Mẹo vặt đi đường núi
Trong hình là phóng viên Hồ Thanh Hiếu (VOV miền Trung) đang đi vào hiện trường, nơi xảy ra vụ lở núi vùi chết 22 quân nhân.
Tin tức này sẽ được các phóng viên Hồ Thanh Hiếu, Lê Hiếu, Lê Hải Sơn, Đình Thiệu Vov, Thanhha Phan … của VOV liên tục cập nhật trên Báo Điện tử VOV (vov.vn) và trên sóng phát thanh VOV1.
Còn giờ lại nói chuyện mưa lũ sạt lở thế này thì đi giày, đi dép hay đi chân trần.
Nói thực là không có câu trả lời chung, không có một quy tắc chung bất biến mà tuỳ mỗi người, mỗi hoàn cảnh, bối cảnh, hiện trường...
Kinh nghiệm của tôi, từ đi Tây hay đi vào bản - nơi rừng xanh núi đỏ - cứ quan sát người bản địa họ làm thế nào mình làm theo. Đảm bảo đúng 80%.
Đi vùng cao mùa mưa này, những nơi chỉ có đường mòn thì hãy nói không với ủng, cảnh giác với giày, cẩn trọng với dép.
Lên các bản vùng cao, đặc biệt bản giáp biên với Trung Quốc, thấy bà con có đôi dép quai hậu màu đồng đỏ, tựa dép rọ quân đội, bà con nói mua “bên kia”.
Không phải ngẫu nhiên quân nhu họ nghiên cứu và duy trì sản xuất đôi dép rọ cho lính và cho cả sỹ quan suốt ngần ấy năm. Mặc dù đôi giày vải quân đội cực bền, có lỗ thoát nước khi lội suối, có lưới bằng đồng chặn không cho vắt chui vào từ lỗ này, nhưng thực tế đi rừng cho thấy, đường khô không sao, nhưng lội suối là sinh chuyện.
Khi giày sũng nước nặng như đeo chì, lúc nhảy trên mỏm đá có rêu lại rất trơn, đi một hồi da chân bợt ra, nhũn ra, cọ vào thành giày khiến da chân bị lột hết ra như phải bỏng. Lúc rút chân ra sẽ thấy da thịt nhầy nhụa một màu hồng tươi🥵
Lúc này chỉ có đôi dép rọ lính là hợp. Tất nhiên khi gặp chỗ bùn nhão quánh như bột, ngập đến gần đầu gối thì lột dép ra treo lên cổ mà đi chân không. Cứ cố đi thì sẽ, chân đi dép xin ở lại dưới bùn. Mặc quần sóoc như Hiếu ảnh dưới là ngon rồi. Tốt nhất là quần đùi lính, rộng, co chân cho dễ. Vào chỗ này thì lịch sự chải chuốt xin để lại phía sau.
Nói tiếp về dép. Anh chị em đồng bằng thành phố chắc chắn không quen đi dép rọ, vì thế nên đi thêm đôi tất mỏng để phòng quai dép cọ xát, làm rộp da chân. Còn người miền núi chúng em đi chân trần quen rồi, da gan bàn chân chai dày, không sợ phồng rộp, lại biết cách bấm các ngón chân tạo ma sát để bám đường, biết hạ trọng tâm lấy cân bằng cho khỏi ngã…, nên đường bùn, trơn, lầy em (treo dép lên cổ) cứ chân trần là… thật chân nhất.
PS: Bà con nhớ vào VOV.VN đọc giùm tui nha! 😜
Ảnh: Phóng viên Hồ Thanh Hiếu (VOV miền Trung) đang vào hiện trường, nơi có 22 cán bộ chiến sỹ bị đất vùi.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ