Chuyện ở viện 3
1.Mình ở nửa tháng trong viện, thấy
có một xã hội riêng của bệnh viện. Cũng như khi trò chuyện với mấy anh vừa ra
tù, mấy ông lơ xe ở bến, cũng thấy những nơi ấy tồn tại một xã hội riêng.
Đáng nói là những xã hội con con
ấy rất đặc thù, khác biệt với cái xã hội chúng ta đang sống. Nếu tượng hình cái xã hội chúng ta đang sống là một hình tròn to thì những xã hội con con kia như tập hợp những vòng
tròn nhỏ mà sự giao thoa rất ít với vòng tròn lớn, thậm chí nằm ngoài nhau.
Xã hội chúng ta đang sống là tập
hợp của nhiều xã hội con đặc thù với những giá trị khác biệt thì sao nhỉ?
2.Hồi còn làm phóng viên mảng y tế,
mình từng vào chính cái nơi đang nằm đây (Bệnh viên Saint Paul) để làm chuyên đề tai nạn thương
tích. Hồi đó cũng thao thao về bỏng này bỏng kia, giờ chính mình dính. Mới hay
từ lời nói -> nhận thức -> hành động là cả một quãng đường mà chẳng phải
người nào cũng tới được đích.
Ông tổ ngành y Hi-po-crat
3.Trong cuộc sống có những thứ làm
nhiều thành quen, thuần thục, trở thành kỹ năng. Thực ra những việc như thế không
đòi hỏi trình độ cao siêu nhưng nhiều khi quan trọng phết, ví như chuyện lấy
ven.
Thế quái nào bác sỹ lại xếp mình
nằm cùng buồng với 6 bệnh nhi còn ẵm ngửa. Vì thế mình là “bệnh nhi” cao tuổi
nhất, vì thế mình luôn bị bỏ quên khi thay băng.
Nhưng cũng chính vì thế mình thấy
việc lấy ven cho trẻ con cực thế nào. Có trường hợp đâm chục nhát chưa trúng,
đứa bé quằn quại, tím tái… Bố mẹ xót con, gạt y tá ra, nói thôi, lúc khác lấy.
Y tá thất bại cũng tẽn đành giới thiệu các mẹ xuống khoa nhi lấy ven. Mất 100
ngàn chọc phát ăn ngay.
Thế là được thể các mẹ khen bác sỹ
nhi hết lời, nói giỏi mới được vào khoa nhi. Chị giường bên cạnh ngỏng cổ phụ
họa, nói như đúng rồi: “Bác sỹ nhi bao giờ chả hơn bác sỹ bỏng…”
Ở cạnh mấy chị “thuần nông” này
cũng vui. Họ thấy gì, nghĩ gì nói nấy, rất bản năng, chẳng cần nghĩ ngợi nhiều,
mệt xác. Thoạt tiên hơi khó chịu, nhưng thử nghĩ xem, thiếu họ mất vui. Như
mình đây, hiểu biết bằng cái móng tay nên hễ mở miệng chỉ sợ sai, sợ nghĩ chưa
chín, chưa tới; rồi cân nhắc thiệt hơn… Ai cũng như thế thì ngồi nhìn nhau à,
chán chết. Đời được mấy nỗi.
4.Mấy chị ở quê ra phàn nàn chẳng
được trưởng khoa hỏi gì. Các chị chẳng thông cảm. Khoa cả trăm bệnh nhân thì
sao thỏa mãn được tất cả ? Với lại…
Với lại… quan tâm quá đôi khi
cũng chưa phải là hay đâu. Như mình đây, hôm cái băng ở tay tuột ra lòng thòng,
thấy chị y tá đứng ở cửa, mình giơ tay, nói chị hộ em tí. Chị y tá âu yếm nhìn bộ
mặt băng kín của mình, nói vào đây chị thay luôn cho. Thế là chị kéo tuột vào phòng thay
băng, giở tung ra, làm từ A đến Z cho dù mình mới thay băng buổi sáng. Tởn
đến già!
5.Cảm giác tù túng, bí bách; thủ tục nhiêu khê; bệnh viện thiếu tiện nghi, mất vệ
sinh… ít nhiều tác động tới quá trình lành bệnh, thậm chí khiến cho nhiều người
ngại đi viện cho dù ai cũng biết nên thăm khám định kỳ. Thế mới biết tại sao bọn
tư bản bóc lột xây bệnh viện như khách sạn trong khi “bông hoa đẹp” của XHCN
thì chỉ thuần túy coi là chỗ chữa bệnh, có đã là phúc lắm rồi.
Bây giờ chẳng thấy ai gọi bệnh viện là nhà thương nữa nhỉ.
Bây giờ chẳng thấy ai gọi bệnh viện là nhà thương nữa nhỉ.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ