"Luận" về nhân tài đây!
Trên
báo Dân trí thầy Lê Tuấn Hoa (Viện nghiên cứu cao cấp về toán) bảo “Người tài
thường không muốn đánh bóng tên tuổi và im lìm đâu đó”. Dân trí chộp câu
này làm tít vì thầy nói quá đúng.
Thầy
nói đúng rồi nhưng cuộc sống không như toán học. Phép tính 1+1 làm ở Mỹ hay ở
Việt Nam đều bằng 2, nhưng thân phận người tài ở Việt Nam thì không giống như ở Mỹ.
Ở Việt
Nam, đặc biệt trong các cơ quan thuộc hệ thống Nhà nước, người ta có thật sự cần
người tài không hay cần người…? Cũng nên rạch ròi giữa tài về chuyên môn và tài
về quản lý cùng cơ chế đãi ngộ người giỏi chuyên môn.
“Không
biết đánh
bóng tên tuổi”, hay nói một cách nhẹ nhàng, là chưa biết tự thể hiện mình, cũng
là một thiệt thòi, thậm chí là hạn chế của người tài. Đã tài rồi thì phải biết
“khoe” cái tài của mình chứ? Chai rượu ngon mấy mà bao bì không bắt mắt chắc gì
đã quyến rũ được người tiêu dùng.
Ở Việt
Nam, có tài mấy mà không được lãnh đạo ngó ngàng cất nhắc thì còn lâu. Trước hết
là thủ trưởng trực tiếp mà không tiến cử lên cấp cao hơn thì xin lỗi, tài mấy
cũng cứ ngồi đấy. Vì thế phải chứng minh thể hiện là tài chứ nhỉ, sao lại im
lìm?
Có
người mắng, lãnh đạo phải sâu sát, phải hiểu rõ quần chúng chứ. Vâng, đúng ạ!
Nhưng ở đây quan quan liêu “hơi bị” nhiều và nhớ là đừng bao giờ đổ lỗi cho “đầy
tớ” sáng suốt. Một ngày có cả chục đứa bu quanh “đầy tớ”, cơ hội cho anh chị không
nhiều đâu! Nhớ đấy!
Tiên
trách kỷ hậu trách nhân. Người tài, theo như thầy Hoa nói, có dáng dấp bao cấp,
không phải người tài thời kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường cạnh tranh
kinh khủng! Vải thiều, thanh long… của Việt Nam có ngon mấy mà không biết quảng
bá thì còn lâu mới tiêu thụ được rộng rãi. Cứ ngồi đó đợi người ta đến rước
mình e không ổn. Thế kỷ 21 chứ đâu phải thời Gia Cát mà Tam cố thảo lư- 3 lần đến
lều tranh quỳ xuống, kính cẩn vái ba vái rồi kiệu về kinh.
Tài mà
biết “bày” cái tài ra để mặc cả với người mua thì mới OK! Đấy chính là cách mà các chuyên gia cao cấp, thợ tay nghề cao ở các nước văn minh ngã giá với ông chủ để bán chất xám. Ở mình có cơ
chế này chưa nhỉ?
Việt
Nam khác lắm! Nhưng cũng chẳng phải, đâu cũng thế thôi! Đừng bao giờ lớn tiếng chê
kẻ bất tài là…bất tài. Dường như có luật bù trừ? Họ có những cái tài mà nhiều
người không có. Ví dụ như biết xuất hiện đúng lúc, biết ăn nói, nhiều mưu mẹo, biết
chiều chuộng, có nhạy cảm chính trị, biết “đầu tư” có trọng tâm trọng điểm, biết
tập hợp lực lượng (phe cánh), biết tiến biết thoái… Cái này chẳng phải tài thì
là gì?
Ơ
kìa! Đây là những tố chất cần có của lãnh đạo đấy! Đừng cực đoạn nghĩ nó thuần
tuý tiêu cực. Làm thủ lĩnh chính trị mà không hội đủ các yếu tố ấy thì đừng
nghĩ đến thành công tuyệt đối.
Chính
vì có những tố chất khó dung hợp trong một con người như vậy nên nhiều nước có
cơ chế riêng cho người tài về chuyên môn. Họ không cần phải làm quản lý mà vẫn
sống khoẻ. Còn ở mình, nói ra rả về trọng dụng nhân tài, từ thời Thân Nhân
Trung (thế kỷ XV) tới nay nhưng vẫn chẳng đâu vào đâu. Nhiều tỉnh thành thi nhau
thảm đỏ thảm xanh mà người tài (thật) vẫn quay mặt đi cười khẩy.
Do
đó, người nào ở xứ sở của vua Hùng này còn im lìm, còn không biết tự thể hiện
mình như thầy Hoa nói thì chưa phải người tài tuyệt đối. Những tiêu chuẩn xem
ra khó dung hoà, thậm chí mâu thuẫn ấy nhưng là thực tế ở Việt Nam. Cho nên tài
ở VN khó kiếm là phải thôi. Mà đã được đóng mộc: “NGƯỜI TÀI Made in Vietnam”
thì coi như trên phân nhân tài thế giới cả cái đầu!
Thật!
Thề luôn!
Luận
lăng nhăng về nhân tài để các bác “ném đá” cho vui.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ