Chơi với Tàu toàn thua thiệt ?
Mình không am tường về thương mại nhưng thấy chơi với ông Tàu dân ta thường thua thiệt.
Cái sự thua thiệt một phần cũng
tại mình lệ thuộc quá nhiều vào họ. Mỗi bận, vì một lý do nào đó, họ chậm hoặc
không nhập hàng hóa của mình, gây cảnh ùn ứ ở cửa khẩu, là lần đó dân ta lo sốt
vó.
Rồi thi thoảng lại có đợt thương
lái Tàu vào nước ta thu mua đủ thứ quỷ quái như đỉa, rễ cây, móng trâu móng
bò… làm cho dân tình và cả chính quyền hoang mang, lo lắng, chẳng hiểu “ông
bạn 4 tốt” đang âm mưu gì. Đã có thời điểm họ vào sát quân cảng Cam Ranh nuôi
cá?!
Nói chung là trong tất cả các
trường hợp, chúng ta đều ở thế thụ động, đối phó.
Xin kể một lĩnh vực mắt thấy tai
nghe, đó là buôn bán đồ gỗ kiểu cổ. Nhà mình không xa các làng nghề gỗ mỹ nghệ
thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh; đồng thời có nhiều bạn bè làm
nghề này nên biết rất rõ.
Thực tế lượng gỗ chế biến
thành đồ nội thất phục vụ người dân trong nước chỉ bằng cái móng tay so với số
hàng hóa được (bị) thương lái TQ mua đem về bên kia biên giới. Thương lái của
họ sang VN, thuê nhà ở Từ Sơn - Bắc Ninh, ở đó hàng tháng, thậm chí cả năm để hàng ngày tỏa vào các ngõ ngách làng nghề quanh Đồng Kị thu mua, đặt đóng các sản phẩm
gỗ. Họ sẵn sàng trả giá cao, thậm chí cực cao, thanh toán sòng phẳng để hút hàng với số lượng đa dạng.
Đó là lý do tại sao có thời điểm
gỗ trắc, gỗ sưa, gỗ hương… vụt lên giá kỷ lục rồi lại rớt giá thảm hại. Đã có
một số người Việt, vì ham làm ăn lớn, vay tiền, gom hàng, rồi phải nhảy lầu tự
tử vì vỡ nợ bởi lúc đó TQ đột ngột dừng mua. Giá cả lên xuống theo hình sin như
thế khiến bao người Việt khuynh gia bại sản, thậm chí phải tìm đến cái chết.
Hồi đầu mấy ông thợ nhà ta cũng
ma lanh, thấy TQ mua ào ào nên trà trộn các loại gỗ phẩm cấp kém, mộng không đúng
quy chuẩn. Thương lái TQ phát hiện ra nên các chuyến hàng sau họ không yêu cầu hoàn thiện thành phẩm mà phải tháo rới từng bộ phận ra, lên tới biên
giới mới ghép lại. Thế là mấy ông láu cá nhà ta hết vị.
Nhìn những bộ đồ nội thất gỗ quý
đóng bao tải ùn ùn chở lên biên giới mà buồn. Họ mua của ta với giá rẻ mạt, sau
đó về gia công lại rồi bán với giá gấp hàng chục lần. Như vậy họ coi lao động
của ta chỉ là lao động thô, ở dạng sơ chế; điểm nữa, khi gỗ dưới dạng thành
phẩm, họ ung dung đưa một nguồn tài nguyên quý của ta và của Lào qua cửa khẩu
về nước.
Vẫn biết họ tạo đầu ra cho sản
phẩm, cho người làng nghề có thêm việc, nhưng nhìn ở một góc khác, rõ ràng đấy là nguyên nhân sâu sa
cho những cánh rừng VN nghèo kiệt xác xơ, những vụ hành hung kiểm lâm, lũ ống
lũ quét, muông thú ít dần, thời tiết thay đổi ngày càng khó lường.
Mấy bữa nay trên TV loan tin kiểm lâm bắt được nhiều vụ vận chuyển gỗ trắc dây. Phóng viên và kiểm lâm cứ ngơ ngác tuyên bố là "không biết TQ thu mua làm gì". Trước hết là để làm đồ mỹ nghệ. Lõi trắc dây bé nhưng đây là loại gỗ cực quý. Với bàn tay khéo léo của người VN, rồi thợ lành nghề TQ gia công lại, họ bán với giá trên trời. Còn sau đó có âm mưu gì không thì các bác tự trả lời.
Mấy bữa nay trên TV loan tin kiểm lâm bắt được nhiều vụ vận chuyển gỗ trắc dây. Phóng viên và kiểm lâm cứ ngơ ngác tuyên bố là "không biết TQ thu mua làm gì". Trước hết là để làm đồ mỹ nghệ. Lõi trắc dây bé nhưng đây là loại gỗ cực quý. Với bàn tay khéo léo của người VN, rồi thợ lành nghề TQ gia công lại, họ bán với giá trên trời. Còn sau đó có âm mưu gì không thì các bác tự trả lời.
Thế nên mình nghĩ ngộ nhỡ nay mai mà sinh chuyện với ông hàng xóm giảo hoạt này thì chắc chắn kinh tế VN sẽ bị ảnh hưởng. Khó khăn ban đầu là tất yếu, nhưng nhân cơ hội này mà cạch mặt ra có khi lại hay.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ