Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021

Phân anh Tuấn

Đại hội xong anh chuyển chức phó bí thư cho người khác vì chỉ còn vài tháng nữa anh nhận sổ hưu. Chả ai ngờ nghiệp của anh chuyển từ cầm vôn kế, rải phi-đơ, treo chấn tử sang… làm phân. Anh tôi, Ngô Quốc Tuấn-
Quốc Tuấn
!
Ở cơ quan anh là cấp phó của tôi. Một bữa đẩy cửa phòng làm việc thấy anh đang gục mặt vào ngăn bàn. Hỏi làm gì. Anh giật bắn ngẩng lên cười cười. Hóa ra anh đang gieo hạt giống. Anh rải mấy lớp giấy ăn lên cái khay đựng tụ, trở, đi ốt…, rồi rắc hạt giống, sau đó thấm nước cho ẩm đều.
Việc đầu tiên đến cơ quan là mở ngăn kéo bàn làm việc xem sự sinh trưởng của hạt rau sau một đêm rồi anh mới pha trà, mở cửa sổ, ngồi im, nhìn ra đường hút thuốc; rồi lại hút thuốc, ngồi im, nhìn ra đường. Tôi biết anh cần những lúc "ngồi im" như thế!
Phân anh sản xuất là phân cá (phân làm từ cá). Chả biết anh thai nghén sản phẩm này từ bao giờ , chỉ biết một hôm anh kêu thằng Tòng Đức Anh -
Anh Duc
, Tổ trưởng Tổ tiếng Thái xuống nghiêm mặt hỏi “cá” tiếng Thái nói thế nào. Đức Anh bảo “pa”.


Anh lại hỏi thế giờ một thứ vô cùng qúy giá, tinh chất được chắt lọc từ một con vật ra thì dịch sao. Đức Anh vò đầu bứt tai một hồi rồi lé mắt nhìn sếp, cười, nói “kao”, tương tự như cao trong cao hổ cốt.
Anh Tuấn mừng húm, lấy luôn kao pa đặt tên cho sản phẩm của mình. Thế nhưng trong cơ quan mọi người không gọi phân anh Tuấn là phân cá, cũng không gọi phân anh Tuấn là kao pa mà là... cao cá 😝
Mình lên Tây Bắc làm thủ trưởng của anh Tuấn thì anh đã làm Kao Pa lâu rồi. Một bữa mấy anh em rong ruổi về Hà Nội họp, trên xe hỏi mới biết nguồn gốc xuất xứ tên kao pa. Thọ -
Tho Phạm
- PGĐ cơ quan lúc đó ngà ngà say “đấu tranh” với anh Tuấn rất kinh, bảo anh như thế là “không được”. Phân thì gọi phân chứ sao lèo sang thành cao (kao) được, cao chỉ dành cho người uống, viết thế ngộ nhỡ bà con ngửa cổ lên tu hết chai thì sao? Những lúc vui vẻ như thế anh Tuấn lại gân cổ lên cãi, cãi chán thì cười hì hì, nói chú đéo...éo...éo biết gì, còn non và xanh lắm!
Họp hành mình ngồi giữa, anh Tuấn ngồi bên trái, anh Thọ ngồi bên phải. Quay sang trái thấy anh Tuấn đang nghếch mặt lên xoa cằm nhổ râu. Đoán chừng toàn bộ râu ria đều được anh xử lý bằng tay. Những cú giật dứt khoát và quyết đoán như thế sẽ được anh đưa ra trước mặt “soi” kiểm định thật kỹ rồi mới nghiêng móng tay chét “thành quả đạt được” xuống mặt bàn.
Những lúc như thế chắc anh đang nghĩ về kao pa, nghĩ về mớ hạt đang gieo khảo nghiệm trong ngăn bàn.
Mình hiểu tâm lý những người sắp hưu nên khi muốn anh phát biểu cứ phải nhìn anh một lúc lâu như một kiểu dự lệnh chứ hỏi đột ngột sợ anh gián đoạn việc nhổ râu và tư duy về phân cá🤪.
Mình với Thọ đánh tiếng bảo em sẽ viết “tố” kao pa của anh. Anh biết tôi hay viết phây lăng nhăng nên có vẻ sợ thật, nói đừng đừng, chú để cho anh qua Tết.


Chắc giờ các loại giấy phép, bản quyền nhãn hiệu đã xong; kao pa cũng có vai vế trên thị trường phân bón các tỉnh miền núi phía Bắc nên thấy anh tự tin lắm, bao bì chữ nghĩa đăng ký rõ ràng đàng hoàng, phân cũng có date hẳn hoi. Mình cầm lọ Kao pa, hỏi Thọ ơi nhỡ hết đát (date) ghi trên này thì làm sao. Thọ cười khùng khục, nói phân anh Tuấn mà quá đát thì chỉ bỏ đi làm… phân chứ còn làm gì được nữa.
Trêu anh ấy thôi, vụ vừa rồi Trần Thành cho ít cam ăn ngọt, thanh, dịu, mình “cứ nức nở” mãi. Hỏi Thành “cam đâu ngon thế”, nó cười bảo lứa cam đầu của trang trại, toàn bón phân anh Tuấn. Anh Tuấn cười hè hè, nói chú..ú…ú, riêng thằng Phong thì chú phải gọi là kao pa.
Hôm qua VOV Tây Bắc liên hoan chia tay anh về nghỉ, em không lên được, hơi tiếc, em cũng chả còn là thủ trưởng của anh nữa nên ở tút này “bóc mẽ” nhau tí🤣

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ