Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Ngô Thiệu Phong nhận xét tháng 9/2011


Đừng tự cho mình cái quyền phán xét người khác, nhá, điên! Vâng, mọi người xá tội đọc vài lời của kẻ “điên”.



-Chương trình Chúng ta cùng trò chuyện của Minh Tâm phát chiều CN 4-9 . Mở ra nghe được mỗi cái phát biểu cuối (hay khách mời ?): Dài, tiếng động xấu ơi là xấu, như là thu ở phân xưởng sản xuất. Nếu đúng là khách mời thì phải trảm ngay.

-Lại tai nhắm tai mở nghe Con đường tri thức của Hằng ( 3 hay 4/9?). Câu hỏi đầu tiên( nói về giá trị của biển …) và câu trả lời của khách mời chẳng ăn nhập gì với nhau, ông nói gà bà nói vịt.

Thực ra thì chính trị gia ( và một số đối tượng khác ) họ cần phải học bài “ông nói gà bà nói vịt” ấy để tránh những câu hỏi nhạy cảm. Tuy nhiên chương trình thuần túy phổ biến kiến thức này thì nhạy cảm cái giề. Vì thế: 1/cấy câu hỏi, 2/ biên tập sót.


-Chương trình NCT của Hà già ngày 3/9. Đây là ngày công bố cái chết của ông Cụ. Thế mà chương trình có hai phần, một, nói về 2/9 qua trí nhớ của NCT; hai, nói về cụ Giáp tròn 100.

Ngày ông cụ ra đi mà chẳng thấy đả động chi lại đi tung hô người còn sống. Lỗi này ngày trước thì án treo suốt đời em nhá. Mỗ đây cũng toi vì đồng ý về mặt chủ trương cho Hà già làm thế, nhưng khốn, mỗ không duyệt. Mỗ mà duyệt thì CT này không đi được đâu. NCT nói về ông Cụ thì có mà đẫm lệ yêu thương, tràn đầy thành kính, thiếu gì mà không tương vào cho nó đúng tác phong hiếu hỉ. Các em còn vụng lắm! Đủ cả rau dưa thịt cá mà không làm mâm cơm cúng cụ cho nên hồn, chán.

Ối, ối… hóa ra CT này mình duyệt. Mỗ tự đấm ngực 3 cái, khóc 3 tiếng, cười 3 tiếng, ngửa mặt lên trời mà rằng, ở đời đừng nói phét, nhá. Cái CT trên giấy lúc đọc với khi phát trên sóng khác nhau một trời một vực.

-Đầu thế kỷ XXI rồi mà vẫn còn phổ thông cái kết kiểu “hy vọng rằng…”, “chúng tôi hy vọng rằng”.

Đang phóng sự phóng seo rất oách bỗng dưng tác giả đùng đùng nhảy vào ngồi chồm hổm ở cuối bài và ị ra đấy một đống “hy vọng”, điên.

Đấy là cái kết hụt hơi, kết tắc tị, kết làm… chết cả bài. Báo cáo, thuyết giảng, diễn văn…nói vậy viết vậy tạm chấp nhận, nhưng viết báo thì nên thận trọng.

Nói thì dài, kính các cụ đọc thêm thằng Thời báo kinh tế Sài gòn, RFI, BBC…, bổ ích lắm, còn hơn đi học bằng 2 báo chí ban đêm. Mỗ đi học đi thi hộ vợ mỗ rồi, mỗ biết, he he.

-Chương trình ĐGĐ của bà chị Thu Thùy sáng 15/9. Kết phóng sự có câu đại ý, người Thái giữ được nghề dệt thổ cẩm tức là giữ được truyền thống, bản sắc dân tộc. Nói thế không sai nhưng chưa đầy đủ. Hóa ra bản sắc truyền thống của người Thái có mỗi thổ cẩm? Bắt giò bà chị nhé, chắc bí rị trong khi lại muốn dzọt dzề dzới anh Sình nên phang đại vào chứ gì?

Ông em Khắc Hiếu trong CT NCT 15/9 có hai cái kết trong bài thì kết nào cũng: chia tay tôi ông tâm sự / ông chia sẻ …Bí quá đành phải lôi nhân vật vào thay mặt mình nói lời kết, đúng không ?

-Chương trình của Thu Phương chiều tối 7/9 phỏng vấn một chị nào đó về thiết kế công viên. Phương nói nhanh quá, hỏi nhanh quá, làm gì cũng nhanh. Nếu hỏi chầm chậm một chút thì sẽ thấy từ tốn, đĩnh đạc, tự tin hơn. Người nghe có cảm tưởng Phương hỏi xong là ù té gặp Wiliam Cường để xả… stress. Nói thế thôi chứ Phương là một trong số ít phóng viên trẻ biết chủ động quay cái micro vào mồm mình mà không chăm chắm dí vào miệng người phỏng vấn, do đó PV của Phương tự nhiên. Cuộc PV với Vân Thiêng trong CT CCNT tối 14-9 là một ví dụ. PV dài chừng 5-6 phút, nhưng nghe vẫn OK. Đây là một minh chứng cho thấy dài ngắn không quan trọng, vấn đề là nội dung, chất lượng… thế nào mà thôi. He he, có đúng không chị em? Dài ngắn không quan trọng, nhá !

-Chương trình VH của Hoa về làng nghề gốm tồi 7/9 sau phần tin cho cái nhạc chờ dài lê thê. Sao không cho quảng bá vào em. Cú này là thấy CT non nên tống nhạc vào đây. Đúng không ?

-CT GDXH Dịu sáng 7/9. Xẻo băng ghê quá, tàn bạo quá, nghe như bắn súng liên thanh, mệt.

Trong phóng sự , Em Dịu còn “băng qua vườn cà chua” để tìm đến với tiếng đài. Người nghe tưởng tượng như nàng Kiều “băng lối vườn khuya” một mình để đến với Kim Trọng, rất máu. Kiều gặp được Kim Trọng, chẳng biết có làm gì không; Dịu cũng gặp được tiếng đài và “đè” lão có đài ra phỏng vấn, tiếc nhất là chẳng thấy tiếng đài đâu, chỉ thấy tiếng hai người hổn hển. Chắc là tiếng đài nhỏ quá ? Nếu thế thì thính lực của Dịu thực phi phàm vì ở bên kia ruộng cà chua vẫn còn nghe được tiếng đài cơ mừ, he he.

Lão nông được phỏng vấn ở ruộng cà chua sướng rên, nói nhớ hết tên của hệ 2, kể cả chị Mai Chi, Mai Dung và… Mai An Tiêm. Đùa tý, cái vụ bảo biết tên người này người kia Dịu không nên nói thay bác nông dân, nhỉ. Hay ông ấy mệt quá thở không ra hơi?


- Chương trình Phụ nữ nhân dịp trung thu nói về đồ chơi dân gian. Nhiều CT khác cũng nói về đề tài này. Nhìn chung phóng viên muốn cải thiện vị thế của đồ chơi dân gian… nên nói nó hay nó đẹp nó có ích, đủ cả. Tuy nhiên, cái cần là để chính các cháu nói lên suy nghĩ thì lại chẳng thấy đâu, toàn phụ huynh và nhà báo nói. Chủ quan, duy ý chí.

-Chương trình Tạp chí du lịch chiều tối 13 có đoạn nói về bảo hiểm du lịch rất bổ ích. Đây là chương trình dàn dựng công phu. Các chương trình khác nên học tập. Tuy nhiên cũng cần cảnh giác, chớ lạm dụng. CT tối 27/9 có bài nền nhạc toàn bộ, lại hơi to át cả tiếng đọc. Nên nhớ, người nghe trên hệ thống AM tại máy thu chất lượng thấp chứ không chuẩn như tai nghe trên bàn trộn. Với bài dài, BTV có thể tách bài ra từng đoạn để nền nhạc sau đó đọc tiếp, arcording to me, it’s ok.

-Chương trình Đại gia đình của Pùa sáng 14/9. Đọc và dịch cùng một người. Nếu thiếu giọng thì đành để PTV nam dịch cho giọng nữ cũng được, nhỉ? Trước đề nghị làm cái phòng thu mini để hỗ trợ nhau đọc thì chẳng ai ủng hộ mỗ, chán!

-Văn nghệ thiếu nhi tối 15 của có câu chuyện của Vũ Hà với Thanh Hương (?) về cây trên đảo ở Trường Sa, được của nó. Trò chuyện khá tự nhiên, nhưng bàng vuông có ở nhiều đảo chứ không chỉ Trường Sa đâu em nhé. Hơn nữa, vai trò dẫn dắt của Hương trong chương trình hơi mờ. Giá như trong khâu làm kịch bản, Hà gợi ý để Hương xen thêm vào ở một vài đoạn thì hay hơn. Chẳng hạn, tại sao trên đảo có nhiều loại cây của đất liền như xoài, bưởi … Gọi thế thôi, đâu có ăn được; gọi thế để nguôi ngoai nỗi nhớ đất liền, nhớ quê hương. Cái tính chất võ đoán của tên gọi không còn võ đoán nữa. Người lính đảo muốn quê hương gần hơn, hiện hữu ngay tại cái nơi mà sự sống và cái chết chẳng thể nói trước điều gì, nơi cái riêng tư nhất như lá thư tình cũng là tài sản chung…

-CT Tạp chí du lịch sáng 16-9 có bài về món bánh xèo, OK. Ok ở cách dàn dựng. Bánh xèo là phải nghe xèo xèo mới đã, phải để người nghe ngửi thấy, nghe thấy và nếm được mới tài. Thêm tý tiếng động í ới gọi món thì sinh động hơn. Một CT phát thanh về du lịch - ẩm thực của Mỹ khi PV định viết về một món ăn, thằng Head of Dept bắt cả hội đến quán, chén; rồi mua về làm thử, chén; rồi đưa cả bếp vào Studio để… dàn dựng CT. Thế mới làm thính giả nhỏ dãi.

-CT thể thao của Tùng sáng 27 tiếng động bài bơi lội quá xấu. Sau cú này, Tùng quyết đăng ký với Hệ VOV2 làm hẳn một đề tài nghiên cứu khoa học về “hiệu ứng mặt nước và kỹ thuật ghi âm” hay “nâng cao chất lượng thu âm ở bể bơi”. Các bạn trẻ lưu ý nhá, bể bơi không gian rộng, kín, mái tôn, mặt nước dậy sóng… thì tránh xa, đừng có ghi âm.

-CT ĐGĐ của bà chị Thùy tối 27 trong bài nói về phát triển Đảng ở Mường Lát lại đọc “bản Mông”. Bản có tên hẳn hoi, nếu muốn đề cập thành phần dân tộc thì thêm chữ “người” vào. Phát thanh hướng tới văn nói, nhưng văn nói khác với khẩu ngữ.

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ