“Đ…t mẹ, đậu má ” thế mà hay!
Xưa nay đã có cái công trình nào
nghiên cứu về nói tục chửi bậy chưa nhỉ? Lấy từ này làm từ khóa, Gúc - gồ phát thì
kết quả thật nghèo nàn. Chắc là có mà tôi chưa tìm được thôi chứ vấn đề nóng
thế sao các nhà khoa học lại vô tình bỏ qua được ?
Buồi!
Nói tục chửi thề phải chăng
nguyên nhân chỉ xuất phát từ phía người nói? Từ thực tiễn, tôi thấy nghi ngờ
điều này, bởi trước năm 1975, trẻ em miền Bắc hầu như không nói tục.
Vậy bối cảnh xã hội đã tác động
vào việc nói bậy? Chắc có! Hình như hồi học đại học, thầy bảo ngôn ngữ phản ánh
thực tại xã hội; ngôn ngữ có đời sống của nó; tách khỏi đời sống xã hội, ngôn
ngữ sẽ biến mất…
Vì thế, mình nghĩ nói tục chửi
bậy còn có nguyên nhân khách quan chứ không thuần túy tuân theo ý muốn chủ quan
của người phát ngôn. Có nghĩa là tình huống và bối cảnh buộc họ phải (hoặc cần)
nói như thế .
Ngôn ngữ có đời sống riêng, sinh
- lão - bệnh - tử như ai, nên bản thân những từ ngữ bậy bạ ấy nó phải có môi
trường dung dưỡng, tức là đời sống chấp nhận, thậm chí còn hưởng ứng với nó.
Thực tiễn đời sống hôm nay có
thỏa hiệp với nói tục chửi bậy hay không? Tôi nghĩ có. Bức xúc, oan trái nhiều
lắm! Đấy là chưa kể cuộc sống công nghiệp luôn đầy ắp áp lực.
Nước Nhật có dịch vụ đập phá. Ở
đó người ta xếp các vật dụng để ai đó muốn xả xì-trét thì vào mà thỏa sức
thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Chắc trong lúc điên tiết như thế thì phải vừa đập
vừa la hét hoặc chửi bới thì hiệu quả xả trét mới cao được.
Thói đời, đã chửi thì càng tục,
càng chua ngoa mới sướng mồm, mới hả hê.
Ví như đang tức vợ, đến cái phòng đập phá kia vung búa lên táng vào
chiếc gương mà lại nhũn nhặn thỏ thẻ rằng “anh thực sự không hài lòng với đề
nghị của em…” thì liệu có đủ lực đập nát bó hoa? Có lẽ phải thế này: Tay vung búa bổ mạnh vào gương, gầm lên: “Đ…con mẹ mày!
Cái đéo gì mày cũng đòi, bố mày in được tiền à, này thì tiền này… ày… ày …”.
He he, có thế lúc về nhà, nhìn vợ
lòng mới nhẹ nhõm và nhoẻn miệng cười
“em vừa đi làm về đấy à” như chưa hề có chuyện gì xảy ra trước đó.
Vậy nói tục chửi bậy cũng có tác
dụng đấy chứ? Lên án, tẩy chay nó liệu có phải là hành động của người có lý trí,
và quan trọng hơn là có khả thi?
Lang thang trên mạng mình thấy
một vài blog sử dụng đậm đặc từ ngữ dung tục, thậm chí tục tĩu. Nhưng thận
trọng, bình tâm mà đọc thì thấy người viết
không phải hạng người không có chữ nghĩa, trí tuệ, thậm chí nhiều vấn đề
họ có sức nghĩ, sức cảm và tính nhân văn hơn ối kẻ ra dáng đạo mạo, hễ mở miệng
là ngôn từ bóng bẩy tuôn trào.
Cuối cùng thì mình nghĩ, nói tục
chửi bậy chẳng bao giờ mất đi được đâu. Cuộc sống biết ngày nào mới hết căng
thẳng, oan trái, khổ đau? Có điều nên chọn không gian và đối tượng mà vung vít
cho thỏa mà thôi.
Mịa…, đéo biết “luận” về chửi thế
có đúng không? Hê hê he…
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ