Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Truyện cổ tích hay há miệng chờ sung ?

Truyện cổ tích rất thú vị! Các mẹ, các bố nên đọc cho con nghe những lúc rảnh rỗi. Không biết hát ru thì phải đọc 1-2 truyện để con bước vào giấc ngủ trong sự tưởng tượng vô bờ bến.  Sau đó bố mẹ làm gì thì hãy làm.
Nếu chọn được những câu chuyện hay để đọc, chắc chắn sau này con sẽ sống nhân văn và lương thiện - những thứ đang dần trở nên xa xỉ trong xã hội hôm nay.
Và quan trọng hơn nữa là nó nuôi dưỡng trí tưởng tượng cho bé.
J.K jowling là tác giả của tập truyện nổi tiếng Harry Poter. Ở tuổi 25, J. K. Jowling gần như trắng tay: hôn nhân tan vỡ, công việc và tài sản không có. Bà thậm chí đã định tìm đến cái chết để giải thoát.
Nhưng may mắn thay, Jowling có một trí tưởng tượng tuyệt vời. Với chiếc máy chữ và ý tưởng về cậu bé phù thủy Harry, nữ văn sĩ quyết tâm xây dựng lại cuộc đời mình.
Cứ thế, hàng trăm triệu ấn bản của bảy tập truyện đến tay người đọc khắp thế giới, giúp bà mẹ đơn thân đổi đời thành tỷ phú.
Chia sẻ với sinh viên đại học Harvard năm 2008, J.K Jowling nói: “Trí tưởng tượng không chỉ là khả năng con người hình dung ra những điều không có thật, nó còn là nguồn mạch của tất cả phát minh và sáng tạo”.
Còn Einstein thì khẳng định "Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức".
Tuy nhiên mình vẫn cứ băn khoăn là nhiều truyện có cùng mô-típ: Một đứa bé nghèo khó, bất hạnh, bị hắt hủi, bị bỏ rơi..., gặp lúc đường cùng thì thường ngồi khóc tỉ tê, than thân trách phận..., tới đoạn tuyệt vọng bao giờ cũng đột ngột xuất hiện một ông bụt hoặc một nàng tiên hiện ra hỏi "vì sao con khóc" rồi ban cho vài điều ước hay vẽ đường chỉ lối để thoát khỏi nguy nan...
Đành rằng ý đồ tác giả là "ở hiền gặp lành", nhưng nếu con cháu các bác hỏi:
- Bố/mẹ ơi, sao bạn ấy không nỗ lực làm một việc gì đó để thoát khỏi hoàn cảnh?
- Ngày mai, con không lau nhà, cứ ngồi ở bậc cầu thang gào khóc bụt có hiện lên giúp con lau nhà không?
Các bác trả lời sao ạ? Giúp em với!


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ