Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

CÂU "ĐẮT XẮT RA MIẾNG" LÀ CỦA AI?


Chúng ta hay lấy “cái tốt” của một sản phẩm ra để quy định việc đắt hay rẻ. Tốt thì đắt mà dở thì rẻ. Tức là chất lượng sản phẩm quyết định giá cả.
Nói như thế thì khái niệm đắt – rẻ mới xét ở bình diện nội tại của sản phẩm. Trong xu thế toàn cầu, trong sân chơi toàn cầu, trên tinh thần có trách nhiệm và nhân văn, hướng tới bền vững, thì quan niệm đắt rẻ như vậy chưa đầy đủ.
Ở những nước văn minh, sản phẩm được làm ra phải có trách nhiệm với cộng đồng, không chỉ ở địa hạt một nước mà trên phạm vi toàn cầu.
Một khách sạn được cấp chứng chỉ 5 sao không chỉ vì nó đẹp, hoành tráng, phục vụ chuẩn mực, có hồ bơi, trang thiết bị cao cấp… mà bé tí ti như nguồn nước thải còn bị soi xem được xử lý như thế nào, sau khi xử lý có quay lại phục vụ các nhu cầu khác ở chính khách sạn của mình không.
Một sản phẩm nếu gia công ở một quốc gia văn minh, dân chủ, luật lệ nghiêm khắc thì nhà máy gia công sản phẩm đó phải thực hiện đúng luật lao động, trả lương công nhân hợp lý (không được bóc lột), an toàn lao động là yếu tố hàng đầu…Vâng, tức là vì con người.
Còn vì cộng đồng ở chỗ này: Khuyến khích sản phẩm được làm từ nguyên liệu tái chế, thân thiện với môi trường, trong quá trình gia công chế tạo không gây ô nhiễm…
Đương nhiên nhà sản xuất sẽ tính tất cả những công việc nói trên vào giá thành (chứ không chỉ căn cứ thuần tuý vào chất lượng của riêng sản phẩm ấy). Vì thế "ở bển" có bị gọi là mua "đắt", nhưng là hàng chất, và hơn cả là mỗi người đều phơi phới vui tươi vì đã chung tay giúp cộng đồng, giúp hành tinh này xanh hơn.
Từ đó mình thấy nguồn gốc xuất xứ câu “đắt xắt ra miếng” hình như của tụi tư bổn giãy chết thì phải?

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ