Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Mưu sinh Bắc - Nam

Nếu như ngồi uống cà phê ở Hà Nội thì chúng ta luôn được mời đánh giày, còn ở trong Nam, đặc biệt miền Tây, thì luôn được mời mua vé số. Đơn giản vì người Nam ít đi giày, toàn đi xăng - đan cho mát chân, khỏi lo triều cường làm ướt... dzớ (vớ - tất). Trong khi đó, để "mua" sự hồi hộp và "nhâm nhi" cảm giác hên-xui thì người ta sẵn lòng bỏ ra thêm "một cốc cà phê" nữa cho vé số.



Già cũng chơi vé số
Từ trẻ tới già hầu hết đều có thói quen mua sổ xố. Nói không ngoa, có thể coi vé số như một thú chơi của người Nam, thậm chí có người còn bảo trong này có "văn hóa vé số".  Sổ xố góp một phần không nhỏ cho nguồn thu của tỉnh. Hơn đứt ba cái vụ lô đề.  Sổ xố bán dạo trên đường, dĩ nhiên ở miền sông nước sổ xố phải tràn xuống cả sông ngòi kinh rạch. 

Đang đuổi theo ghe để mời vé số
     

Ở miền Tây nhà thường có hai mặt tiền, một hướng ra lộ, mặt hậu hướng xuống sông. Thực ra cũng chẳng biết trước hay sau là mặt tiền vì người dân có khi chủ yếu sinh hoạt ở phía hướng ra sông. 

Tiệm ăn hướng ra sông
Ở miền Bắc dễ bị tẩu hỏa nhập ma vì các loại biển hiệu, ví dụ như thịt chó Anh Tú xịn, ông già xịn; lạc rang húng lìu bà Vân thật, bà Vân trong ngõ, bà Vân trên gác... và có cả tẩm quất thật. Vụ này mình chưa nhìn thấy ở miền Tây, để mấy bữa nữa chạy lòng vòng xem sao.  

  
Hình như ở thủ đô nên cái gì cũng "thật", "xịn", "sạch"..., thậm chí "siêu thật", "siêu sạch"? Thế nhưng không phải,  mình hỏi về cái biển hiệu tẩm quất này thì anh bạn làm văn hóa tặc lưỡi nói có gì đâu, chị chủ tên là Thật í mà. Kiểm tra rồi, họ bảo thế.         



0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ