Cấm rượu ư?
Từ thời Lưu Linh (đời Tấn) đến nay có lẽ cả ngàn chiếu chỉ cấm rượu được ban hành nhưng rồi đều như gió thoảng mây bay. Gần đây còn có cả Chỉ thị cấm rượu trong giờ làm việc còn chả ăn ai nữa là cấm bán rượu sau 22 giờ. Rồi lại như cấm hút thuốc lá nơi công cộng hay ngực lép lái xe?
Cấm bán rượu sau 22 giờ đến 6
giờ. Nghĩa là ngoài giờ đó thì “ vô tư”, là nằm “ngoài phạm vi điều chỉnh”? Uống
từ 6 giờ, đến 8 giờ liêu xiêu vào làm việc là đủ phê, đủ phiêu, đủ hưng phấn và
thăng hoa. Rồi thế nào cũng có hội trộm của Nhà nước nửa tiếng để hợp quân tại
quán lúc 16 giờ. Từ đó quất một nhát tới 22 giờ là êm, dzề là đẹp. Hoặc lì lợm hơn
thì gọi sơ cua vài thùng đặt dưới chân. Đoàn kiểm tra hỏi thì nói không, quán
bán lúc 21 giờ 59 phút.
Cả thế giới này uống rượu. Nhưng
dân ta là “tới bến” nhất, là “sương sương” nhất? Chẳng hiểu sao? Hình như rượu
giúp con người ta một chút sức mạnh để
nói ra những điều, làm những việc mà khi tỉnh táo còn do dự, cân nhắc vì không
tự tin vào trí tuệ và năng lực của mình hoặc sợ hãi một thế lực nào đó.
Nói thật, ở ta, chỗ này chỗ kia,
không biết nhậu rồi cũng biết tuốt bởi có ti tỉ chuyện chỉ có rượu là chất xúc
tác để (đủ can đảm hoặc đủ mặt dày) nói ra thành lời. Đấy là chưa kể mọi thứ
đều có thể trở thành cớ để nhậu. Sếp trên về, lính tráng ở dưới lên… đều có thể
nhậu. Sống có vay có trả, phải đá lượt đi rồi đá tiếp lượt về mới công bằng,
phe-blây chứ! Cái vòng xoay ấy cứ tít mù với nhằng nhịt các mối quan hệ, từ
công cho tới tư, từ thân cho tới sơ, mà nhiều khi oải quá, muốn trốn cũng chẳng
được.
Nhậu hăng và đều nhất chắc đám
thợ thuyền? Vui cũng uống, buồn cũng uống. Nhưng niềm vui ở đâu nhiều đến thế để
làm cớ mà nhậu mãi được? Với họ nhiều khi cuộc sống bấp bênh, cuộc đời ngang
trái, quá khứ thì xa xôi, tương lai cũng chẳng có gì để nghĩ về, cũng là cái cớ
để đến với rượu.
Hạn chế bán rượu cũng là cách
hay, nhưng hay nhất, bền nhất vẫn là làm thế nào để người ta đừng bước chân vào
quán nhậu; đừng coi rượu như một thứ để giải sầu; và không cần phải mượn rượu
cho những chuyện tào lao, chẳng đâu vào đâu./.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ