Lễ lạt đầu năm: Một góc nhìn.
Về quê vợ ở Thái Bình phải đi qua Đền Trần nhưng mình chưa có dịp ghé thăm. Chỉ biết rằng mỗi khi đúng hội thì đền này như một cái chợ.
Đền Trần- Nam Định
Lạ ở chỗ là chính quyền
ráo riết việc này lắm nhưng chẳng ăn thua gì, lễ phát ấn ngày càng đông.
Chả nhớ ông nào (Lê-Nin hay Các-Mác)
nói đại ý chừng nào khoa học còn chưa lý giải nổi những hiện tượng sự vật kỳ bí
thì khi đó còn mê tín, dị đoan; còn tôn giáo.
Khoa học kỹ thuật đã tiến những
bước dài, thế mà…
Thời ông Lênin vấn đề giai cấp
ghê gớm lắm nên ông khẳng định: “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc
đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào cuộc đời tốt đẹp ở thế
giới bên kia”. Riêng cái này ông Lý -Ninh nói đúng quá. Người dân thấp
cổ bé họng, dù mang danh ông chủ bà chủ có nhan nhản “đầy tớ, công
bộc” ở bên, nhưng đụng việc vẫn phải kêu trời.
Chùa chiền lễ hội cũng đầy người
mũ cao áo dài chứ đâu chỉ kẻ đầu đen, đâu chỉ nhà buôn cầu mong cho các phi vụ làm
ăn trót lọt.
Các vị đạo cao đức trọng ấy bảo "tôn giáo là nhân cách hoá giới tự nhiên, là “đánh mất bản chất người”, khoác cho thần thánh những sức mạnh siêu nhiên để rồi từ đó con người có chỗ dựa, được chở che, an
ủi, dù đó chỉ là chỗ dựa hư ảo”. Chí lý! Thế mà vẫn đến ầm ầm.
Chùa Phúc Kiến- Hà Nội
Tham dự lễ hội là quyền của mọi người, là sinh hoạt văn hóa lành
mạnh, nhưng lạm dụng nó, biến nó thành công cụ và sử dụng nó vào mục đích này
mục đích kia thì thật không hiểu.
Thằng bạn mình “mất dạy”, bảo rằng các cụ chăm dâng hương cúng tế là vì ngỡ ngàng không hiểu sao mình lại được ngồi vào vị trí quyền lực (và quyền lợi) đến vậy nên phải đi lễ tạ. Kẻ chưa có chức thì mong chức (xin ấn); người đương chức thì cầu cho trong ấm ngoài êm, “bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng” nên cũng phải nhờ vào thần phật.
Thằng bạn mình “mất dạy”, bảo rằng các cụ chăm dâng hương cúng tế là vì ngỡ ngàng không hiểu sao mình lại được ngồi vào vị trí quyền lực (và quyền lợi) đến vậy nên phải đi lễ tạ. Kẻ chưa có chức thì mong chức (xin ấn); người đương chức thì cầu cho trong ấm ngoài êm, “bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng” nên cũng phải nhờ vào thần phật.
Thằng này không khéo lại "tự diễn biến" nên mình không tin. Mình chỉ tin các bậc tiền bối, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác
thôi. Họ bảo “Mọi hiện tượng trong đời sống tinh thần, xét đến cùng, đều có
nguồn gốc từ đời sống vật chất”. Vì thế nô nức đi lễ chùa, ở một góc nhìn khác, chưa hẳn đã là
biểu hiện của thái bình thịnh trị, của quốc thái dân an./.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ