Tiêu hủy hàng giả thế phí nhỉ?
Hôm nay đọc báo thấy Lạng Sơn tiêu hủy hàng trăm đôi giày, điện thoại di động và một số mặt hàng giả hàng nhái khác. Cách thức là đốt, nhân viên mỗi người cái búa, mỗi điện thoại táng cho một búa😂.
Nhiều ý kiến cho là lãng phí, sao không để những chiếc điện thoại di động và những đôi giày đó cho nhân dân vùng sâu vùng xa.
Thực ra phương thức tiêu hủy hàng nhái hàng giả như thế nào là tối ưu hiện vẫn làm đau đầu những nhà quản lý.
Tiêu hủy hàng giả được hình thành như một phương tiện để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ , giúp ổn định và làm thị trường lành mạnh…, nhưng thực sự ngày càng xuất hiện nhiều mối lo ngại về tác động môi trường.
Mục tiêu chính trong việc xử lý hàng giả là đảm bảo chúng bị loại bỏ khỏi tất cả các kênh thương mại.
Các lựa chọn xử lý hiện tại bao gồm tái chế, đốt ngoài trời, băm nhỏ, nghiền nát, chôn lấp và quyên góp cho các tổ chức từ thiện. Tuy nhiên, các phương pháp được áp dụng phụ thuộc vào bản chất hàng hóa cần xử lý cũng như sự sẵn sàng của hệ thống hạ tầng của địa phương
Đạt được mục tiêu này là một công việc ngày càng tốn kém và phức tạp về mặt kỹ thuật.
Thực ra theo phương thức phá, đốt, chôn … được tổ chức ồn ào dươi sự chứng kiến của báo giới và dân chúng cũng có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa, răn đe, giáo dục…, nhưng để tuân thủ và đạt các tiêu chuẩn môi trường là cực khó.
Cách đây chục năm mình với Giàng Seo Pùa chơi chợ Bắc Hà thấy nhan nhản thuốc trừ sâu Tàu nhập lậu qua biên giới. Hỏi lãnh đạo địa phương thì họ lắc đầu, nói giờ thu thì chứa vào đâu, tiêu hủy kiểu gì. Khó!
Các biện pháp đốt, chôn, đập, nghiền… hàng giả hàng nhái các bác biết hết rồi. Ở đây mình bàn tới tái chế và đem cho.
TÁI CHẾ (Recycling).
Trước hết phải nói về khung pháp lý quốc tế. Xử lý hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được nêu trong Điều 46, Thỏa thuận về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS), do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ban hành.
Trước hết phải nói về khung pháp lý quốc tế. Xử lý hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được nêu trong Điều 46, Thỏa thuận về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS), do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ban hành.
Nội dung ra sao mình đếch đọc được Inh-Ních (English) nhưng Việt Nam vào WTO rùi, phải tuân thủ.
Mặc dù không phải tất cả hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đều có thể tái chế, đặc biệt những hàng hóa có chứa chất độc hại nhưng cách tiếp cận này giảm thiểu hậu quả tiêu cực về môi trường trong khi vẫn tuân thủ các yêu cầu cần thiết để đảm bảo rằng các sản phẩm giả đó không xâm nhập vào các kênh thương mại.
Nó cũng cung cấp việc làm cho xã hội. Tuy nhiên để làm được đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa quản lý thị trường và các đơn vị tái chế. Và đôi khi cũng rất tốn kém! Ví như một bảng mạch điện tử trong đó có thành phần bằng hạt ngô nhưng cực độc, chi phí để bóc tách chúng ra trước khi tái chế là bao nhiêu nhỉ?
ĐEM CHO (Donations)
Chuyển hàng giả hàng nhái về các cơ quan phúc lợi xã hội để sử dụng cho mục đích từ thiện nhân đạo là phương pháp xử lý lý tưởng và thân thiện với môi trường.
Chuyển hàng giả hàng nhái về các cơ quan phúc lợi xã hội để sử dụng cho mục đích từ thiện nhân đạo là phương pháp xử lý lý tưởng và thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này chỉ khả thi khi sản phẩm ấy phải an toàn cho sức khỏe, đạt tiêu chuẩn, không gây nguy hiểm…(má ơi, ai biết những cái Iphone Tàu kia không nổ bất thình lình)
Các bước cũng cần thực hiện phù hợp với Thỏa thuận TRIPS để bảo vệ quyền của chủ sở hữu trí tuệ, tránh bất kỳ tổn hại nào cho thương hiệu của họ.
Ví dụ như giầy nhái NIKE thì ngồi bóc sạch nhãn mác này, thay vào đó từ “NỰNG”🤣. Mất công lắm!
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ