Phòng thư giãn cho người nghỉ hưu
Hôm nay ngày 7/9, những người làm phát thanh kỷ niệm ngày thành lập (7/9/1945).
Năm nào cũng vậy, cứ dịp này, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tổ chức gặp mặt cán bộ, nhân viên đã nghỉ hưu. Cơ quan thường trú, tùy hoàn cảnh điều kiện, có thể tổ chức vào các dịp khác như 21/6 hoặc cuối năm để ít nhất một năm được gặp các Cụ một lần. Đây là truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của VOV.
Tôi chắc rằng nhiều đài PT-TH địa phương cũng làm như vậy. Quà cáp chả cần nhiều, các cụ gặp nhau hàn huyên là chính. Và các cụ cũng lấy đó làm vui. Lớp trẻ như chúng tôi ngắm các cụ lẩy bẩy lắc lắc tay nhau thấy ấm áp và xúc động!
Nhìn cảnh đó bỗng dưng tôi rất thích mô hình mỗi cơ quan có một chỗ (ít hoặc không ảnh hưởng tới người đang làm việc) để các cụ hưu lui tới hàng ngày. Có thể là vài bộ bàn ghế ở phòng truyền thống, trên bàn có nước vối, trà xanh, vài bộ tam cúc, bàn cờ tướng...; cạnh phòng y tế càng tốt để các cụ ...đo huyết áp 😃.
Năm 2016 tôi có viết trên báo điện tử VOV.VN bài “Lúc về già mình sẽ không làm những điều này". Một trong những điều "không làm" là lui tới cơ quan cũ nếu không được mời. Không tới là vì sợ ảnh hưởng tới mọi người. Các cháu nó tiếp thì mất thời gian mà tiếp không tới nơi tới chốn các cụ lại...dỗi.
Nếu có một chỗ nho nhỏ trong phòng truyền thống để các cụ lui tới hàn huyên với nhau sẽ rất tốt. Căn phòng truyền thống khi ấy, bên cạnh những hiện vật vô tri, những cờ quạt bằng khen úa màu thời gian, còn có các cụ, những nhân chứng sống, con người bằng xương bằng thịt. Họ sẽ là gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp phòng truyền thống trở nên sống động hơn rất nhiều.
Các cụ sẽ thấy mình được trân trọng, đóng góp của mình được nâng niu. Cụ vừa nghỉ hưu cũng có chỗ lui tới cho đỡ bâng khuâng, chống chếnh trong những ngày tiền hưu trí.
Lớp trẻ đi qua nhìn các cụ là thấy hình bóng của mình trong tương lai, thấy được trân trọng, thấy được đãi ngộ (về mặt) tinh thần tốt sẽ khiến họ cống hiến hết mình cho công việc.
"Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ" theo tôi còn có cái ý nhắc nhở cần quan tâm tới hai đối tượng này. Già thì hãy hỏi về quá khứ, trẻ nghe họ nói về tương lai. Người già luôn có nhu cầu được (người khác)...hỏi. Đấy là kho vốn sống và ý tưởng, biết kết hợp là sức mạnh.
Năm nào cũng vậy, cứ dịp này, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tổ chức gặp mặt cán bộ, nhân viên đã nghỉ hưu. Cơ quan thường trú, tùy hoàn cảnh điều kiện, có thể tổ chức vào các dịp khác như 21/6 hoặc cuối năm để ít nhất một năm được gặp các Cụ một lần. Đây là truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của VOV.
Tôi chắc rằng nhiều đài PT-TH địa phương cũng làm như vậy. Quà cáp chả cần nhiều, các cụ gặp nhau hàn huyên là chính. Và các cụ cũng lấy đó làm vui. Lớp trẻ như chúng tôi ngắm các cụ lẩy bẩy lắc lắc tay nhau thấy ấm áp và xúc động!
Nhìn cảnh đó bỗng dưng tôi rất thích mô hình mỗi cơ quan có một chỗ (ít hoặc không ảnh hưởng tới người đang làm việc) để các cụ hưu lui tới hàng ngày. Có thể là vài bộ bàn ghế ở phòng truyền thống, trên bàn có nước vối, trà xanh, vài bộ tam cúc, bàn cờ tướng...; cạnh phòng y tế càng tốt để các cụ ...đo huyết áp 😃.
Năm 2016 tôi có viết trên báo điện tử VOV.VN bài “Lúc về già mình sẽ không làm những điều này". Một trong những điều "không làm" là lui tới cơ quan cũ nếu không được mời. Không tới là vì sợ ảnh hưởng tới mọi người. Các cháu nó tiếp thì mất thời gian mà tiếp không tới nơi tới chốn các cụ lại...dỗi.
Nếu có một chỗ nho nhỏ trong phòng truyền thống để các cụ lui tới hàn huyên với nhau sẽ rất tốt. Căn phòng truyền thống khi ấy, bên cạnh những hiện vật vô tri, những cờ quạt bằng khen úa màu thời gian, còn có các cụ, những nhân chứng sống, con người bằng xương bằng thịt. Họ sẽ là gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp phòng truyền thống trở nên sống động hơn rất nhiều.
Các cụ sẽ thấy mình được trân trọng, đóng góp của mình được nâng niu. Cụ vừa nghỉ hưu cũng có chỗ lui tới cho đỡ bâng khuâng, chống chếnh trong những ngày tiền hưu trí.
Lớp trẻ đi qua nhìn các cụ là thấy hình bóng của mình trong tương lai, thấy được trân trọng, thấy được đãi ngộ (về mặt) tinh thần tốt sẽ khiến họ cống hiến hết mình cho công việc.
"Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ" theo tôi còn có cái ý nhắc nhở cần quan tâm tới hai đối tượng này. Già thì hãy hỏi về quá khứ, trẻ nghe họ nói về tương lai. Người già luôn có nhu cầu được (người khác)...hỏi. Đấy là kho vốn sống và ý tưởng, biết kết hợp là sức mạnh.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ