U Minh Hạ.
Nghe
tiếng rừng U Minh từ lâu nay mới được ghé qua. Cũng là có dịp xuống Cà Mau, lại
được Chí Điển - Phạm Hợp (VOV-Truyền hình quốc hội) tận tình đưa đường dắt lối chứ không thì chịu.
Vâng,
chỉ dám nói là “ghé” thôi bởi rừng thì rộng, còn những câu chuyện kể về rừng thì
dường như bất tận, đến người dân ở đây còn chẳng nhớ hết huống hồ.
U Minh Hạ
Những
mẩu chuyện chẳng có đầu chẳng có đuôi mình nghe lõm bõm dưới đây là từ chú Chín
Quang, nguyên Giám đốc Cơ quan thường trú Đài TNVN tại ĐBSCL.
Chú
Chín tham gia cách mạng từ hồi còn thiếu niên nên khu vực miền Tây chú thuộc
như lòng bàn tay nói chi U minh thượng, U minh hạ. Gặp chú hỏi chuyện sông nước,
chuyện chiến đấu, chuyện cây mắm cây tràm cây đước..., sướng hơn chuyện nghề.
Chú Chín Quang
Ở rừng
U Minh, cả thượng lẫn hạ, toàn tràm là tràm, cây tràm vẫn là chủ lực. Chắc nó hợp
với thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu vùng này. Cây tràm dễ sống lắm, chỉ cần cắm
một đoạn thân, cành xuống bùn độ mươi ngày là đã bén rễ. Kiểu như trồng sắn
(khoai mì) vậy.
Cái
anh tràm này chịu được nước lợ, nước nhiễm phèn. Mặc dù thế, cũng đỏng đảnh ra
phết, ưa nước một mùa. Nghĩa là nước lên cao rồi rút thì được, còn cứ bị ngập
mãi thì cây đước không phát triển.
Bởi
thế mới có chuyện mấy ông giữ rừng tràm rỉ tai nhau: Để xảy ra cháy rừng bị kỷ luật
là cái chắc, nhưng cây có khẳng khiu còi cọc chút xíu thì cũng chẳng ai bắt tội. Bởi vậy cứ đến mùa khô là anh em xả nước vào ngâm để phòng cháy.
Không
giống với U Minh thượng, U Minh Hạ được người Pháp quy hoạch bằng cách xẻ những
con mương thẳng tắp ngang dọc nên rất thuận tiện cho vận chuyển, tưới tiêu cũng
như phòng cháy trong mùa khô. Giá như Pháp ở VN thêm chút xíu nữa chắc U Minh
Thượng cũng được quy hoạch xong ngon nghẻ như thế, hi hi.
Người
ta hay nói tới tinh dầu tràm, tuy nhiên cây tràm ở U Minh tinh dầu ít lắm. Muốn
tinh lọc dầu tràm thì phải trồng loại tràm khác, lá to hơn, ở miệt Đồng Tháp
cơ.
Giá
trị kinh tế của cây gỗ tràm có vẻ hơi “khiêm tốn”. Xưa, còn cây to (đường kính
độ 30-40 phân) còn làm được nhà. Nay cây nhỏ hơn nên chỉ sử dụng làm cừ (cọc)
là chính. Nếu như miền Bắc đóng cọc móng bằng tre thì ở miền Tây cọc móng chỉ
đóng bằng cây tràm, gọi là cừ tràm.
U
Minh Hạ vẫn còn một số loài vật nhỏ như sóc, chim, khỉ, rắn, rùa và … muỗi. Chị
chủ quán ở giữa rừng U Minh Hạ lộ tay trần trắng nõn mà muỗi chẳng hỏi thăm,
trong khi đó cứ tới tấp chích vào mông mình (cấm nghĩ
xiên xẹo nha!). Được cái bọn này đốt vụng, đậu như ruồi đậu nên dễ phát
hiện, ngồi rỗi có thể đập được cả vốc.
Đến
U Minh mà chỉ đập muỗi với ngắm tràm thì phí. Nghĩ thế mình nói Chí Điển và Phạm
Hợp nhờ anh bảo vệ mua giúp mấy lít mật ong. Mật ong hoa tràm không thơm ngon
và tốt như mật ong cây chó đẻ (mình từng mua hồi còn làm trên Tây Bắc) nhưng cứ
mật ong tự nhiên là tốt rồi. Nghe mình nói điều này, Chí Điển và Hợp cứ tủm tỉm
cười. Thấy thế mình bẽn lẽn nói không sao, 60% mật ong, 40% nước bây giờ vẫn được
coi là thật, là tự nhiên.
Mình
“khêu gợi” đến thế mà hai đứa vẫn chưa cho ý kiến. Khi trò chuyện với chú Chín
Quang, chú bảo: U Minh Hạ có đường ra vô thuận tiện nên người dân khai thác ong
thường lắm, nên giờ cũng hiếm. Phía U Minh Thượng không có lối ra vô thì may
còn kèo ong lớn.
Cứ tưởng mật ong nguyên chất định
cho mỗi người mấy lít, nhưng nghe chú Chín Quang nói thế đành để dùng vậy. Hi hi !
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ