Ngoài công lập: Phản pháo!
“TS Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng
Trường ĐH FPT lấy số liệu thống kê chính thức trên Website của Bộ GD&ĐT
trong 10 năm (2001-2011) cho thấy: Trong 10 năm các trường ĐH, CĐ ngoài công
lập tăng thêm 59 trường, cũng trong ngần ấy thời gian số lượng các trường ĐH,
CĐ công lập đã là 158. Như vậy mỗi 1 trường ngoài công lập được mở ra thì có
khoảng 2,68 trường công lập ra đời. Từ đó TS Tùng ví các trường ĐH, CĐ công mọc
như siêu nấm.”
Đoạn trích trên lấy ở báo Giáo
dục Việt Nam,
một tờ báo của Hiệp hội các trường ĐH-CĐ ngoài công lập. Dĩ nhiên, vì thế nên
các bài viết trên bào này ít nhiều thể hiện quan điểm của các trường ngoài công
lập. Song, “phát hiện” của TS Tùng rất xác đáng và có “sức nặng”. Số liệu của
chính ngành GD nhé, không lại bảo chưa chuẩn.
Nói cho công bằng thì cả công lẫn
tư đều phát triển nhanh và mạnh chưa từng thấy. Nhìn vào hình thức thì sự phát
triển như thế là đáng mừng. Nhiều trường chứ có phải nhiều trại giam đâu?
Đấy là chưa kể đến 2020 phải đạt
chỉ tiêu 40% sinh viên ngoài công lập, 450 ngàn sinh viên/vạn dân theo tinh
thần Nghị quyết 14/2005 của Chính phủ. Vì thế trường ngoài công lập tăng là
đúng chớ sao?
Gần đây Bộ GD-ĐT cũng thấy tỷ lệ
trên “có vấn đề” nên xin Thủ tướng giảm song mọi sự đã rồi. Trường nào “lên
đời” thì đã lên, trường nào thành lập mới thì cũng đã tuyển sinh cả rồi. Đẹp cả đôi đường.
Chuyện của các trường ngoài công
lập kể sau, giờ quay lại chuyện của TS Lê Trường Tùng. TS Tùng than là trường
công mọc nhanh hơn tư là do các trường “lên đời” nhanh quá, từ trung cấp lên
cao đẳng rồi từ cao đẳng vọt lên đại học. Có người kể, qua một đêm, sáng sau
tỉnh dậy mình đã là giảng viên đại học. Câu chuyện này có thực.
Cùng với cơn sốt bến cảng, sân
bay thì mỗi tỉnh thành quyết sắm cho mình một trường ĐH, cho nó oách. Hơn nữa
còn có chỗ để “giải quyết” đám con cháu các quan địa phương, lũ học thì lười
làm thì nhác, cùng hàng tá cán bộ cần “hoàn thiện học vấn” để “đáp ứng tốt
nhiệm vụ được giao”, để đưa tỉnh nhà “vươn lên một tầm cao mới”.
Người viết bài vài lần được đi
cùng nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân về các tỉnh thì thấy tỉnh nào
cũng đề xuất xây trường ĐH.
Khi đề xuất thành lập mới chưa
được chấp thuận thì họ tìm cách xoay để nâng cấp, lên đời các trường trung cấp,
cao đẳng hiện có.
Dại gì mà không “lên đời”. Thử
hỏi bây giờ ai thèm học trung cấp, cao đẳng nữa? Không “lên đời” nhanh thì
“bọn” ĐH ở trung ương, rồi “bọn” ĐH mới thành lập nó hốt hết sinh viên à? Vì thế, kiểu gì cũng phải lên đời, bằng mọi
giá phải lên đời, có ăn chực nằm chờ ở bộ để hoàn tất thủ tục cũng ráng phải cố.
Không những thế cái “bọn” ĐH còn
tham. Đã ĐH, ngon lành rồi, nó còn “đẻ” ra thêm các hệ cao đẳng rồi cả trung
cấp nữa mới đau. Nguồn tuyển là cứ chui hết vào đấy. Thử hỏi còn đứa nào thiết
tha nộp đơn thi vào mấy cái trường trung cấp và cao đẳng ở “nhà quê” nữa? Kinh
phí nhà nước rót xuống theo “đầu” sinh viên, không có sinh viên coi như “chết”
chứ “sống” thế nào được.
Phải lên đời thôi! Đấy là “tương
lai” của các trương cao đẳng sư phạm ở các tỉnh. Càng ngày sinh viên sư phạm ra
trường càng thừa mứa. Ai còn vào sư phạm nữa đây. Cao đẳng đa ngành ư? Cái tên
ấy sao “hoàng tráng” được bằng ĐH.
Vì thế phải “mở đường máu” mà tồn
tại thôi. Câu chuyên “lên đời” nôm na là như vậy. Trường nào đủ điều kiện thì
việc nâng cấp hoàn toàn chính đáng. Thế nhưng…, Bộ GD-ĐT cũng “khổ sở” trong
câu chuyện này lắm chứ! “Lên đời” là “quyết tâm chính trị” của cả hệ thống, đâu
riêng của trường. Ngại nghê! Nể lắm!
Tiêu chí để được “lên đời” rõ
rành rành, trưng lên bàn “soi” thì chẳng thiếu cái gì, cứ đẹp như mơ, vậy mà
bẵng đi vài năm, thanh tra kiểm tra thấy thiếu be thiếu bét. Chẳng hiểu sao!
Phục các trường một thì phục Bộ mười./.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ