Anh Kiều chết và quyền được sống.
Từ vụ việc anh Ngô Thanh Kiều chết ở đồn công an mà tòa án (Tuy Hòa – Phú Yên) vừa xử xong, một số người bàn tới hành vi độc ác. Có ý kiến bảo rằng cái ác xuất hiện đôi khi do tình huống và môi trường. Một người thiện, nhưng vào một thời điểm nào đó, có thể xuất hiện những hành vi ác, do tình huống và môi trường tạo nên.
Cái này để các nhà tâm lý, tội
phạm học phân tích. Mình thì nghĩ đơn giản thế này thôi. Nếu quả thực có việc
dùng nhục hình đánh chết anh Kiều thì một phần cũng xuất phát từ việc công an muốn có
kết quả phá án một cách chóng vánh. Cũng là bệnh chạy theo thành tích?
Là công an ở địa phương, (cứ cho
là) họ nắm rõ nhân thân của anh Kiều. Và trong suy nghĩ của họ, tới 99% anh
Kiều là thủ phạm, chỉ có điều anh chưa chịu nhận. Thay vì dùng các biện pháp
nghiệp vụ thì họ lại dùng vũ lực bất chấp đạo
đức, đạo lý.
Dĩ nhiên khi nói đến hai chữ đạo
đức thì cũng cần phân tích cặn kẽ. Những người xử lý vụ anh Kiều có thể
lý giải đạo đức theo chủ nghĩa kết quả. Nôm na có nghĩa là chấp nhận "hy sinh" 1 để "cứu" 10. Đạo đức theo chủ nghĩa kết quả tức là lấy lợi ích và kết quả phục vụ số đông. Số đông= đảm bảo an ninh trật tự cộng đồng, và việc tra tấn một người= để bảo vệ số đông kia?!
Lượng hóa kết quả để xem xét tính
có ích, có lợi cho số đông, lấy đó làm cơ sở để đưa ra hành động đôi khi thật điên rồ! Đó là căn
nguyên dẫn đến những cái chết như trường hợp anh Kiều. Có nhiều ví dụ sinh động cho quan
điểm vị lợi này. Chẳng hạn như bắt được 1 nghi phạm đặt bom trên máy bay. Tra tấn
để buộc nghi phạm ấy phải khai bom đặt ở chuyến bay nào. Tức là chấp nhận tra tấn
một người để cứu hàng trăm người. Rất có thể kẻ bị tra tấn kia cũng vô
tội (vì là nghi phạm). Nhưng họ sẵn sàng đặt lên bàn cân (một người và hàng trăm người) để lý
giải cho hành động tra tấn.
Thuyết vị lợi (có từ thế kỷ 18, tuyệt đối hóa lợi ích, niềm hạnh phúc và kết quả của số đông) không dễ gì phản bác. Và nó rất dễ bị lợi dụng, bị đưa ra làm bình phong để ngụy trang cho hành vi tước đoạt quyền sống của một cá nhân nào đó nhưng lại nhân danh vì quyền lợi số đông?! Có lẽ chính vì thế mà hiến pháp của các quốc
gia văn minh đã đưa quyền sống của con người lên hàng đầu tiên, để khẳng định rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được xâm phạm quyền sống của con người. Nó phải được tôn trọng tuyệt đối.
Con người (vô tội) có quyền sống, được thể hiện trong hiến
pháp. Như vậy quyền sống là bao trùm, cơ bản, gốc rễ; là thiêng liêng, không một triết thuyết nào, một quan
điểm nào được phép rũ bỏ hoặc vượt lên trên. Đấy cũng là cái căn cốt, nền tảng của một
xã hội văn minh, dân chủ và minh bạch ./.
1 Nhận xét:
Xác đáng anh Phong ơi. Và có một điều nữa mà em cứ phân vân maci; đó là dường như mấy anh công an này (cũng như ở một số việc tương tự xảy ra gần đây) đã tự cho mình - mặc nhiên mình (như) là pháp luật. Họ nghĩ mình đại diện nên đánh đồng hành vi của mình là bảo vệ PL. Chua xót là khi PL ấy bắt đầu tư lợi, PL thiếu văn hóa và giáo dục...
Một cộng đồng lành mạnh không được có sự ngộ nhận đó anh nhỉ? Suy nghĩ của em thôi. Em cảm ơn anh :D
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ