Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Phong nhận xét tháng 3/2012

- Thể thao của Châu sáng 7/3 có bài viết về chân dung VĐV Dancesport. Châu bắt VĐV này nhảy Dancesport trên nền nhạc Ghi-ta chầm chậm, nhè nhẹ, khe khẽ nghe như “Thư gửi Ê-li-sa”. Chơi khó nhau thế !

- Diễn đàn GD 4/3 do Hà thực hiện có nội dung dạy thêm học thêm, rất thời sự vì đang có dự thảo của ngành. Tuy nhiên chủ đề này vừa khó lại vừa to. Nên chia nhỏ ra bàn thì thấu đáo hơn. Ví dụ DTHT dưới góc nhìn luật pháp, vì sao có DTHT, quản lý DTHT như thế nào… Trong khi dẫn, Hà vẫn nói DTHT là “vấn nạn” trong khi Dự thảo đã cho phép, ông Chuẩn cũng khẳng định là không cấm. Riêng với Hà, dù sao cũng có lời khen

- CT Gia đình XH của Mai Hương sáng 7/3 sau khi trò chuyện với khách mời thì kết bằng một câu nặng trịch, đại ý “gia trưởng nếu đúng đắn và hợp lý vẫn chấp nhận được”. Giật thót biết ngay mình duyệt lọt câu này rồi. Kiểm tra lại trúng phóc. Xin tự nhận khuyết điểm. Câu này Hương diễn đạt không thoát ý, thực ra muốn nói tính quyết đoán, vai trò giữ nhịp của người đàn ông trong gia đình… Nói thật, duyệt xong bài của một số bạn cứ nơm nớp lo, về nhà còn lo, ngủ cũng lo, chỉ khi nào nghe hết, thấy OK mới thở phào. Nói vậy để các bạn thông cảm cho các xếp, đau đầu phết.
- Cũng CT GĐXH nữa, chẳng có gì sai to tát nhưng buồn cười. Cười tí cho vui!
Cách đây chục năm mình nghe bài viết về ngành than của một nhà báo đàn anh. Anh viết đại loại thế này: Với đôi bàn tay thô ráp và đen đúa, chị nói: Băng. Ý nói chị công nhân đúng là người lao động trực tiếp thật, rất vất vả, đang trong hầm lò. Ra cái điều phóng viên có mặt tại hiện trường (oách xà loách), thế thôi. Câu này về ngữ pháp không sai nhưng sai về logic. Chẳng lẽ chị ấy nói bằng tay hay các cháu ở Trường Xã Đàn về Quảng Ninh tăng gia sản xuất?
GĐXH sáng 8/3 có câu tương tự: “Với giọng oang oang, chị trầm tư kể…”. Chị này chắc đang diễn hài trước mặt phóng viên? Bài này khai thác chứ phóng viên hệ ta có sáng tạo mấy cũng chẳng viết được như thế, nhỉ?

-Diễn đàn XH trực tiếp 7/3 Hương làm nói nhanh quá. Thi thoảng Hằng cũng nói nhanh. Biết tỏng vì sao các cô liến thoắng rồi. Định che giấu gốc gác của mỉnh hử, he he. Trêu đấy! Nói chậm mới khó! Anh cũng bị bệnh “nói nhanh”. Thực ra khi đó, hoặc là mình đang mất bình tĩnh, hoặc là chẳng biết gì, cứ thao thao bất tuyệt. Anh đang điều trị bệnh này bằng… điện châm.

-Du lịch ta hay nói về ta. Hôm nào để tây nói về ta xem sao.Chắc sẽ nhiều điều thú vị. Nghe nói một vài khách sạn cũng nhận xét tinh tế phết, tây ba lô, tây không ba lô, mà tây ba lô mỗi nước một khác, cũng có tây bẩn và bừa bãi lắm; tây quỵt, tây trộm có hết. Cứ hỏi phụ trách buồng và guide là ra.

-Hôm nào Văn hóa làm về “cà phê ngõ” đi! Mặt tiền giờ khó khăn nên người ta kinh doanh trong hẻm. Cà phê ngõ có phong cách riêng, thực khách riêng…, hay phết !

-Đại gia đình và Du lịch sáng 16/3 rất sinh động. Du lịch làm công phu. Giá như nhạc nền (Du lịch) nhỏ đi một chút, cho nhạc Hoa đặc trưng hơn thì hiệu quả.

-Tạp chí Văn hóa có trao đổi của Dịu với hai khách mời về nuy và nghệ thuật. Cứ nói đến nuy là mình ham, dỏng tai nghe. Hai vị khách mời nói choang choáng, sướng! Nhưng dịu nghe lại xa xôi như đang nấu cơm dưới bếp nói vọng lên nhà góp chuyện. Phòng thu chỉ có hai micro phải không? Lỗi nhất thuộc về kỹ thuật, lỗi nhì thuộc về phóng viên. Cứ mạnh dạn thò tay kéo cái cần míc (của các ổng) về phía mình em Dịu nhá, có On-air đâu mà lo.
Anh Phong ơi, anh có nghe kỹ không đấy? Có bị xao xuyến hay phân tâm không? Nhà nhiếp ảnh Chu Chí Thành đưa khái niệm rất đúng rằng: Ảnh nude là chụp vẻ đẹp cơ thể nam( hoặc nữ) nhưng không được gợi dục. Khó quá nhỉ ? Phóng sự cho mảng nói về ảnh nude cũng hay. Nhà văn trẻ Nguyễn Xuân Thuỷ nói rất mạnh về sáng tác văn học viết về sex của các cây bút trẻ, phê phán và có cảnh báo. Phóng sự cho mảng văn cũng rất cụ thể về phía tiếp nhận của người đọc. Ở mỗi mảng , khách mời nói khá kỹ về nghề, tiếp cận ở góc độ văn hóa. Nhưng ghép hai khách mời này vào chủ đề tác động của yếu tố sex vào văn hóa đại chúng, e rằng hơi gượng. Bởi lĩnh vực nhiếp ảnh có gì đó gần với điện ảnh với cảnh nóng, cảnh nude. Còn lĩnh vực sáng tác văn học thì người đọc tiếp nhận yếu tố sex qua cách tiếp cận, cách tạo nên tình huống sex đẩy nhân vật đến hoạt động tình dục, qua một chuỗi như biến cố tạo nên câu chuyện, chẳng hạn. Giá như Dịu hỏi khéo hơn, đi sâu về nghề của từng khách mời có lẽ kết quả sẽ tốt hơn. ( Viễn chia sẻ vài lời).

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ