Giáo dục á? Không dễ đâu!
Sự việc ông tư lệnh ngành GD “chạy làng” khỏi cuộc họp của Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội (25/4) sau khi thông báo xin rút nội dung thảo luận về đổi mới chương trình, sách giáo khoa khiến mọi người lo ngại tính khả thi và chất lượng của cuộc cải cách lần này.
Không phải là người trong ngành
GD, cũng không có kiến thức chuyên sâu lĩnh vực này nên tôi không dám phán bừa,
chỉ nói những điều mình biết.
Cuộc cải cách trước (2000) đã có
cả tá hội thảo bàn về đổi mới đào tạo sư phạm trước hay chương trình, SGK
trước; rồi vai trò người THẦY là QUYẾT ĐỊNH
hay THEN CHỐT…
Trước, trong và sau các cuộc cải
cách, Bộ GD-ĐT cũng cử nhiều đoàn đi học tập nước ngoài. Họ không phải là không
trả lời được câu hỏi vì sao GD một số nước lại tốt thế. Họ biết cả đấy! Nhưng
cho dù có bê cả cái hệ thống GD tiến bộ ấy đặt vào nước ta (với cơ chế này, với
những người thầy và cán bộ quản lý GD như thế này) thì chưa chắc đã thành công.
Chẳng khác nào mua một hai danh thủ như Messi về đá cho Đội tuyển bóng đá VN.
Một thầy giáo dạy toán, ở một
trường THCS quận Long Biên- Hà Nội, nói rằng, muốn vào biên chế (GV chính thức)
thì phải có 400 triệu. Thử tính xem thầy cô đó, với mức lương mới vào ngành khoảng 3 triệu/tháng thì bao
giờ trả nổi 400 triệu?
GV, cho dù có được học hành tử
tế, nhưng lại bị đủ thứ ràng buộc như học sinh đông, chạy theo phong trào thi
đua, tuân thủ sự cứng nhắc trong hoạt động dạy và học của cơ quan quản lý, “ứng
xử” với cấp trên… Bản thân cũng phải dạy thêm, phải làm đủ chiêu trò để sống,
để trả nợ, thì nói tới chuyện dạy chữ, dạy người cho tốt nghe xa vời lắm!
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ