Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

Sư hổ mang

Bố tôi kể trước đây các nhà sư trong chùa được làng cấp cho mảnh ruộng nhỏ. Sư tự trồng cấy lấy thóc, trồng rau làm đậu để ăn, làm tương để chấm.
Hình ảnh ngôi chùa ẩn dật, tĩnh lặng, thiêng liêng, có phần khắc khổ nhưng từ bi hỷ xả, thuần khiết, trong lành... ghi dấu ấn khó phai trong tâm trí tôi.
Hơn 2 năm công tác ở miền Tây Nam Bộ, anh chị em người Khmer cũng cho tôi hiểu thêm nhiều về Phật giáo Nam Tông. Sư ở nhánh này đi khất thực, người dân - phật tử - ai có gì cho nấy và họ dùng thức ăn đó hàng ngày.
Gần đây chùa chiền có nhiều thay đổi. Tôi không lạm bàn về sự thay đổi đó vì không am hiểu phật giáo. Vả lại cũng nghĩ: Thay đổi để tốt hơn là bản chất, là quy luật của cuộc sống. Mọi thứ không có gì bất biến!
Tuy nhiên khi thay đổi thì phải đổi cả hệ thống kinh kệ và giới luật. Còn khi vẫn áp dụng nó, vẫn thỉnh nó ra rả hàng ngày thì phải tuân thủ!
Diệt lòng dục (sự ham muốn) vẫn là những bước đi căn bản để kẻ tu hành đắc đạo, đến được cõi Niết bàn. Trong Kinh Pháp Cú của Đạo Phật có Tam độc ai cũng biết, đó là THAM, SÂN, SI (tham lam, giận giữ, si mê). Phật giáo cho rằng đây là nguyên nhân chính gây đau khổ cho loài người.
Tuy nhiên giờ người ta lại thấy 3 chữ này, đặc biệt chữ THAM, ở một số chùa còn rõ nét và sống sượng hơn ở ngoài đời! Còn lòng dục của những ông sư nhảm nhí, xôi thịt thì xin dành lời bình cho độc giả!

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ