Tôi đi học làm sang
“Quen
sợ dạ lạ sợ quần áo” cho nên phải mặc sang cho chúng nó sợ. Các cụ bảo “Miệng kẻ sang có gang có thép”, vì thế muốn sang thì miệng phải có tí
“gang thép” mới được. Kể từ đó mình kì khu học mặc sang và nói giọng chảnh.
Mặc
thì cứ có tiền ra bảo tụi thời trang tư vấn kiểu gì cũng
lên chân kính. Ăn nói mới khó! Khó lắm! Lé vồ (level) của mình thì chưa có gì
ghê gớm đâu nhưng cũng có tí thâm niên để chia sẻ.
Mới
đây cơ quan mình có sếp mới, phòng làm việc ở tầng ba. Vì thế khi vào thang máy
mình sắm bộ mặt nghiêm trọng, ai hỏi lên tầng mấy thì bảo cho tôi lên tầng 3. Nếu
chẳng ai hỏi thì buông một câu bâng quơ: “Phòng anh Kỷ ở tầng 3 các em nhỉ”. Không cần nghe trả lời, mình với
tay tự tin bấm vào số 3, sau đó chỉnh lại cà vạt, chuyển tay sách cặp từ phải
sang trái (ý là để tí tiện bắt tay VIP).
Cho
dù mỗi sáng họp giao ban ở tầng 4 nhưng mình cứ ra tầng 3. Bước ra tầng 3, dù phải
leo bộ lên thêm 1 tầng nữa mới đến phòng họp, mệt bỏ mẹ, nhưng cứ tưởng
tượng ra nhiều cặp mắt từ trong thang máy nhìn theo mình kinh nể, vẫn khoái! Có bữa con bé lau
chùi thang máy thấy lạ bèn hỏi. Mình cười, nói chú đi bộ tí cho khoẻ
…chưn…ưn…ưn!
Cơ
quan mình tầng B1 để xe máy xe đạp, B2 để ô tô. Lúc xuống thang máy các em thấy
mình mặc sang, mặt lại cứ vếch ngược lên giời nên rụt rè hỏi anh/chú xuống tầng
mấy. Khi đó mình khẽ khàng bảo cho chú xuống B2. Nói oai vậy thôi chứ kỳ thực
đi con dim (dream) ghẻ đời đầu bô thủng lỗ chỗ, kêu bòng bọc inh ỏi, khói mù; đỗ chờ
đèn xanh phải tắt máy không sợ người đi đường xúm vào oánh.
Đấy
là tháng trước, còn tháng này đã lên đời con Airblade đỏ choét, có
chức năng “chìa khoá tìm xe”. Hễ xuống
nhà xe mà thấy có bóng người là mình ngó ngược ngó xuôi. Kể cả khi đứng ngay cạnh xe
mình cũng phải vờ ngó lơ rồi rút chìa ra bấm một nhát cho còi kêu tít tít, đèn
chớp chớp sáng loè. Ai nhìn mình ngưỡng mộ thì thôi, còn người nào đọc được vị, bắt được bài, hay khó hiểu..., thì mình
vỗ trán rồi lắc đầu cười nhạt vẻ không bằng lòng với trí nhớ của bản thân.
Cụm từ
phổ thông nhất mà mình hay lắp ghép vào đầu mỗi câu là “Nếu ai đã từng nghiên cứu”.
Khi bàn về bầu cử thì mình sẽ bắt đầu bằng câu: Nếu ai đã từng nghiên cứu về bầu
cử ở Mỹ thì sẽ thấy… Khi nói về vi rút Zika thì: Nếu ai đã từng nghiên cứu về Zika thì sẽ thấy… Có hôm mấy đứa bảo hình như
sếp bị ỉa chảy, thấy mệt lắm! Mình quen miệng hắng giọng, nghiêm mặt: Nếu
ai đã từng nghiên cứu về ỉa chảy thì sẽ thấy… Chắc mình nói hay quá nên cả lũ
cười ầm?!
Phải
nhớ cho bằng được một vài cái “tên lãnh tụ” để chêm vào khi trò chuyện. Ví dụ
như “Freud nói thế này, Goethe nói thế kia”, hoặc khiêm tốn hơn thì: Anh Kỷ nói rằng…,
anh Hùng nói là… Với người chưa quen, để chứng tỏ mối quan hệ rộng thì mình thường
lôi ra vài cái tên VIP, tên lãnh tụ. Đại loại hồi đó tôi chơi thân với anh Tuấn…,
học cùng anh Vũ Hải…, biết sơ về anh Đam… Nếu kẻ trò chuyện với mình không thèm
nể sợ thì cũng không sao, coi như một cách gợi chuyện.
Để
thể hiện tầm nhìn thì khi tham gia tranh luận về một vấn đề gì đó, giả dụ giáo
dục, mình đợi tất cả im lặng sau đó mới thủng thẳng: “Hồi tôi sang Thuỵ Điển thấy
giáo dục bên đó hay lắm!”, “Hồi tôi sang Phần Lan thấy giáo dục của họ hơi
khác!”. Cả lũ nghe vậy đều mắt trợn mồm há, nuốt từng lời.
Để
tăng độ tin cậy và sức nặng cho bản thân thì trên bàn làm việc mình luôn gia cố
thêm mấy bộ sách hàn lâm kinh viện hoặc hot hot tí. Như hồi Mạc Ngôn đang ồn ào
thì mình để Cây tỏi nổi giận; còn hiện nay mình đặt War's
Unwomanly Face, Voices
of Utopia, tuyển tập của nữ văn sỹ Belarus, Svetlana Alexevich vừa đoạt Noble văn chương 2015.
Hôm
có thằng mất dạy vào phòng nhìn chằm chằm quyển sách, hỏi anh đọc nguyên bản tiếng
Anh à? Mình nói không, anh học tiếng Pháp. Mấy hôm sau nó xuống hỏi anh biết tiếng
Pháp phải không? Mình bảo hồi xưa học mỗi tiếng Trung. Tuần sau nó đem viên an
cung ngưu hoàng hoàn của Tàu xuống hỏi cách uống. Mình nắn nắn viên thuốc lắc đầu
bảo anh thạo mỗi tiếng… Lào. Nghe xong nó đếch nói gì, mủm mỉm cười rồi ngoảy đít quay ra.
Thằng
mất dạy!
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ