hoà (ấp Tân Hoà A). Trong khi bà con khám bệnh mình có trò chuyện với anh Phong, Bí thư xã, anh cho biết trường đang giữ một tấm bia kỷ niệm của Đài Tiếng nói Nam bộ kháng chiến.

Mình đứng cạnh tấm bia

Ngày 01 tháng 12 năm 1947, Đài Tiếng nói Nam bộ kháng chiến chính thức phát sóng tại kênh Quận vùng Đồng Tháp Mười, nay thuộc xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An. Trong mưa bom bão đạn, dù phải di dời 10 lần, đổi tên 2 lần, thay đổi địa điểm hơn 15 lần, đài vẫn hoàn thành nhiệm vụ lịch sử trong 7 năm phát sóng.

Nơi dựng bia (Trường Tiểu học Long Hoà) chính là một trong những địa điểm mà Đài Tiếng nói Nam bộ kháng chiến đã dừng chân.
Sau khi sông lở+làm đường, người ta nhặt tấm bia ở chỗ chiếc xe đạp

Qua trao đổi với giáo viên và cán bộ ấp Tân Hoà A,  được biết vị trí tấm bia trước đây nằm trong khuôn viên Trường Tiểu học Long Hoà. Nhưng vì con sông phía trước bị lở nên hàng rào nhà trường phải lùi vào trong, đẩy vị trí đặt bia kỷ niệm ra ngoài mé sông. Sông lở cùng với việc xây dựng con đường mới nên tấm bia kỷ niệm bị đổ gục, vùi trong đất. Nhà trường đã mang về dựng tạm trong sân trường. 
Sông phía trường Trường Tiểu học Long Hoà

Nghe đâu tấm bia kỷ niệm này do một vài cụ từng là nhân viên Đài tiếng nói Nam bộ kháng chiến góp tiền dựng những năm 90, nhân một lần về thăm lại nơi từng làm việc và chiến đấu.



Các cụ tặng nhà trường.

Lãnh đạo huyện, xã và nhà trường hiện rất mong muốn dựng lại tấm bia di tích để thế hệ trẻ trong xã tự hào và ghi nhớ công lao của cha anh thuở trước. Đất đã có, đau đầu nhất là kinh phí./.

PS: Mình nghĩ nếu làm lại thì giữ nguyên tấm bia của các cụ,  chỉ dặm vá lại vài chỗ sứt sẹo, bị mất (biểu tượng sóng phát thanh tròn tròn bên trên, khắc lại nội dung bia ở phần ô vuông phía dưới). 


Tấm bia mộc mạc bằng xi măng này có ý nghĩa rất lớn.  Bỏ tấm bia này đi mà dựng tấm khác lên, dù bằng đá hoa cương hoành tráng, nhiều tiền, nhưng chắc chắn sẽ mất hết hồn cốt…, các cụ dưới suối vàng sẽ không vui, rồi hiện về quở trách thì bỏ mịa. Đừng làm liều!






0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ