Nói ngọng
Sếp vừa gửi cho một bài hài hước về nói ngọng bỗng dưng nhớ gần hai chục năm trước mình cũng có bài về chủ đề này, đăng Báo Tiếng nói Việt Nam.
Nói ngọng là một tật, đã là tật của ai đó mà cứ "nói ra nói vào" thì người đó khổ tâm lắm! Tôi ngày xưa cũng nói ngọng nên thấm!
Tôi không phát âm được N, chỉ nói được L. Lớp 3 vào Sài Gòn, cô chú trong cơ quan bố vừa trêu vừa dạy nên mới nói đúng cả hai phụ âm này.
Rất đơn giản, cô chú nói "ĐI HÀ NỘI - MUA CÁI NỒI - NẤU CƠM NẾP ", mình nhìn khẩu hình (nhìn cách đặt lưỡi) của cô chú rồi nhắc lại, thế là hết ngọng.
Cái dự án GD khổng lồ năm 2000 có cả một dự án thành phần về chữa ngọng cho GV. Chắc ở đó chữa ngọng bài bản hơn, tài liệu cũng vẫn còn.
Một cách dễ hiểu nhất, ngắn gọn đơn giản nhất, thì một người bị coi là ngọng khi người đó phát âm lệch chuẩn khỏi cộng đồng ngôn ngữ nơi người đó sinh sống.
Thế giờ cả làng "iem" nói ngọng, em mà nói đúng như thiên hạ thì em lại "ngọng" với... làng à .
Vui vậy thôi chứ tất cả chúng ta không ai nói chuẩn đâu. Nói câu này không phải để an ủi những người anh em thiện lành đang nói ngọng; cũng không cốt làm "hạ nhiệt" các thế lực thù địch đang thò bàn tay lông lá vào nỗi đau của người khác , mà thực tế khách quan nó vậy.
Cho tới tận lúc về hưu anh Trịnh Thế Xương, quê Bến Tre (VOV ĐBSCL) chưa một lần gọi đúng tên thằng Văn (Lê Vĩnh Văn), quê Thanh Hoá, nhân viên của anh ấy. Nhưng Văn là đứa cực thông minh nên gọi Zăng nó vẫn thưa như thường.
Mấy ông Hà Nội ti toe ta đây tiếng chuẩn nhưng xin thưa, từ khi dời đô ra Thăng Long tới giờ, các ông chưa một lần nói đúng từ RƯỢU!
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ