Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

VĂN HOÁ KẾ THỪA


Đọc đâu đó thấy có nhà nghiên cứu bẩu xứ Việt ta không có văn hoá kế thừa, triều đại sau hễ lên là tung hê triều đại trước; ông sau lên "đá" ông vừa về vườn.
Nhận định này đúng hay sai, đúng nhiều hay đúng ít các CỤ xem lịch sử hùng tráng nhưng cũng không ít bi thương, chua xót ở xứ này.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho cái văn hoá kế thừa mất dạng, nhưng cái tệ nhất là (vì một lý do nào đó, chủ quan cũng như khách quan), người ta chưa được (và chưa dám) "mở miệng" (chữ của cụ Hồ).
Ai là người lên thay? Ai là người kế nghiệp? Chẳng phải quần thần, đệ tử và viên chức dưới quyền? Chính họ là những người đập phá không thương tiếc di sản mà lãnh tụ cùng với họ mới gầy dựng trước đó không lâu.
Có thực trạng trớ trêu trên là vì khi minh chủ của họ dựng lên cái di sản đó thì dù sai họ cũng không dám lên tiếng. Đến khi nắm "vận nước" trong tay thì họ phế.
Cái tư duy duy tình, không dám phản biện một cách quyết liệt trước một sự việc gây bất bình đã có từ lâu lắm rồi, từ thời ông Trần Quốc Toản cơ!
Mọi người cứ tán ông này lên mây, mình thấy thường. Ờ thì yêu nước đấy! Nhưng hành vi bóp nát quả cam (vì không được dự Hội nghị Bình Than) là minh chứng hùng hồn nhất, thể hiện rõ nhất sự bất lực, sự bế tắc, phẫn uất cùng đường.
Giá như ông vẫn lọt vào được hội nghị, thuyết phục được vua quan nhà Trần thì mới ngon chớ! 1285 - ba năm sau khi bóp nát quả cam thì ông mất, mới 18 tuổi.
Gần đây có ông Nguyễn Trường Tộ, nhà canh tân thời Tự Đức, yêu nước hết lòng nhưng cũng chỉ dừng lại ở những bản sớ dâng lên một cách vô vọng trong những buổi chầu.
Còn thời nay ra răng?
Thôi các CỤ biên tiếp đi! Em...em...bóp nát quả cam...canh đây!

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ