Cận cảnh lò thiêu xác trong chùa Khmer.
Người Khmer theo Phật giáo Nam tông (Phật giáo tiểu thừa) nên mọi nghi thức lễ hội, đón mừng năm mới diễn ra ở chùa và mang đậm màu sắc lễ hội phật giáo. Ngôi chùa của người Khmer là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hoá, tinh thần của cộng đồng. Chùa được xây dựng bề thế trang nghiêm, chạm khắc rất tinh tế, công phu với mái cong, nóc nhọn, tháp cao vút, nằm giữa khuôn viên rộng để bà con đến làm lễ, vui chơi. Và khi qua thế giới bên kia, người Khmer cũng thục hiện các công việc cuối cùng tại chùa.
Màu vàng, đỏ, hồng là màu chủ đạo trong chùa Khmer. Đây là ngôi chùa Xiêm Cán ở Bạc Liêu. Bạn Thái Minh Lộc ở cơ quan mình trước tu ở đây, tí thì lên sư Cả, nhưng vì yêu Đài quá nên chưa thể thoát tục.
Chùa Xiêm Cán- Bạc Liêu.
Bạn Thái Minh Lộc đứng thứ 5 từ phải sang
Thấy bảo chùa này to và đẹp nhất ĐBSCL. Tuy nhiên điều mình quan tâm hơn cả là hai cái lò thiêu xác được đặt ngay trong khuôn viên chùa.
Lò thiêu xác.
Mình nghĩ đây là mô hình mà nhiều nơi cần học tập. Lò thiêu bằng củi, rất vệ sinh. Cũng nói thêm rằng các đám hiếu ở khu vực miền Tây (của cả 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer) đều không quá u ám, não nề, buồn thảm như ở miền Bắc. Có người bảo đám ma trong này không khóc. Mình thì chưa thấy nhưng cứ kêu khóc thảm thiết quá cũng chẳng giải quyết cái gì.
Trở lại với cái lò thiêu. Thiêu xác sau khi mất là văn minh nhất. Với cách thiết kế như của chùa Khmer thì đâu có nhiều tiền?
Lò mới toe
Cái lò đôi này mới tinh chưa sử dụng. Hai cửa thông nhau. Toàn bộ phía dưới chất củi. Trên có cái gờ để đặt quan tài. Mình hỏi Thái Minh Lộc liệu bấy nhiêu củi có đủ nhiệt để cháy hết không. "Sư" Lộc nói cháy hết, chỉ cần củi chắc như gốc nhãn, gốc tre là OK, kinh nghiệm ngàn đời của người Khmer rồi.
Mọi người cứ nói khu vực này tử khí, âm khí này nọ mình thấy như cái bếp, có gì đâu. Xung quanh các em nhỏ và sư vẫn vui đùa...
Cái này lò đơn, cũ, ngay cạnh cái mới xây. Chắc chạy quá công suất nên phải xây thêm cái mới. Mô hình và cả thiết kế này nữa các địa phương nên học tập.
Nếu như tháp (mộ) trong chùa miền Bắc chỉ dành cho các nhà sư trụ trì thì chùa Khmer "phục vụ" cho cả cộng đồng. Những ngôi tháp rực rỡ này của dân quanh vùng. Bởi vì chùa Khmer rất hiếm khi có vị sư nào tu cả đời trong chùa. Tu hành với người Khmer như một nghĩa vụ, hết nghĩa vụ lại hoàn tục. Bởi thế mới nói dân tộc và tôn giáo trong cộng đồng người Khmer hòa quyện, gắn chặt với nhau.
Tháp-mộ
Đây thực chất là các mộ phần nhưng ở trong khuôn viên chùa nên thấy rất gần gũi, ấm áp, không có vẻ hoang lạnh, cô tịch và âm u kiểu nghĩa địa. Gia đình nào có mộ phần người thân ở đây cũng sẽ thấy âm dương đỡ cách trở và ấm cúng hơn. Tất nhiên muốn làm được vậy thì phải có mô hình "Đài hóa thân hoàn vũ" rất gọn nhẹ và kinh tế kia mới đảm bảo vệ sinh.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ