Mất ngủ với đồ Thi Văn.
Bộ 811A Mk II lấy cách nay vài tháng nay mới có dịp sáng đèn. Nói thật tôi không có tâm trạng vồ vập, háo hức với một món đồ mới mua nữa, kể cả nó là đồ chơi âm thanh bởi bản thân từng nhiều lần trải qua những giây phút như thế. Hơn nữa, do mưu sinh xa nhà, “cơm áo không đùa với khách thơ” nên bộ pre, pow của Thi Văn cùng một đống đồ bán dẫn vẫn nằm nguyên đó.
Mặc dù đã test sơ bộ ở chỗ nhà
bác Lợi nhưng tôi vẫn chuẩn bị tâm lí cho các tình huống khác nhau như sôi, ù
nền, nổ lốp bốp, bên to bên nhỏ…vốn dĩ thường thấy ở đồ đèn để khỏi bị sốc.
Trước khi nói tới sự cố “mất
ngủ”, xin mô tả qua dàn máy thuộc hàng “còi cọc”. Loa: JBL L112; CD CEC 3300R
Tàu; pre Thi Văn, F7i; pow 811a MkII; dây nhợ không cặp nào quá 1 triệu rưỡi;
phòng ốc dưới 20m vuông, không thảm, không tiêu tán âm gì sất; mát đất tự làm,
chi phí dưới 300 ngàn.
Bật máy! Có tiếng sôi nhẹ rồi nhỏ
dần, mất hút. Tiếng ù nền cực nhỏ. Tốt! Bước đầu thế là ổn.
Thả một CD dòng test vào máy, tôi
lăn ra ngủ. Tôi vẫn có thói quen xấu ấy, một sự xúc phạm tới âm nhạc. Càng
không có gì đáng quan tâm khi bài đầu trôi qua chẳng để lại cảm xúc gì. Và mắt
tôi díp lại. Cơn buồn ngủ thú vị và quyến rũ hơn âm nhạc mang lại từ đồ của Thi
Văn.
Bất chợt tôi choàng vùng dậy vì
nghe tiếng vợ sát bên tai. Không phải các bác ạ! Đó là 1 bài trong CD theo thể
loại voice. Hêt hồn! Tôi không sợ vợ!
Chưa hề! Nhưng nê nể thì…thì…có…ó…ó, hi hi.
Chưa bao giờ giật mình vì bài
voice này, thế mà hôm nay…
Rồi cơn buồn ngủ lại ve vuốt và
âu yếm tôi đến không cưỡng lại được. Một tiếng động đổ vỡ gì đó rất lớn từ
trong bếp, dưới tầng vang lên. Tôi vùng dậy hét lên: Ngọc! Con làm vỡ cái gì
đấy? Cháu Ngọc đang học ở phòng bên thò đầu vào, nói bố mơ à, có vỡ gì đâu, loa
đài của bố đấy ạ.
Hóa ra một đoạn âm thanh trong CD
có tiếng cốc chén rơi vỡ, tiếng chó sủa…
Đến lúc này thì cơn buồn ngủ bay
biến đâu mất. Tôi dồn toàn tâm trí vào âm nhạc đang phát ra từ bộ dàn của Thi
Văn. Tôi chủ động dẹp bỏ cái phần cảm tính và chủ quan cố hữu của mấy ông chơi
âm thanh, rằng đồ mình mới mua bao giờ cũng hay, thậm chí cái dở cũng biến
thành cái gì đó “trên cả tuyệt vời.”
Nghe qua chục CD chưa phải là
nhiều để đưa ra nhận xét khách quan và chính xác. Nhưng đồ Thi Văn làm tôi mất
ngủ là thực. Nó khiến tôi chú tâm hơn vào khả năng trình diễn thông qua các bản
nhạc.
Tôi sẽ trình bày chi tiết hơn khi có thời gian nghe
đủ dài. Song có một điều không thể chối cãi, đó là âm nhạc phát ra qua hệ thống
đèn có sự khác biệt đáng kể với đồ bán dẫn.
Đừng bao giờ nói đồ bán dẫn không
hay và cũng đừng nghĩ rằng đồ đèn là di vật hóa thạch của mấy cha hoài cổ. Mỗi hệ
thống có những ưu điểm và hạn chế riêng, không thể trộn lẫn vào nhau.
Lớn tiếng quảng cáo, giới thiệu một bộ tăng âm
bán dẫn mà “âm thanh gần với đồ đèn” theo tôi là không có cơ sở. Có thể nó cực
hay nhưng tuyệt nhiên và tuyệt đối không phải là âm thanh của đèn. (Hay là tôi chưa được hân hạnh nghe những hệ
thống “khủng” như thế? Mong các cao nhân chỉ giáo thêm!)
Đèn là đèn! Đó là lý do khiến cho
hệ thống khuếch đại cổ điển đến đầu thế kỷ 21 này vẫn chưa chịu xếp xó trong
bảo tàng. Đó là lý do khiến cho các mạch điện cổ xưa và cách chế tác thủ công
trong tăng âm đèn vẫn được dùng phổ biến đến tận hôm nay. Cứ thử một lần cho
biết!
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ